Đức Phật dạy về “sự mất mát”: Mất gì là tổn thất lớn nhất?
BÀI LIÊN QUAN
Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “sự vĩnh cửu”: Nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh!Bí quyết “thoát nghèo” theo lời Đức Phật dạy: Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến!Hiểu 8 chữ “khó” theo lời Đức Phật dạy: Dễ nhưng không phải ai cũng làm được!Theo Phật giáo, một thời Thế Tôn trú tại Vesàli, tại Đại Lâm đã dạy các Tỳ kheo rằng: Này các Tỳ kheo, trong cuộc đời có năm điều tổn thất này. Vậy thế nào là năm?
Đó chính là tổn thất bà con, tổn thất tài sản, tổn thất vì bệnh tật, tổn thất giới và tổn thất tri kiến. Này các Tỳ kheo, không bởi nhân tổn thất vì bệnh tật mà các loài hữu tình sau khi mạng chung sanh vào cõi dữ hay ác thú, đọa xứ và địa ngục. Này các Tỳ kheo, chính bởi nhân tổn thất giới, tổn thất tri kiến mà khiến cho các loài hữu tình sau khi mạng chung đã sanh vào cõi dữ, đọa xứ và địa ngục.
Có thể nói rằng, tổn thất cũng như mất mát chính là thuộc tính cơ bản của đời sống. Những gì mà chúng ta đang có hôm nay sẽ rời bỏ chúng ta đi bất kể lúc nào. Nếu như may mắn thì những gì mà chúng ta yêu thương sẽ luôn gắn bó thì một ngày nào đó cũng sẽ phải rời bỏ nó. Bởi vì chẳng ai có thể đem theo bất kể một vật gì khi nhắm mắt xuôi tay - có chăng đó chính là nghiệp lực của chính mình.
Thấu tỏ lời Đức Phật dạy viên ngọc quý của mỗi người: Nếu không biết sẽ nghèo suốt đời!
Thực tế cho thấy, lời Phật dạy ai cũng sở hữu ngọc quý nhưng đó là điều gì và nó ở đâu, tại sau không phải ai cũng có thể tìm ra nó?Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “sự tranh chấp”: Người càng tranh đấu càng bị thiệt thòi
Trong cuộc sống này, thông thường mỗi khi có tranh chấp thì nhất định là do chấp trước thành kiến của mình và tự cho mình là đúng.Sự mất mát dẫu chẳng ai muốn nhưng đó là sự thật, vấn đề là xác định tổn thất cái gì trong cuộc đời là to lớn nhất? Nó là tài sản chăng? Người ta thường hay an ủi nhau rằng của đi thay người, mất của thì có thể làm lại được. Những người thân mất đi đó là tổn thất lớn bởi người chết không bao giờ sống lại và chúng ta cũng mất đi các điểm tựa quan trọng ở trong đời. Bệnh tật và hoạn nạn cũng đã cướp đi một phần sức khỏe cũng như thân thể - đó cũng là tổn thất lớn.
Theo như tuệ giác của Thế Tôn thì đánh mất nhan cách đạo đức và không nhận thức được đúng đắn chính là tổn thất lớn nhất. Đó cũng chính là sự suy thoái đạo đức cũng như quan niệm sống lệch lạc, tà kiến cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sa đọa, tạo ra sự khổ đau của mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
Ngày nay, xã hội cũng đang báo động về băng hoại đạo đức cũng như tha hóa nhân cách đã dẫn đến sự gia tăng tình trạng tham nhũng, hủ hóa và suy đồi đạo đức,... Những biểu hiện tiêu cực này cũng luôn đi kèm với nhận thức không đúng đắn hay quan niệm sống lệch lạc như thực dụng, hưởng thụ và tuyệt đối hóa sức mạnh của đồng tiền, bất chấp nhân quả và tội phước,... Vậy nên, người con của Phật cần phải nhận thức sâu sắc lời của Phật dạy và luôn thiết lập cũng như duy trì nền tảng đạo đức bằng cách giữ gìn năm giới cấm. Điều quan trọng hơn chính là kiện toàn nhận thức cũng như quan niệm sống theo chánh kiến.