meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fed củng cố vị thế của đồng USD và vai trò trung tâm của "đồng bạc xanh" trong trật tự toàn cầu

Thứ hai, 22/08/2022-17:08
Ông Adam Tooze - Giám đốc Viện châu Âu tại Đại học Columbia nhận định, Fed đã củng cố vị thế cũng như vai trò trung tâm của "đồng bạc xanh" trong trật tự toàn cầu bằng cách tăng lãi suất.

Từ đầu năm 2022 đến nay đồng USD đã chứng minh được quyền lực của mình. Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra, các biện pháp trừng phạt tài chính áp đặt lên Ngân hàng trung ương Nga đã chứng minh mức độ ảnh hưởng của Mỹ trên thị trường tài chính. Không những vậy các lệnh trừng phạt này còn được thực hiện cùng với sự hợp tác của các đồng minh châu Âu.

Nga là một quốc gia có lượng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Vì vậy lượng dự trữ ngoại hối mà quốc gia này nắm giữa lên đến 500 tỷ USD nên sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc nắm giữ đồng USD hoặc euro. Khi đối đầu xảy ra, Mỹ và các nước đồng minh sẽ tạo áp lực lên cơ quan dự trữ của Nga. Hiện tại có thể thấy, Nga đã dần ổn định sau khi vượt qua "cơn bão" các biện pháp trừng phạt tài chính. Tuy nhiên nước này đã phải đóng cửa hệ thống tài chính của mình với thế giới bên ngoài, cụ thể là nhập khẩu đã bị giảm xuống chỉ còn hơn 50% so với trước kia.


Kinh tế Nga đã dần ổn định sau khi vượt qua các lệnh trừng phạt tài chính
Kinh tế Nga đã dần ổn định sau khi vượt qua các lệnh trừng phạt tài chính

Sau 6 tháng kể từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, dường như đồng USD không hề bị lu mờ. Mặc dù nền kinh tế thế giới tăng trưởng đang theo đà chậm lại, giá cả hàng hóa ngày càng leo thang. Đồng thời, nhu cầu về dầu, khí đốt và than vẫn còn khá lớn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đang thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát tăng cao và nhanh. Điều này khiến đồng USD tăng giá đồng thời làm thay đổi các điều kiện vận hành của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đồng USD trở thành đòn bẩy để các biện pháp trừng phạt tài chính có thể phát huy tác dụng.

Tuy nhiên do thanh khoản dồi dào và rẻ, đồng USD được chấp nhận trên toàn cầu. Đây chính là lý do khiến đồng bạc xanh được sử dụng làm đồng tiền trao đổi chính trong thương mại và tài chính. Vào thời kỳ trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, đồng bạc xanh đã tham gia gần 90% các giao dịch tiền tệ, với giá trị lên tới 6.000 tỷ USD mỗi ngày. Việc Mỹ đột ngột tăng lãi suất dẫn đến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt và củng cố đồng USD. Tất cả đều gây ra cú sốc lớn trên toàn bộ mạng lưới giao dịch thương mại.

Đồng thời, USD tăng mạnh sẽ khiến các đồng tiền khác giảm giá. Các khoản nợ lên đến hàng nghìn tỷ USD tồn đọng trên toàn cầu - sẽ phải đối mặt với mức phí cao hơn. Không những vậy, đồng USD tăng thì chi phí xuất khẩu tính bằng USD cũng sẽ cao hơn, khiến hàng hóa xuất khẩu mất đi tính cạnh tranh. Tóm lại, đồng USD tăng 1% sẽ khiến thương mại trên toàn cầu giảm khoảng 0,7% trong vòng một năm.


USD tăng mạnh sẽ khiến các đồng tiền khác giảm giá
USD tăng mạnh sẽ khiến các đồng tiền khác giảm giá

Vào giữa năm 2021, Fed bắt đầu tăng lãi suất, kéo theo đồng USD tăng 15% so với rổ tiền tệ. Trong khi đó, đồng euro và yen đều giảm xuống mức thấp kỷ lục. Còn đồng tiền của các thị trường mới nổi, từ Chile đến Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, cũng đã giảm giá mạnh. Mới 7 tháng đầu năm 2022, từ ngân hàng trung ương ở cả các nền kinh tế tiên tiến đến các nền kinh tế mới nổi đều phải đối mặt với sự thắt chặt chính sách tiền tệ đồng bộ chưa từng có.

Biện pháp trừng phạt tài chính đã mang tới những rủi ro đặc biệt là khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt quá mức khiến các liên kết cấu thành nên hệ thống tài chính dựa vào đồng USD có thể bị phá vỡ. Đối với những nền kinh tế không đủ mạnh, áp lực tài chính ngay lập tức sẽ xuất hiện. Còn các nền kinh tế dễ bị tổn thương sẽ mất khả năng để tiếp cận được mặt hàng nhập khẩu quan trọng. Từ đó bắt buộc phải hạn chế tiêu thụ điện và nhiên liệu cùng với khả năng tiếp cận tín dụng bị thắt chặt.

Đầu những năm 2000, sau thành công của chiến dịch giảm nợ trên toàn thế giới, nhiều quốc gia chấp nhận việc đi vay với lãi suất thay đổi để tìm đến các nguồn cung tài chính khác trên thị trường. Sau 20 năm, hơn 30% số nợ của họ dựa trên cơ sở lãi suất đã thay đổi. Tại nhiều quốc gia đi vay nợ, họ phải tìm kiếm các thỏa thuận nhằm tái cơ cấu nợ hoặc thậm chí bị vỡ nợ. Tuy nhiên, trong thời gian này xoay quanh sự thay đổi của đồng bạc xanh, thế giới sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng toàn diện đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Bởi vì từ những năm 1990, hệ thống này đã được phát triển để đối mặt với những căng thẳng và rủi ro có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.


Sự thay đổi của đồng bạc xanh giúp thế giới sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng toàn diện
Sự thay đổi của đồng bạc xanh giúp thế giới sẽ tránh được một cuộc khủng hoảng toàn diện

Tất nhiên những nền kinh tế có mức nợ vừa phải hoặc dòng thu nhập ổn định sẽ có hoạt động tốt hơn. Còn đối với những quốc gia có khoản nợ cao thì cách họ cân bằng chúng cùng với tài sản bằng đồng USD và nội tệ sẽ quyết định áp lực mà họ phải gánh. Rắc rối cũng sẽ tìm đến những quốc gia đã có đồng tiền cố định với USD hoặc đã vay bằng USD nhưng lại không được bảo vệ trước các biến động tỷ giá hối đoái và lãi suất.

Tóm lại, trong năm 2022, hệ thống đồng USD đã cho thấy sức mạnh cũng như khả năng phục hồi nhờ có được sự hỗ trợ từ các lợi ích thương mại và địa chính trị. Từ đó, vị thế của đồng bạc xanh cũng cần phải đòi hỏi một lập trường thắt chặt hơn trong chính sách tiền tệ của Mỹ. Còn kinh tế toàn cầu có trở nên căng thẳng và nghiêm trọng như thế nào trong thời gian tới thì sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thắt chặt của Fed. Đồng thời điều đó cũng còn phụ thuộc vào việc lạm phát của Mỹ sẽ hạ nhiệt nhanh như thế nào. Fed sẽ tăng lãi suất cao hơn nếu nền kinh tế Mỹ vẫn vững mạnh.

Do đó, nếu nền kinh tế hàng đầu thế giới tăng trưởng chậm lại thì đây sẽ là một tin tốt đối với hệ thống tài chính xoay quanh đồng USD. Điều đó đồng nghĩa với việc Fed sẽ giảm bớt các đợt tăng lãi suất trong khoảng cuối năm nay. Kịch bản được đưa ra khả quan nhất đó là kinh tế Mỹ sẽ chỉ suy thoái nhẹ với lạm phát giảm nhanh chóng. Đây chính là điều mà các nhà kinh tế đang vô cùng kỳ vọng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

8 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

8 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

8 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

8 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước