meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc

Thứ bảy, 21/05/2022-08:05
Một trong những chính sách hiệu quả của Hàn Quốc là ép bán đất thừa với những cá nhân sở hữu tới 660 m2 bất động sản

Theo Nhịp sống kinh tế, đầu cơ bất động sản đang trở thành thách thức lớn đối với nhiều quốc gia khi chúng thúc đẩy bong bóng mới cho nền kinh tế, đe doạ tới sự ổn định của xã hội khi đại dịch Covid-19 mới được kiểm soát gần đây.

Việc có hàng loạt nhà đầu cơ đang bỏ tiền thúc đẩy giá nhà lên cao đã tạo ra cơn sốt ảo có thể khiến nhiều người lâm vào cảnh vỡ nợ cũng như khiến rất nhiều gia đình không đủ tiền để mua bất động sản.

Tại Hàn Quốc hiện nay, tình hình đầu cơ bất động sản đã diễn ra trong nhiều năm nhưng thời gian gần đây có xu hướng nghiêm trọng hơn khi chính phủ có những chính sách kích thích kinh tế sau đại dịch tạo ra thêm nguồn vốn mới cho thị trường.

Trong năm 2020 - 2021, giá nhà bình quân tại Hàn Quốc đã tăng đến 60%. Thậm chí giá một căn nhà trung bình gấp khoảng 16 lần thu nhập hàng năm của một gia đình trung lưu. Đặc biệt, giá nhà tại thủ đô Seoul luôn ở mức cao ngất ngưởng.

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc - ảnh 1

Vào thời điểm đầu tháng 7 năm 2021, giá 3,3m2 nhà tại thủ đô của Hàn Quốc ở mức 37,38 triệu won (723 triệu đồng) tức là 11,3 triệu won/m2 (218 triệu đồng).

Trong bối cảnh này, chính phủ Hàn Quốc đã có rất nhiều chính sách nhằm hạ nhiệt và triệt hạ các nhà đầu cơ bất động sản bởi họ khiến vô số thanh thiếu niên không có đủ tiền để mua nhà làm ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân như vấn đề hôn nhân, thúc đẩy kinh tế cùng nhiều hệ luỵ khác.

Tránh sở hữu đất thừa

Một trong những chính sách được cho là hiệu quả đó là quy định ép bán đất thừa. Hàn Quốc đã từng có quy định không có cá nhân nào được phép sở hữu quá 660m2 bất động sản.

Nếu con số trên bị vượt quá, những cá nhân này sẽ bị đánh thuế từ 7 tới 11% tính trên giá thị trường của khoảng đất dư ra đó hàng năm cho tới khi họ chịu bán đi mới thôi.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có động thái đánh thuế lên phần lợi nhuận sử dụng đất nhằm hạn chế tình trạng mua đất đầu cơ kinh doanh, chủ trương của chính phủ là ưu tiên quy hoạch thêm bất động sản cho những hộ gia đình thay vì đầu cơ để rồi phải tạo nên những cơn sốt ảo trong khi nhiều người lại chẳng thể mua nổi nhà.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc được biết đang tạo áp lực lên những quan chức bán bớt động sản thứ 2 nếu có của họ tại thủ đô Seoul.

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc - ảnh 2

Cựu Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun từng tuyên bố rằng: "Nếu những quan chức cấp cao sở hữu nhiều tài sản, chúng ta sẽ khó có thể giành lại được lòng tin từ phía người dân".

Chưa dừng lại tại đó, Hàn Quốc còn quyết đính sẽ tăng thuế bất động sản tổng hợp, loại thuế riêng dành cho cá nhân hay công ty sở hữu nhiều nhà đất một lúc lên mức 6%, mức cao kỷ lục. Đồng thời thuế chuyển nhượng nhà ở cũng bị tăng lên 10% cho đối tượng chỉ có một bất động sản.

Đối với người sở hữu 2 ngôi nhà trở lên thì con số này là 20%, với 3 nhà là 30% và cứ thế tăng dần lên. Đặc biệt, Hàn Quốc còn đánh thuế thu nhập trên lợi nhuận sẵn có từ chuyển nhượng, giao dịch bất động sản, với những người sở hữu nhà dưới 1 năm thì mức thuế này sẽ là 70%, dưới 2 năm sẽ là 60%.

Đối với hàng loạt những khoản thuế trên, Hàn Quốc kỳ vọng sẽ giảm nhẹ được phần nào nạn đầu cơ nhà đất sau đại dịch Covid-19, thế nhưng chuyện chống đầu cơ vẫn chưa dừng lại ở đó.

Tố cáo nạn đầu cơ

Với quan niệm công chức nhà nước phải đi đầu làm gương, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu tất cả những nhân viên hành chính công phải kê khai tài sản và khuyến khích họ hạn chế việc sở hữu quá nhiều bất động sản. Trong năm 2020, có tới khoảng 230.000 công chức nhà nước dưới bậc 4 đã kê khai với Cơ quan quản lý tài sản (MPM).

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc - ảnh 3

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã yêu cầu những người mua bất động sản có tổng giá trị vượt quá 500 triệu Won, tương đương với 440.883 USD có bản tường trình cụ thể về nguồn tài chính cũng như kế hoạch sử dụng đất nhằm tránh trường hợp đầu cơ sang tên ngắn hạn.

Thậm chí, Hàn Quốc đã nâng mức tiền thưởng tố cáo các hoạt động đầu cơ, giao dịch bất động sản bất hợp pháp từ 10 triệu Won (8.816 USD) lên tới 1 tỷ Won (881.667 USD). Đồng thời cũng mở rộng các tội danh và khung hình phạt cho việc đầu cơ nhà đất. Nhiều chính trị gia còn đề nghị xử lý hình sự các tội phạm này để răn đe và cảnh báo.

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc - ảnh 4

Bên cạnh đó, chính quyền Seoul còn siết chặt hoạt động vay vốn đầu tư bất động sản của ngân hàng. Việc tung ra nhiều chính sách kích thích kinh tế và nới lỏng thêm tiền tệ sau đại dịch đã thúc đẩy dòng vốn đổ vào bất động sản thay vì tới tay những người thực sự cần được hỗ trợ theo đúng mục đích.

Bởi vậy, Hàn Quốc đã bắt đầu ban hành hàng loạt những quy định kiểm soát với hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo những chính sách của mình có thể tới được đúng đối tượng cần hỗ trợ sau đại dịch.

Cụ thể các ngân hàng đã bị cấm cho vay với những trường hợp mua nhà có giá 1,5 tỷ won, tương đương với 1,24 triệu USD trở lên, đồng thời họ cũng không được tăng mức cho vay trên tổng giá trị (LTV) với những ngôi nhà có giá 900 triệu won trở lên.

Giá nhà đạt đỉnh 200 triệu đồng/m2 và chính sách hạ nhiệt của Hàn Quốc - ảnh 5

Theo một thống kế mới nhất cho thấy số lượng công dân xứ sở Kim chi đã sở hữu 10 nhà ở tăng cao kỷ lục, trong đó có hơn 200 trường hợp được ghi nhận có sở hữu trên 50 căn nhà.

Mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã tăng thuế và siết chặt hoạt động cho vay đối với những người sở hữu nhiều nhà ở và nhà ở có giá trị cao nhưng hiện tỷ lệ đầu cơ vào bất động sản vẫn có dấu hiệu tăng cao sau đại dịch Covid-19.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

15 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

15 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

15 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

15 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

15 giờ trước