meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Được hoàng đế sủng ái - nỗi khiếp sợ của cung nữ thời xưa: Nguyên nhân thực sự là gì?

Thứ năm, 19/05/2022-09:05
Nhiều người quan niệm, được hoàng đế sủng ái không khác gì đổi đời, “một bước lên mây”. Tuy nhiên, sự thật lại khác xa với suy nghĩ này, đây lại là nỗi sợ hãi của nhiều cung nữ thời xưa.

Trong các bộ phim cung đấu của Trung Quốc, khán giả đã quá quen thuộc với hình mẫu nhân vật “nữ chính”, từ một cung nữ nhỏ nhoi từng bước leo lên chức vị cao quý, trở thành mẫu nghi thiên hạ và được hoàng đế sủng ái. Con đường “lột xác thành phượng hoàng” ấy nhận được sự ngưỡng mộ và đố kỵ của nhiều cô gái khác. Tuy nhiên thực tế trong lịch sử, sự thật liệu có đúng như thế?

Theo trang tin Sohu của Trung Quốc, đại đa số những cô gái thời phong kiến đều không muốn tiến cung tham gia việc tuyển chọn tú nữ. Chưa kể, những cung nữ đang sinh sống và làm việc trong hoàng cung cũng rất sợ bị hoàng đế để mắt tới chứ chưa nói gì tới chuyện sủng hạnh. Tại sao lại như thế? Lý do khiến các cung nữ sợ hãi hoàng đế sủng hạnh đến từ đâu?

Nỗi bất hạnh của những “nữ nhân của vua”

Thực tế, trở thành nữ nhân của vua không hề sung sướng chút nào, thậm chí phải đối mặt với nhiều khó khăn và bất hạnh. 


Các tú nữ hoặc các cung nữ may mắn được hoàng đế để mắt đến, thậm chí là sinh con cho vua cũng chưa chắc được hưởng hạnh phúc trọn đời. Ảnh minh họa
Các tú nữ hoặc các cung nữ may mắn được hoàng đế để mắt đến, thậm chí là sinh con cho vua cũng chưa chắc được hưởng hạnh phúc trọn đời. Ảnh minh họa

Nhiều tú nữ sau khi nhập cung được sắp xếp chỗ ở tại một nơi cách rất xa hoàng đế. Vì thế, cơ hội để gặp mặt hoàng đế gần như bằng không. Nhiều cung nữ cứ sống lay lắt cuộc sống nhàm chán, vô vị như thế cho tới già. Tuổi ngày càng lớn thì nhan sắc cũng phai nhạt theo thời gian. Đến khi sức cùng lực kiệt, họ buộc phải ra đi trong hiu quạnh, cô đơn. Cho tới tận khi chết, họ vẫn không hề biết mặt hoàng đế - người đàn ông bản thân đã dâng hiến cả cuộc đời mình như thế nào. 

Tiếp đến, các tú nữ hoặc các cung nữ may mắn được hoàng đế để mắt đến, thậm chí là sinh con cho vua cũng chưa chắc được hưởng hạnh phúc trọn đời. Đặc biệt, những cung nữ có xuất thân thấp kém, không có chỗ dựa vững chắc thì cuộc sống càng thêm sóng gió mà thôi.  

Những cung nữ này ý thức rõ hơn ai hết sự thua thiệt về xuất thân của mình trong hoàng cung, đa số họ đều xuất thân từ tầng lớp nô bộc trong xã hội. Sau khi nhập cung, họ đều đã buông xuôi hết thảy những lý tưởng, chỉ mong có thể may mắn bảo vệ được tính mạng cho tới lúc xuất cung.


Những cung nữ này ý thức rõ hơn ai hết sự thua thiệt về xuất thân của mình trong hoàng cung, đa số họ đều xuất thân từ tầng lớp nô bộc trong xã hội. Ảnh minh họa
Những cung nữ này ý thức rõ hơn ai hết sự thua thiệt về xuất thân của mình trong hoàng cung, đa số họ đều xuất thân từ tầng lớp nô bộc trong xã hội. Ảnh minh họa

Những cung nữ này chỉ có điểm tựa duy nhất, đó chính là hoàng đế. Tuy nhiên, sau khi hoàng đế qua đời, họ sẽ phải đối mặt với 2 con đường khác nhau. Thứ nhất là bị tuẫn táng theo hoàng đế, thứ hai là phải lên chùa xuất gia. Nếu may mắn không bị tuẫn táng thì những ngày tháng còn lại trong cuộc đời họ cũng chỉ còn cách lưu lại cửa Phật cầu nguyện cho hoàng đế cho đến khi chết mới thôi.

Ôm mối hận trong lòng với hoàng đế

Còn một nguyên nhân quan trọng khác khiến các cung nữ không muốn trở thành phi tử của hoàng đế, đó chính là nỗi hận của chính họ đối với vị “thiên tử” đứng đầu thiên hạ này. Nỗi hận trong lòng các cung nữ đến từ khối công việc khổng lồ cũng như sự bạc đãi mà họ phải chịu trong quá trình làm việc ở trong cung. 

Những cung nữ này luôn phải làm những công việc nặng nhọc nhất suốt cả ngày, từ sáng sớm cho tới tận đêm vẫn chưa được nghỉ ngơi, còn không kịp để ăn uống. Họ còn phải phục vụ những việc nhỏ nhất cho chủ nhân như vệ sinh, ăn uống cùng vô vàn những công việc lớn nhỏ không tên khác. Công việc vất vả là thế nhưng yêu cầu của chủ nhân lại quá cao. Họ làm đến đâu cũng khó khiến chủ nhân hài lòng, ngược lại chỉ hơi sai lầm một chút cũng sẽ bị trách phạt, thậm chí là mất mạng. Chính điều này khiến các cung nữ dần nảy sinh tâm lý oán hận.

Trong lịch sử, từng có một vụ án điển hình cho thấy được mối hận sâu sắc của cung nữ với hoàng đế. Vụ việc xảy ra vào thời nhà Minh của Trung Quốc. Theo đó, Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh) đã suýt mất mạng vì bị nhóm cung nữ ám sát. Theo những ghi chép trong lịch sử, nguyên nhân khiến cho các cung nữ này “làm liều” như thế là do sự bạc đãi khủng khiếp của Minh Thế Tông.


Sau khi ám sát hoàng đế, những cung nữ này đã phải đối mặt với hình phạt tàn khốc bậc nhất, đó chính là lăng trì. Ảnh minh họa
Sau khi ám sát hoàng đế, những cung nữ này đã phải đối mặt với hình phạt tàn khốc bậc nhất, đó chính là lăng trì. Ảnh minh họa

Cụ thể, vì muốn luyện ra được một loại đan dược có thể kéo dài tuổi thọ, trường sinh bất lão mà Minh Thế Tông đã nghĩ ra một thành phần luyện đan vô cùng quái gở. Đó là lấy máu kinh nguyệt của các cung nữ để luyện đan. Để đảm bảo cho đan dược được tinh khiết nhất, tên hoàng đế độc ác này còn không cho phép những cung nữ ăn cơm mà chỉ được uống nước sương mỗi ngày. Ý muốn ác độc của Minh Thế Tông đã khiến nhiều cung nữ bị đổ bệnh nặng, thậm chí phải bỏ mạng khi còn rất trẻ. 

Bị Minh Thế Tông ép vào đường cùng, các cung nữ này đã “tức nước vỡ bờ”, không còn cách nào khác ngoài việc vùng lên đấu tranh, ám sát tên hoàng đế này. Thời phong kiến xưa kia, việc ám sát hoàng đế được coi là kinh thiên động địa. Những người gây ra hành động này - thường được gọi là thích khách - sẽ không được chết tử tế. Chưa kể người thân của họ cũng phải chịu kết cục thảm hại.

Sau khi ám sát hoàng đế, những cung nữ này đã phải đối mặt với hình phạt tàn khốc bậc nhất, đó chính là lăng trì. Sau khi trải qua cực hình với 3 nghìn nhát cắt trên thân thể, họ mới thật sự chết đi sau quá trình hành hình cực kì đau đớn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

9 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

9 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

9 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

9 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước