Dù đã cải thiện, Vietravel vẫn kinh doanh thua lỗ: Tương tai liệu có tươi sáng hơn?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ phiếu của Vietravel bị hạn chế giao dịch mua bánVietravel Airlines có kế hoạch lập tàu bay chở hàng hóaDu lịch hồi phục, Vietravel (VTR) báo doanh thu tăng gấp 4 lần nhưng vẫn thua lỗMới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định về việc mã chứng khoán VTR có mệnh giá 10.000 đồng cho một cổ phiếu. Ngoài ra, số lượng cổ phiếu bị hạn chế giao dịch ở mức 17.294.833 cổ phiếu và giá trị cổ phiếu bị hạn chế giao dịch dựa theo mệnh giá là 172.984.330.000 đồng. Bên cạnh đó, thời gian hạn chế giao dịch từ ngày 13/9.
Được biết, lý do khiến Vietravel bị hạn chế giao dịch là do công ty bị âm vốn sở hữu khi căn cứ theo báo cáo soát xét bán niên 2022. Vietravel thuộc trường hợp chứng khoán đăng ký giao dịch đã bị hạn chế giao dịch đúng theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 32, Quy chế đăng ký giao dịch. HNX cho hay: “Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo đối với việc cho phép cổ phiếu VTR của Vietravel được giao dịch trở lại bình thường sau khi doanh nghiệp khắc phục được nguyên nhân khiến cho việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch theo như quy định tại quy chế đăng ký giao dịch”.
Theo như báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2022, tính tới thời điểm ngày 30/6, vốn sở hữu của Vietravel đang ở mức âm 104,3 tỷ đồng, trong khi ở thời điểm đầu năm vẫn còn ghi nhận mức dương 8 tỷ đồng. Tính đến nay, Vietravel có hơn 300 tỷ đồng lỗ lũy kế. Điều đáng nói, tổng tài sản của Vietravel là hơn 2.234 tỷ đồng nhưng lại phải gánh khoản nợ lên đến 2.339 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ ngắn hạn của Vietravel chiếm hơn 1.676 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietravel vẫn giữ lại 65 tỷ đồng tiền mặt, tức là sau nửa năm đã giảm mạnh lên đến 42%.
Có thể thấy rằng, thị trường du lịch trong nửa đầu năm nay đã khởi sắc trở lại sau 2 năm phải đóng cửa vì dịch bệnh. Điều này khiến kết quả kinh doanh của Vietravel được cải thiện đáng kể, thế nhưng lợi nhuận của ông lớn ngành du lịch Việt Nam vẫn ghi nhận ở mức âm, chưa thể chuyển mình sang lãi. Cụ thể, Vietravel đã ghi nhận doanh thu gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, ở mức hơn 1.202 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi trừ đi giá vốn cùng với các chi phí khác, Vietravel vẫn bị lỗ ròng sau thuế lên đến hơn 114 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước ở mức âm hơn 290 tỷ đồng.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel cho biết, Vietravel thua lỗ trong bán niên năm trước là do hợp nhất số liệu kinh doanh từ các công ty con. Đến tháng 12/2021, doanh nghiệp này đã hoàn tất việc tái cấu trúc, sau đó tập trung vào việc phát triển du lịch - vốn được biết đến là mảng kinh doanh cốt lõi. Bên cạnh đó, Vietravel đã tiết giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp, khiến doanh thu và lợi nhuận trong nửa đầu năm nay đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, ông lớn ngành du lịch Việt đã tiến hành chuyển nhượng 55,58% cổ phần sở hữu của mình tại Công ty Cổ phần Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) cho nhà đầu tư. Sau khi thương vụ hoàn tất, Vietravel Airlines đã không còn là công ty con của Vietravel và cũng không hợp nhất số liệu báo cáo tài chính.
Chủ tịch Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ nhấn mạnh: “Dù kết quả kinh doanh của Vietravel tiếp tục bị âm bởi kết quả kinh doanh của các công ty con cùng với các công ty liên kết, thế nhưng đã cải thiện hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước”.
Thành lập Vietravel Airlines Cargo
Trong một diễn biến khác, mới đây hãng hàng không Vietravel Airlines đã chính thức ký kết để hợp tác với Công ty Asean Cargo Gateway (ACG) để thành lập Vietravel Airlines Cargo (VUAir Cargo) với mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không.
Cụ thể, Vietravel Airlines cùng với ACG đã chính thức công bố hợp tác đầu tư với VUAir Cargo cùng với tỷ lệ góp vốn tương ứng là 51% và 49%. Với việc hợp tác lần này, đôi bên mong muốn có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hóa cùng với khai thác vận chuyển hàng hóa hàng không và đại lý hàng hóa cho các hãng hàng không ở trong khu vực.
Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch Vietravel Airlines, việc triển khai đối với loại hình vận chuyển đa phương thức, đây sẽ là xu hướng tất yếu. Nguyên nhân bởi, đại dịch cùng với sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã minh chứng rằng, logistics là “mạch máu” của nền kinh tế thời điểm hiện tại. Ông Kỳ nhấn mạnh rằng: “Việc ký kết này đã mở ra một cơ hội mới, giúp đôi bên có thể triển khai cũng như thúc đẩy phát triển hệ sinh thái. Chúng tôi hi vọng, việc phát triển vận tải đa phương thức trên sẽ mở ra một cơ hội kết nối, nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa cùng với nhiều doanh nghiệp Việt”.
Bên cạnh đó, ông Vũ Đức Biên - Tổng giám đốc Vietravel Airlines cũng đã có những nhận định, đánh giá về tiềm năng của thị trường hiện nay. Ông Biên cho biết, thị trường hàng hóa hàng không thời điểm hiện tại không còn khá nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong đó, phải kể đến mối lo ngại về chuỗi cung ứng bị đứt gãy đang ngày càng tăng trong bối cảnh thị trường hàng hóa tại Việt Nam và Trung Quốc cùng với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á, châu Âu, châu Mỹ đều được đánh giá là khu vực có tăng trưởng GDP hàng năm cao nhất trên toàn cầu cùng với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động thuộc top cao nhất thế giới.
Giới chuyên gia nhận định, việc Vietravel thực hiện bước đi này sẽ mở ra cơ hội cho công ty và cả Vietravel Airlines có thể cải thiện tình hình kinh doanh sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, từ việc thành lập hãng bay cho đến khi được cấp giấy phép bay không hề đơn giản, đó là cả một quá trình dài. Điển hình phải kể đến trường hợp của Hãng bay IPP Air Cargo. Hãng bay này đã thành lập được hơn 2 năm nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn đang trầy trật để được cấp phép bay dù mọi thủ tục đều đã hoàn tất.
Chưa kể, giới đầu tư cũng đang vô cùng băn khoăn về việc góp vốn đầu tư cho dự án trên. Trong khi đó, sau 2 năm thành lập Vietravel Airlines đang gánh trên vai khoản lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng. Vietravel cũng chẳng khá khẩm hơn khi đang trong tình trạng nợ nần chồng chất, tiền nợ còn cao hơn tổng tài sản trong khi vốn chủ sở hữu ở mức âm 104 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 300 tỷ đồng. Có thể thấy, khó khăn vẫn còn đang đeo bám công ty du lịch này khi bức tranh tài chính thời gian qua vẫn khá u ám, cộng thêm việc cổ phiếu VTG đang rơi vào cảnh bị hạn chế giao dịch.