meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá than đầu vào cao "ngất ngưởng", doanh nghiệp xi măng "than" càng sản xuất càng lỗ

Thứ năm, 23/02/2023-16:02
Trong năm 2022, ngành xi măng đã tiếp tục đối mặt với tình trạng dư cung, lượng tiêu thụ giảm sút bởi vì thị trường bất động sản chững lại. Trong khi đó, giá than đầu vào neo cao ở mức cao cũng đã khiến cho lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành đi xuống.

Năm 2022, áp lực nguyên liệu đầu vào tăng đột biến  khiến lợi nhuận ngành xi măng giảm sút

Có thể thấy, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) là đơn vị đầu tàu dẫn dắt ngành xi măng Việt Nam. Hiện nay, tổng  công ty sở hữu cho mình 10 nhà máy xi măng với 16 dây chuyền sản xuất. 

Báo cáo tình hình kinh doanh cho thấy, năm 2022, tổng doanh thu ước đạt mức 39.453 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 16,6%. Lợi nhuận trước thuế (chưa tính chênh lệch tỷ giá vào cuối kỳ) ước đạt mức 1.532 tỷ đồng, so với năm 2021 giảm 30,5% (tương đương với mức giảm 672 tỷ đồng).

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, lý do lợi nhuận giảm sút là vì giá nguyên vật liệu, giá than tăng cao. Trong năm 2022, nguồn cung than cho việc sản xuất xi măng thiếu cả về số lượng và chất lượng, chủng loại cũng như tăng giá đột biến. Và riêng giá than tăng cao cũng đã làm cho chi phí than trong giá thành sản xuất xi măng của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) năm ngoái tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với năm 2021.


Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM)
Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM)

Ngoài ra, các tác động về thị trường xuất khẩu (Trung Quốc chưa mở cửa) và nhu cầu xi măng sụt giảm bởi thị trường bất động sản trầm lắng, ảnh hưởng nguồn than có nhiệt trị thấp,... cùng những yếu tố khách quan và chủ quan khác cũng đã khiến cho tổng công ty không thể nào hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận trong năm 2022. 

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cho biết, các đơn vị thành viên phải tiến hành bổ sung chiết khấu, khuyến mãi để có thể giữ vững sản lượng và thị phần. Chính vì thế, mức tăng giá bán thu về chưa đủ để có thể bù đắp được ảnh hưởng của việc tăng chi phí đầu vào. 

Chi tiết, trong năm 2022, các doanh nghiệp trong nước cũng đã phải tăng giá khoảng 10 - 15% với mức tăng từ 220.000 – 270.000 đồng/tấn. Trong khi đó thì giá than hiện nay đang chiếm 60% giá thành sản xuất xi măng cũng đã khiến cho doanh nghiệp đứng trước áp lực khi mà giá than đã liên tục tăng. Dù cho đã nâng giá bán, mức tăng này không giúp cho doanh nghiệp dễ thở hơn và biên lợi nhuận gộp vẫn đi xuống. 

Theo thống kê kết quả kinh doanh trong năm 2022 cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của VICEM đều có mức doanh thu thuần tăng trưởng so với năm ngoái nhờ vào sản lượng cũng như giá bán cải thiện, tuy nhiên mức tăng không cao. 

Như đã đề cập ở trên, giá nguyên vật liệu đầu vào, đáng chú ý là giá than đột biến cũng đã tác động đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong ngành. Và hầu như các công ty này đều ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp thu hẹp từ 2 - 3 điểm % so với năm 2021. 


Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xi măng
Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xi măng

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành xi măng cũng không tránh khỏi được chi phí lãi vay leo thang ở trong bối cảnh lãi suất tăng cao. Các chi phí hoạt động như chi phí bán hàng tăng lên để có thể tranh giành miếng bánh thị phần khiến cho lợi nhuận sau thuế nhóm này đã suy giảm. 

Điển hình như Xi măng VICEM Hà Tiên (mã chứng khoán: HT1) ghi nhận mức doanh thu thuần tăng trưởng 26% lên 8.918 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 30% chỉ còn 262 tỷ đồng. Lý do là bởi giá vốn bán hàng tăng mạnh, trong khi đó các chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp tiếp tục neo cao. 

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) chop biết, doanh thu thuần của HT1 tăng trưởng là nhờ vào việc áp lực cạnh tranh giảm khi thị trường xuất khẩu không còn quá khó khăn như năm trước. Ngoài ra, đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành, HT1 cũng hưởng lợi nhờ vào việc chiếm lĩnh thị trường miền Nam. 

Trên thực tế, nhờ vào việc có lợi thế về vị trí địa lý, giá bán của HT1 luôn đạt mức cao nhất ngành ở các thị trường, theo đó, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng cũng cao hơn một số doanh nghiệp khác cùng ngành. 

Hiện tại, HT1 sở hữu 2 nhà máy (bao gồm Nhà máy xi măng Kiên Lương – Kiên Giang, nhà máy xi măng Bình Phước – Bình Phước) cùng 3 trạm nghiền xi măng (bao gồm trạm nghiền Phú Hữu – TP. Hồ Chí Minh, Cam Ranh – Khánh Hòa, và Long An) cũng đều thuận tiện cho các phương tiện bằng đường bộ, đáp ứng được nhu cầu ở TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía Nam. 

Trên thực tế, trong thời gian 6 tháng cuối năm, nhất là quý 4/2022, tiêu thụ xi măng nội địa có xu hướng chậm lại rõ rệt bởi nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà cửa, công trình,.. ở mức thấp. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường chính) bị đình trệ bởi vì chính sách Zero Covid.

Trong bảng kết quả kinh doanh quý 4/2022 cho thấy, mức tăng trưởng doanh thu thuần của các đơn vị trong ngành không quá đột biến. Trong đó, Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán: BCC) - đây là một doanh nghiệp thường xuyên đứng trong TOP 5 sản lượng tiêu thụ cả nước quý vừa rồi có mức doanh thu giảm 24% xuống 919 tỷ đồng. Công ty cũng báo lỗ 26 tỷ đồng và là quý thứ hai liên tiếp báo lỗ, trong khi đó cùng kỳ năm 2021 có lãi sau thuế hơn 14 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp “mệt” vì khủng hoảng kép

Có thể thấy, trong năm 2022, nếu như mọi ngành hàng đều gặp áp lực bởi đại dịch và xung đột giữa Nga - Ukraine đẩy giá nguyên, nhiên liệu tăng cao thì xi măng còn phải đối diện với khủng hoảng kép bởi ngoài chi phí sản xuất gia tăng thì ngành này đang mất cân đối cung - cầu trầm trọng. 

Trụ đỡ quan trọng trong tiêu thụ nội địa vốn được các doanh nghiệp sản xuất xi măng kỳ vọng đó là dịch bệnh đã được kiểm soát và nền kinh tế đã mở cửa cũng chưa thực sự sáng. Khi nhìn vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công thì các nhà sản xuất xi măng chưa thể nào yên tâm. 

Là thương hiệu xi măng có tiếng ở trong hệ thống VICEM, VICEM Hoàng Thạch với 3 dây chuyền trong năm 2022 cũng khá chật vật với việc tiêu thụ trong tình hình xi măng thừa cung. Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vicem Hoàng Thạch - ông Lê Xuân Khôi cũng thừa nhận: “Nếu giá nguyên, nhiên liệu tăng quá mức, Công ty cũng phải tính toán đến kịch bản đóng một lò nung”. 


Việc chi phí bị đội lên càng sản xuất thì càng lỗ, nếu như chọn dừng lò là doanh nghiệp sản xuất chấp nhận mất đi thanh khoản và mất dòng tiền, hệ lụy xấu với doanh nghiệp
Việc chi phí bị đội lên càng sản xuất thì càng lỗ, nếu như chọn dừng lò là doanh nghiệp sản xuất chấp nhận mất đi thanh khoản và mất dòng tiền, hệ lụy xấu với doanh nghiệp

Ông Khôi cho biết thêm: “Tiêu thụ nội địa chậm, doanh nghiệp đã phải tìm mọi giải pháp nhưng bán hàng rất vất vả. Có nhiều nhà phân phối cho biết, giá xi măng tăng cao nên người tiêu dùng không muốn xây sửa nhà, bởi vì thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong suốt 2 năm, thậm chí có nhà đang xây dựng cũng tạm dừng”. 

Việc chi phí bị đội lên càng sản xuất thì càng lỗ, nếu như chọn dừng lò là doanh nghiệp sản xuất chấp nhận mất đi thanh khoản và mất dòng tiền, hệ lụy xấu với doanh nghiệp. 

Các nhà sản xuất xi măng cho biết, trong tình trạng như hiện tại thì không có doanh nghiệp bào dám nói to là mình chạy có lãi. Trước áp lực tồn kho tăng bởi chậm tiêu thụ, có thể sắp tới một số nhà máy xi măng đã phải làm việc với nhà phân phối để giảm giá nhiều hơn cả mức tăng so với đợt trước. 

Năm 2023, ngành xi măng tiếp tục đối mặt với dư cung

Trong năm 2023, Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng dự kiến nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành sẽ đạt khoảng 100 - 105 triệu tấn, so với năm 2022 tăng từ 7 - 10%. Trong đó, tiêu thụ nội địa ở mức 60 - 65 triệu tấn còn xuất khẩu đạt 35 - 40 triệu tấn.

Cơ quan này cũng nhận định, trong năm 2023, các doanh nghiệp xi măng sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như dư cung cao, cung vượt cầu. Và doanh nghiệp xi măng cũng đang trông chờ vào tín hiệu từ sự phục hồi cũng như phát triển thị trường bất động sản với một loạt giải pháp đang được Chính phủ chỉ đạo. 


Kết quả kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp xi măng. Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh năm 2022 của các doanh nghiệp xi măng. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Đối với xuất khẩu, Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, tuy nhiên nhu cầu xây dựng yếu đi tại đất nước tỷ dân này khiến cho việc xuất khẩu xi măng sang thị trường này đã giảm đáng kể. Song song với đó, các nước nhập khẩu xi măng, clinker cũng tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, áp dụng hàng rào kỹ thuật thương mại, giá cước vận chuyển cao đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. 

Đưa ra đánh giá về triển vọng trong năm 2023, SSI Research dự báo mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ đi ngang so với năm 2022 bởi vì thị trường bất động sản vẫn còn suy yếu. Bên cạnh đó, còn khó khăn từ nội tại ngành khi nguồn cung xi măng vượt cao hơn so với nhu cầu (trong năm 2023 tiếp tục sẽ có một số dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động từ đó đưa nguồn xi măng lên khoảng 120,7 triệu tấn). 


Kết quả kinh doanh quý 4/2022 của các doanh nghiệp xi măng. Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh quý 4/2022 của các doanh nghiệp xi măng. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Mặc dù vậy, có một điểm tích cực chính là kế hoạch đầu tư công trong năm 2023 ước tính cũng sẽ tăng 25% so với năm 2022 về giá trị và sẽ là động lực hỗ trợ tiêu thụ xi măng ở trong nước. 

Còn đối với giá bán thì các chuyên gia nhận định giá xi măng cũng sẽ tương đương so với năm ngoái hoặc là giảm nhẹ từ 1 - 3%v so với năm 2022. SSI Research cũng kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp xi măng cải thiện từ 2 - 3% so với cùng kỳ bởi giá than điều chỉnh giảm. Mặc dù vậy thì thời gian biến động giữa giá than thế giới cũng như giá than Việt Nam thường sẽ có độ trễ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

5 giờ trước

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

5 giờ trước

Các “ông lớn” công nghệ gia tăng nỗ lực chinh phục thị trường Ấn Độ

5 giờ trước

TP. HCM: Cuộc sống tù túng trong những căn nhà “tin hin” giữa quận nhà giàu

5 giờ trước

Vi phạm quy định đấu giá đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

5 giờ trước