Giá thịt lợn tăng mạnh, thị trường Trung Quốc gặp khủng hoảng
Nikkei Asia đưa tin, giá thịt lợn tại thị trường Trung Quốc hiện đang tăng mạnh từ đầu tháng 8 khi sản lượng tụt giảm đáng kể. Bắc Kinh phải nhanh chóng vào cuộc nhằm bình ổn giá bán trong bối cảnh triển vọng kinh tế của họ đang lao dốc. Thịt lợn là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng hàng đầu trong nhóm thực phẩm thuộc chỉ số CPI của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 9/9 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng toàn phần (headline CPI) của thị trường tỷ dân trong tháng 8 năm nay là 2,5% so với cùng kỳ năm 2021, giảm tốc so với tháng 7/2022. Còn việc lạm phát giá sản xuất giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 18 tháng qua, về mốc 2,3%, thấp hơn rất nhiều so với thị trường Mỹ, Anh và một số quốc gia đang phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Nắng nóng kỷ lục và giá thịt lợn tăng cao tại Trung Quốc là mối lo toàn cầu
Cùng với vị thế chiếm tới 56% tổng sản lượng và 45% tiêu thụ thịt lợn toàn cầu, giá thịt lợn tại Trung Quốc đang tăng nhanh gây lo ngại sẽ tác động lan truyền tới nhiều thị trường khác trong đó có cả Việt Nam.Trung Quốc cân nhắc xả kho dự trữ sau khi giá thịt lợn tăng vọt
Giá thịt lợn tăng cao kể từ tháng 4 khiến giới chức trách Trung Quốc buộc phải cảnh giác và cân nhắc xả kho dự trữ chiến lược.Giá thịt lợn tăng mạnh tại Trung Quốc, lạm phát cũng chạm đỉnh
Theo chuyên gia phân tích - Bian Shuyang tại quỹ Nanhua Futures, giá thịt lợn tại Trung Quốc đã tăng vọt, một phần nguyên nhân là do nhiều người nông dân không muốn bán lợn vì họ nghĩ rằng trong tương lai sẽ bán được giá cao hơn.Thịt lợn được đối với Trung Quốc là một mặt hàng thực phẩm chủ lực và được tiêu dùng với số lượng khủng lồ mỗi năm, được đưa vào trong hầu hết các món ăn của quốc gia này. Tuy nhiên, giá thịt lợn lại đi ngược xu hướng khi liên tục tăng cao trong vài tháng gần đây. Giá bán bình quân loại thực phẩm này tăng 22,5% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm 2021, sau khi đã tăng 20,2% vào tháng 7 trước đó. Nguyên nhân là sản lượng lao dốc khiến nguồn cung bị thắt lại.
Giá bán tăng chưa từng thấy
Thịt lợn trên thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số những loại thực phẩm nằm trong rổ hàng hóa tính CPI của quốc gia này. Trong tuần, Chính phủ Trung Quốc đã cho biết, lần đầu tiên trong nhiều năm nay họ phải đầu tư vào dự trữ thịt lợn đông lạnh. Động thái này là để bình ổn giá cả trong bối cảnh quốc gia đón hai đợt lễ lớn là Tết Trung Thu và Quốc Khánh.
Tuy nhiên, giới thương nhân lại cảnh báo rằng, việc Chính phủ xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh cũng không có tác dụng gì nhiều cho thị trường hiện tại. “Phần lớn khách hàng của chúng tôi thích sử dụng thịt lợn tươi hơn là hàng đông lạnh” - Một người bán thịt tại Thượng Hải cho biết.
“Trong những ngày qua, người tiêu dùng có xu hướng mua ít thịt hơn so với giai đoạn trước đợt phong tỏa tháng 4 năm nay. Nguyên nhân vì thu nhập các hộ gia đình không đổi, còn giá thịt lợn đã tăng cao” - Người này nói thêm.
Vào dịp đầu năm nay, Thượng Hải có những đợt phong tỏa kéo dài để đối phó với sự bùng phát của dịch Covid - 19 biến chủng mới. Nhà phân tích Deng Shaorui tại Huatai Securities thì cho rằng, với những động thái vào cuộc của Bắc Kinh chỉ đang làm giảm lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn chứ không giải quyết được triệt để.
“Giá thịt lợn vẫn sẽ duy trì ở mức cao. Khi đợt nắng nóng kết thúc vào mùa thu thì mức tiêu thụ thịt lợn sẽ phục hồi” - Vị chuyên gia nhìn nhận. Kể từ tháng 5/2022, giá thịt lớn đã bước vào đà tăng vì số lượng lợn giống giảm sút khiến giản lượng tụt dốc nhanh chóng. Nhu cầu của người dân lại đang phục hồi sau các đợt phong tỏa.
Công ty theo dõi giá thịt lợn www.zhuwang.cc cho biết, giá bán thịt lơn trên toàn quốc đã tăng tới 55% so với tháng 5, hiện lên mức 23,34 nhân dân tệ (tương đương 3,4 USD)/ kg thịt lợn.
Động thái của Bắc Kinh
Khủng hoảng thịt lợn đang diễn ra trong lúc Bắc Kinh vẫn còn chật vật chống đỡ sự suy giảm kinh tế từ những đợt phong tỏa mới tại đại đô thị Thành Đô và trung tâm công nghệ Thẩm Quyến. Điều này gây sức ép lớn lên sức tăng trưởng của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng phải trầy trật để giải quyết khủng hoảng của thị trường bất động sản.
Trong một động thái đã đi ngược xu hướng thế giới vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định hạ lãi suất, bao gồm cả lãi cho vay thế chấp mua nhà nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi hậu Covid - 19. Tuy nhiên, có khoảng 3.000 địa phương trên cả nước vẫn bị phân loại ở mức rủi ro dịch bệnh từ trung bình tới cao. Có nghĩa là, những biện pháp hạn chế nhằm phòng dịch vẫn đang được thực thi tại các địa phương này.
Tháng 7/2022, giới chức Trung Quốc kêu gọi những đơn vị chăn nuôi lợn gia tăng giết mổ lấy thịt và cảnh báo về hành vi tích trữ chờ tăng giá. Bắc Kinh rất nỗ lực để vực dậy nền kinh tế sau khi bị các đợt dịch đè nặng lên triển vọng tăng trưởng. Đầu tháng 9, Trung Quốc gia hạn lệnh phong tỏa lên một số địa phương tại Thành Đô - Một trong những thành phố lớn nhất của nước này.
Thành Đô đang đóng góp 1,7% GDP cho Trung Quốc và là địa điểm đặt trụ sở của hàng loạt công ty công nghệ và các hãng sản xuất ô tô lớn như Volkswagen Group China, Toyota Motor.
Không chỉ Thành Đô, một số thành phố lớn như Thiên Tân, Đại Liên, Thạch Gia Trang hay nhiều khu vực tại Thâm Quyến cũng đang bị hạn chế hoạt động vì các lệnh chống dịch. Hơn nữa, nền kinh tế của Trung Quốc hiện tại cũng đang lao đao vì cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản.
“Với việc lạm phát giá tiêu dùng đã giảm vào tháng 8 vừa qua và vẫn đang ở mức trần là 3% được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ưa thích. Điều này đã tạo ra dư địa lớn cho cơ quan này nới lỏng thêm chính sách của họ” - Capital Economics bình luận.