Giá thép đã giảm 9 lần liên tiếp chỉ trong hơn 2 tháng, thời gian tới liệu còn tiếp tục giảm?
BÀI LIÊN QUAN
Giá thép trong nước giảm lần thứ 8 liên tiếp, giảm tới 360.000 đồng/tấnGiá thép đi xuống, SSI Research hạ dự báo lợi nhuận của hàng loạt "ông lớn" ngành thép như của Hòa Phát, Hoa Sen, Nam KimGiảm đợt thứ 7 liên tiếp, giá thép xây dựng hiện tại đang nằm ở mức nào?Theo thường lệ, giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5 là cao điểm của mùa xây dựng, kéo theo nhu cầu thép tăng lên. Tuy nhiên, năm nay quy luật ấy lại đảo ngược khi trong tháng 4, bán hàng thép xây dựng giảm sâu tới 39% so với tháng 3 và giảm 33,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá thép giảm lần thứ 9 liên tiếp kể từ ngày 11/5
Ngày 17/7 vừa qua, nhiều doanh nghiệp thép đã tiếp tục hạ giá sản phẩm, mức giá giảm đến 250.000 đồng/tấn. Được biết, đây là lần giảm thứ 9 liên tiếp của giá thép kể từ ngày 11/6.
Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát đã điều chỉnh giảm 250.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và 100.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Sau khi điều chỉnh, giá thép cuộn CB240 đã giảm xuống còn 15,99 triệu đồng/tấn còn giá thép thanh vằn D10 CB300 giảm còn 16,5 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép Việt Ý cũng điều chỉnh giảm 250.000 đồng/tấn đối với giá thép CB240, xuống còn 15,91 triệu đồng/tấn; giá thép CB300 cũng giảm 200.000 đồng tấn xuống còn 16,36 triệu đồng/tấn.
Hai loại thép CB240 và CB300 của thép Việt Đức cũng giảm lần lượt ở mức 200.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn, xuống còn còn 15,86 triệu đồng/tấn và 16,36 triệu đồng/tấn. Giá thép CB240 của thép Kyoei hiện tại tà 15,81 triệu đồng/tấn sau khi đã điều chỉnh giảm 150.000 đồng/tấn còn giá thép CB300 là 16,36 triệu đồng/tấn sau khi đã giảm 100.000 đồng/tấn. Có thể thấy, chỉ sau hơn 2 tháng, giá thép đã giảm 9 lần, trong đó tổng mức giảm cao nhất lên tới khoảng 3,3 triệu đồng/tấn tùy theo thương hiệu, loại thép và vùng miền.
VSA nhận định về diễn biến giá thép trong thời gian qua và cho rằng, trong nửa cuối năm thị trường thép sẽ khó khăn hơn nữa. Nguyên nhân bởi, theo như dự báo giá thép trong nước vẫn tiếp tục giảm xuống. Thậm chí, giá thép có thể tiếp tục giảm cho đến hết quý 3 năm nay. Trong khi đó, lợi nhuận mảng xuất khẩu thép cũng không được tốt như thời điểm trước đó.
Thực tế cho thấy, thị trường thép trong nước trong 6 tháng đầu năm đã chứng kiến nhiều biến động mạnh mẽ về giá. Nếu ở quý đầu tiên, giá thép đã ghi nhận 7 lần tăng nóng liên tiếp, chạm mốc 19-19,5 triệu đồng/tấn, thậm chí có thời điểm lên ngưỡng 20-21 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên đến đầu tháng 5, giá thép xây dựng bất ngờ đổi chiều, lao dốc 8 đợt liên tiếp. Theo nhận định của VSA, giá thép trong thời gian tới có thể vẫn tiếp tục giảm, thậm chí kéo dài cho tới tận quý III/2022.
Nhu cầu thép trong nước giảm 6% so với cùng kỳ
Báo cáo của SSI Research cho thấy, so với cùng kỳ năm trước, nhu cầu thép trong nước đã giảm khoảng 6% trong 5 tháng đầu năm. Trong quý đầu năm nay, giá thép đã tăng 15% do nhu cầu bị dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (gồm có thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 so với cùng kỳ cũng đã giảm khoảng 32%.
Theo các chuyên gia của SSI Research, giá thép cao cộng thêm các chi phí vật liệu xây dựng khác ngày càng gia tăng đã khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ khiến cho nhu cầu cũng yếu hơn đáng kể. Chưa kể, nhiều nhà phân phối cũng đã tạm dừng dự trữ hàng tồn kho do lo ngại về việc giá thép sẽ tạo đỉnh. Ngoài ra, nhu cầu thép và giá thép cũng bị ảnh hưởng ít nhiều sau khi các chính sách quản lý đã siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản.
Trung bình năm 2022 và 2023, giá thép xây dựng sẽ đạt lần lượt ở mức 16.100 - 14.500 đồng/kg, so với hiện tại đã giảm từ 5 cho tới 15%. Chính vì thế, VNDirect kỳ vọng giá bán thép xây dựng sẽ giảm dần về mức trung bình trong dài hạn. Tuy nhiên, quá trình giảm này có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến do giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức cao cùng triển vọng nhu cầu thép phục hồi mạnh mẽ sau thời điểm đại dịch.
Thị trường thép Trung Quốc ế ẩm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bấp bênh
Thời gian qua, một lượng khổng lồ thép tại Trung Quốc đang trong tình trạng ế ẩm. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trở nên bấp bênh, nguyên vật liệu vốn là chủ chốt tại đất nước tỷ dân này cũng ngày càng bị kéo xuống cả về nhu cầu và giá cả. Điều đáng nói, Trung Quốc vốn được biết đến là “công xưởng của thế giới” nên bất kỳ biến động nào ở thị trường thép của nước này cũng khiến cho mạng lưới chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Có thể thấy, giá thép cùng với giá nguyên liệu chính để sản xuất thép là quặng sắt đều biến động mạnh trong thời gian trung tâm tài chính Thượng Hải phong tỏa để phòng chống dịch bệnh. Chỉ tính riêng từ đầu tháng 6 cho tới nay, giá thép và giá quặng sắt đã đổi chiều, “rủ nhau” cùng giảm. Reuters cho biết, trong tháng 6 năm nay, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã giảm 3,3% so với cùng kỳ, xuống 90,7 triệu tấn do thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng. So với tháng 5, con số này đã giảm 6%.
Có thể thấy, nhu cầu thép đang phản ánh tốc độ trên diện rộng của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Thời gian gần đây, các số liệu về nhu cầu này đã ghi nhận một vài tín hiệu quả quan thông qua việc sản lượng công nghiệp tháng 5 so với cùng kỳ đã tăng 0,7%. Tuy nhiên, thời gian gần đây thời tiết tại Trung Quốc đang diễn ra vô cùng khắc nghiệt. Trong khi miền bắc và miền trung Trung Quốc đang phải hứng chịu các đợt nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C từ tháng 6 thì ở miền nam lại liên tục xảy ra các đợt mưa lũ. Biên lợi nhuận thấp trong khi hàng tồn kho cao đã khiến một số nhà máy sản xuất thép tại Trung Quốc phải bảo dưỡng sớm hơn bình thường. Vì thế, các nhà máy này buộc phải giảm công suất hoặc tạm ngừng hoạt động tại một số cơ sở.
Trong tháng 6 này, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc cũng đã giảm đáng kể so với trước. Nguyên nhân đến từ các nhà máy thép có nhu cầu thấp, đang giảm sản lượng và chịu lỗ do hàng tồn kho cao, đơn hàng chậm chạp. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng thép của nước này trong 6 tháng đầu năm đã giảm 6,5%, xuống còn 527 triệu tấn.
Khảo sát mới nhất của công ty My Steel cho thấy, công suất thực tế của 247 nhà máy thép Trung Quốc trong tháng 7 chỉ đạt khoảng 85%. Ông Alistair Ramsay, Phó chủ tịch Rystad Energy, nhận định sự gián đoạn do thời tiết gây ra chỉ là tạm thời. Nếu nhìn về dài hạn, tình hình sản xuất thép tại nước này vẫn khá tích cực và có thể phục hồi trong quý 3 năm nay.
Ngày 18/7, giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc là 3.750 nhân dân tệ/tấn, tương đương với 554 USD/tấn, so với cuối tuần trước đã giảm 5%.