Du lịch sôi động trở lại, mở ra cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục và phát triển
BÀI LIÊN QUAN
Giới đầu tư đón đầu sự phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡngBất động sản nghỉ dưỡng phía Nam “tăng nhiệt” trong quý I/2022Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực bất động sản nghỉ dưỡng Việt NamBất động sản nghỉ dưỡng đang trong giai đoạn tái khởi động
Thời điểm trước dịch Covid-19, Việt Nam nằm trong top những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn. Tính đến năm 2019, chúng ta ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế, trong đó, bốn năm liên tiếp có tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số. Giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới, hạn chế việc đi lại đã tác động trực tiếp lên đà tăng trưởng của ngành công nghiệp không khói Việt Nam.
Sự kiện mở cửa du lịch quốc tế như trút bỏ được gánh nặng cho nhiều nhà đầu tư, bất động sản nghỉ dưỡng dần cải thiện các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, khách sạn và resort tại các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng. Tính đến cuối tháng 3/2022, công suất phòng trên thị trường mặc dù chỉ ở mức 20%; giá phòng bình quân thấp hơn năm 2019 gần 20%.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC chia sẻ: “Năm 2022, nhu cầu du lịch bắt đầu tăng trở lại, bao gồm cả hoạt động du lịch quốc tế. Thời điểm này, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực ít bị rào cản nhất trên thị trường du lịch quốc tế. Chúng ta có nhiều thuận trước trước cơ hội đón đầu nhu cầu phục hồi du lịch từ nhóm khách châu Á sau một thời gian dài các chuyến đi phải tạm hoãn. Hệ thống khách sạn trong thành phố đã có ghi nhận về những tăng trưởng nguồn khách quốc tế trong thời gian qua. Mặc dù giá phòng và công suất của các khách sạn vẫn ở mức thấp hơn so với trước đại dịch và một vài điểm đến khác trong khu vực nhưng nhìn ở mức độ tổng quan thì hai chỉ số này đều có xu hướng được cải thiện. Dự kiến số lượng dự án khách sạn của Nhà điều hành quốc tế và khu vực sẽ tăng lên trong ba năm tới, từ 127 dự án lên 261 dự án vào năm 2025”.
Những con số ấn tượng của ngành du lịch
Theo ước lượng của ngành du lịch, trong đợt nghỉ lễ vừa qua, cả nước có khoảng 5 triệu lượt khách đi du lịch, trong đó có 2 triệu khách đã lưu trú ở các địa điểm du lịch trong nước.
Ước tính kỳ nghỉ lễ 30/4 - 3/5, công suất sử dụng phòng bình quân khối khách sạn khoảng 42,2 %. Theo dõi các trang booking trực tuyến, phần lớn khách sạn trên địa bàn Hà Nội thu hút du khách bằng bằng cách giảm giá phòng, giá dịch vụ từ 10%-65% với hi vọng được phục vụ khách hàng hết công suất. Một số khu nghỉ dưỡng nằm ở ngoại thành như: Melia Ba Vì, Paragon resort, Tản Đà resort, Thiên Sơn - Suối Ngà, ... lượng khách đặt phòng khá cao, có những nơi gần như kín phòng. Bên cạnh đó, một số khách sạn, khu căn hộ du lịch đón lượng khách đông như: Somerset Tây Hồ 60%, Inter Continental Hà Nội Westlake (Tây Hồ) 60%, Tản Đà 90%, Lotte Hà Nội 80%, Inter Continnental Hanoi Landmark 72 đạt 60%, SilkPath Hàng Khay 54.2%...
Tại nhiều địa phương, ngành du lịch nói chung, bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng đã thu về cho mình những thành quả đáng mong đợi, sau một thời gian dài “bất động”. Điển hình như Quảng Ninh, Sở Du lịch tỉnh cho biết, lượng khách đổ về đây tham quan, trải nghiệm tại các khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ trên địa bàn trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua đạt khoảng 340.000 lượt. Trong đó, khách thăm Vịnh Hạ Long khoảng 65.200 lượt; Bảo tàng tỉnh gần 28.600 lượt; Yên Tử hơn 10.700 lượt; đền Cửa Ông đón hơn 8.400 lượt; chùa Ba Vàng khoảng 39.000 lượt...
Cùng với đó, tỷ lệ khách lưu trú tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang đạt 90-100%. Các tàu đưa đón khách tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long hoạt động liên tục. Những tín hiệu tích cực trên, các chuyên gia dự báo mùa hè 2022, Quảng Ninh sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách.
Cùng với các điểm đến nổi tiếng tại miền Bắc, các tỉnh Bắc Trung bộ cũng ghi nhận lượng khách tăng nhanh trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa qua tỉnh đón khoảng 900.000 lượt khách du lịch đến địa phương. Trong đó, lượng khách lưu trú tại các khu, điểm du lịch tăng bất ngờ trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Cụ thể, tổng lượt khách đạt khoảng 898.000 lượt, khách lưu trú là 577.400 lượt khách, tăng 85,6% so với năm 2021. Tổng thu khoảng 1.960 tỷ đồng, tăng 123,2% so với năm ngoái.
Một số khu du lịch trọng điểm ở Thanh Hóa thu hút đông lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng gồm: Khu du lịch biển Sầm Sơn đón 650.000 lượt khách, Khu du lịch biển Hải Tiến đón 75.000 lượt khách, Khu du lịch biển Hải Hòa, Bãi Đông (thị xã Nghi Sơn) đón 63.600 lượt khách, Khu du lịch Pù Luông (huyện Bá Thước) đón 7.350 lượt khách, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đón 13.200 lượt khách, thành phố Thanh Hóa đón 37.800 lượt khách…
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, bất động sản nghỉ dưỡng Thanh Hóa đã bắt đầu sôi động trở lại, từng bước trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn với du khách. Ngành Du lịch tỉnh Thanh Hóa đặt nhiều hi vọng vào thị trường bất động sản năm nay, chính những khởi đầu ấn tượng từ dịp lễ vừa rồi là yếu tố góp phần tạo đà cho nhữnh giao dịch sôi động sắp tới.
Tại Thừa Thiên-Huế, dịp nghỉ lễ có khoảng 45.000 lượt khách đến tham quan, du lịch tại địa phương, cao điểm trong ngày 30/4 -1/5 các khách sạn cao cấp đều hoạt động với công suất lớn với số khách lưu trú ước đạt 28.000 lượt với gần 650 khách quốc tế. Để thu về kết quả này, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động lễ hội văn hóa phục vụ du khách và người địa phương như: Festival Thuận An biển gọi, Ngày hội vùng cao A lưới, Ngày hội Huế - Kinh đô ẩm thực, Phố đêm Hoàng thành…
Tại Đà Nẵng, dịp lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, hoạt động du lịch ở đây đã sôi động và nhộn nhịp trở lại với nhiều chương trình, sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Trong 4 ngày nghỉ lễ, số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt hơn 254 nghìn lượt khách, tăng hơn 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lượng khách nội địa đạt khoảng 246,6 nghìn lượt khách, tăng hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021; khách quốc tế đạt khoảng 7,4 nghìn lượt khách, tăng gần 16 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, những địa điểm làm nên thương hiệu cho ngành du lịch Đà Nẵng như: Sun World Bà Nà Hills đón khoảng 50.000 khách, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đón khoảng 25.000 khách, Di tích quốc gia đặc biệt danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng 13.000 khách, Mikazuki Water Park 365 đón khoảng 15.000 khách… Khách đường thủy nội địa ước đạt 7.000 lượt khách. Công suất phòng khối 4-5 sao ước đạt trên 70%, khách sạn ven biển đạt trên 90%, khách sạn ở khu vực trung tâm có số khách đặt phòng từ 40 – 50%.
Còn tại Khánh Hòa, dù thời tiết có mưa, nhưng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay lượng du khách đến tỉnh Khánh Hòa vẫn rất đông, với hơn 275 ngàn lượt, doanh thu gần 530 tỷ đồng, tăng 217,58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số cơ sở lưu trú có công suất buồng phòng đạt cao như: Khách sạn nghỉ dưỡng Amiana 94%, khách sạn nghỉ dưỡng Hòn Tằm (80%), An Lâm Retreats Ninh Vân Bay (82%), Sixsense Ninh Vân Bay (80%); khách sạn nghỉ dưỡng Alma, Vinpearl Condotel Beachfront Nha Trang, Novotel Nha Trang… đạt công suất buồng phòng trên 70%.
Những con ấn tượng trên cùng những nỗ lực kiến tạo sản phẩm độc đáo của các doanh nghiệp sẽ là cầu nối đưa bất động sản nghỉ dưỡng trở lại ngôi vương, bằng những cú đột phá ngoạn mục hơn tỷong thời gian tới.