meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

F0 hậu Covid-19 thi nhau tẩm bổ 4 món này mà không màng hậu quả: Cẩn thận gây áp lực lên gan thận

Thứ tư, 23/03/2022-18:03
Đây đều là những món bổ dưỡng sức khỏe nhưng nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách sẽ phản tác dụng, thậm chí gây ra hậu quả khôn lường.

Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp. Số bệnh nhân F0 gia tăng đột biến, vì thế mối quan tâm về thuốc thang, món ăn bồi bổ càng được mọi người quan tâm hơn cả.

Nhiều bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh đã săn lùng những món ăn bồi bổ để tăng cường sức khỏe. Điều này khiến các mặt hàng bỗng trở nên khan hiếm, tăng giá không ngừng. Không ít người quan niệm, dùng các đồ bổ béo càng nhiều càng tốt, điều này hoàn toàn sai lầm. Bản chất những món ăn này tốt cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ phản tác dụng, gây áp lực cho gan, thận... Trong đó phải kể đến 4 món ăn dưới đây.

Thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

Hiện nay, tình trạng bệnh nhân F0 lạm dụng thuốc bổ, vitamin, các loại thuốc tăng cường miễn dịch rất phổ biến. Chưa kể, có F0 dùng một lúc 3-4 loại thuốc bổ chứa vitamin C hoặc kẽm vì cho rằng, càng dùng nhiều sẽ càng nhanh khỏi bệnh.


Hiện nay, tình trạng bệnh nhân F0 lạm dụng thuốc bổ, vitamin, các loại thuốc tăng cường miễn dịch rất phổ biến. Ảnh: minh họa
Hiện nay, tình trạng bệnh nhân F0 lạm dụng thuốc bổ, vitamin, các loại thuốc tăng cường miễn dịch rất phổ biến. Ảnh: minh họa

Nói về tình trạng này, BS Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng) cho biết, thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch đều tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh nhân F0 và những người hậu Covid-19. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mọi người có thể lạm dụng những thứ này. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây áp lực nên gan, thận, tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm.

Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, mỗi ngày người bệnh chỉ cần dùng một viên vitamin tổng hợp là đủ. Bệnh nhân có thể chọn loại thuốc phù hợp với nhu cầu của mình hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo uống đủ nước, cấp đủ điện giải, ăn uống đủ chất và ngủ đủ giấc...

Súp tăng lực

Súp tăng lực gồm có sò điệp, bào ngư, tôm, thanh cua, táo đỏ, đông trùng hạ thảo... được chế biến trong một thứ nước sánh dạng súp, kèm theo mùi thơm của thảo dược. Súp tăng lực gồm nhiều vị thuốc trong Đông y, có vị ngon ngọt khá dễ ăn, thường dùng với mục đích bồi bổ sức khỏe.

Vì thế, nhiều F0 và người hậu Covid-19 săn lùng món này để mong muốn tăng cường sức đề kháng, lấy lại sức khỏe chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), việc dùng nhiều súp tăng lực không tốt cho sức khỏe bởi nó có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì, thậm chí là tim mạch...


Súp tăng lực gồm nhiều vị thuốc trong Đông y, có vị ngon ngọt khá dễ ăn, thường dùng với mục đích bồi bổ sức khỏe. Ảnh: minh họa
Súp tăng lực gồm nhiều vị thuốc trong Đông y, có vị ngon ngọt khá dễ ăn, thường dùng với mục đích bồi bổ sức khỏe. Ảnh: minh họa

Theo lời khuyên của các chuyên gia, người dân dù là F0 hay hậu Covid-19 muốn tẩm bổ cũng chỉ nên ăn 3 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày. Ăn 4-5 lần súp tăng lực thì nên nghỉ 10-16 ngày. Nếu muốn ăn tiếp, nên duy trì tần suất 1-2 lần/tuần. Không nên lạm dụng, tránh gây áp lực lên sức khỏe bởi món ăn này chứa quá nhiều các vị thuốc trong Đông y.

Tổ yến

Từ trước đến nay, tổ yến là một món ăn vô cùng bổ dưỡng được nhiều nhóm đối tượng lựa chọn để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Vì thế, các bệnh nhân F0 và người hậu Covid-19 tìm đến tổ yến là điều vô cùng dễ hiểu.

Tổ yến chứa dồi dào lượng protein, vitamin, axit sialic cùng các khoáng chất cùng 18 loại axit amin. Loại thực phẩm này không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn tốt cho những người bị tổn thương phổi hậu Covid-19, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, ngăn ngừa khó thở, phục hồi chức năng phổi và chống suy nhược cơ thể...


Tổ yến chứa dồi dào lượng protein, vitamin, axit sialic cùng các khoáng chất cùng 18 loại axit amin. Ảnh: minh họa
Tổ yến chứa dồi dào lượng protein, vitamin, axit sialic cùng các khoáng chất cùng 18 loại axit amin. Ảnh: minh họa

Với những người hay mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, cảm cúm, hen suyễn hay ho có đờm thì tổ yến chính là lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào tốt là có thể lạm dụng. Liên quan đến vấn đề này, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Nguyên Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) nhấn mạnh, người bệnh chỉ nên ăn tổ yến ở mức vừa phải, không phải cứ ăn liên tục, ăn nhiều là tốt.

Cụ thể, việc bồi bổ quá nhiều bằng tổ yến trong thời gian nhiễm Covid-19 sẽ khiến tà khí và thời khí bị giữ lại trong cơ thể lâu hơn, kéo dài thời gian nhiễm bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân hậu Covid-19 có thể ăn nhiều hơn nhưng cũng không nên lạm dụng.

Mỗi tuần, người muốn phục hồi hậu Covid-19 có thể ăn 3 lần, mỗi lần một hũ nhỏ, trưng cùng với táo và hạt sen hoặc các nguyên liệu khác tùy thích. Tuy nhiên, cần có liều lượng yến tinh hợp lý, tùy từng trường hợp có thể tham khảo ý kiến chuyên gia.

Đông trùng hạ thảo

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đông trùng hạ thảo bỗng trở thành thực phẩm được nhiều người săn lùng. Trong đông trùng hạ thảo có chứa cordycepin, được công nhận là có khả năng kìm hãm sự phát triển của virus.


Chỉ dùng đông trùng hạ thảo trong quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid-19, mỗi lần chỉ dùng từ 1 đến 2g khô. Ảnh: minh họa
Chỉ dùng đông trùng hạ thảo trong quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid-19, mỗi lần chỉ dùng từ 1 đến 2g khô. Ảnh: minh họa

Cụ thể, BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân y) cho biết: "Cordycepin có khả năng kìm hãm được phần nào sự nhân lên của virus. Chưa kể, trong đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao khác như adenosin. Mặc dù vậy không phải cứ dùng càng nhiều càng tốt, cũng không phải ai cũng dùng được".

Tuy nhiên, những bệnh nhân F0 ở giai đoạn đầu không nên dùng đông trùng hạ thảo. Chỉ dùng đông trùng hạ thảo trong quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid-19, mỗi lần chỉ dùng từ 1 đến 2g khô. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh nhân mắc Covid-19 đang lên cơn sốt, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp... không nên dùng đông trùng hạ thảo.

Nếu muốn dùng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước