meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dự án đầu tư xây dựng là gì? Nguyên tắc cơ bản của dự án đầu tư xây dựng

Thứ năm, 02/03/2023-15:03
Dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa là những đề xuất liên quan đến sử dụng vốn để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình, nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của công trình trong thời hạn, chi phí xác định. Các dự án này có vai trò quan trọng giúp phát triển các khu đô thị, khu dân cư và các công trình hiện đại. 

Dự án đầu tư xây dựng là gì?

Căn cứ theo Khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, khái niệm của dự án đầu tư xây dựng được giải thích như sau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình, nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của công trình, dịch vụ hoặc sản phẩm trong thời hạn, chi phí xác định. 

Ở giai đoạn chuẩn bị, dự án đầu tư xây dựng cần được thể hiện qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hay Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, hoạt động xây dựng sẽ gồm các công việc: Khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng; lập quy hoạch xây dựng; thi công xây dựng; lập dự án; giám sát xây dựng; quản lý dự án; chọn nhà thầu; nghiệm thu công trình và bàn giao đưa công trình vào khai thác, bảo hành, bảo trì; các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình.

Dự án đầu tư xây dựng là gì? Nguyên tắc cơ bản của dự án đầu tư xây dựng - ảnh 1

Các loại dự án đầu tư xây dựng là gì?

Hiện nay, có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại và quy định đối với từng nhóm dự án đầu tư xây dựng, chúng sẽ có thủ tục, quy trình, quản lý và cách thức thực hiện riêng.

Về cơ bản, cách phân loại dự án đầu tư xây dựng được xác định dựa trên quy định tại Điều 5 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP như sau:

Thứ nhất, phân loại dự án đầu tư xây dựng theo quy mô, tính chất và loại công trình chính gồm 4 nhóm:

  • Dự án công trình quan trọng quốc gia
  • Dự án công trình nhóm A
  • Dự án công trình nhóm B
  • Dự án công trình nhóm C

Mỗi nhóm dự án sẽ được quy định những tiêu chí cụ thể quy mô, tính chất và loại công trình chính tại Phụ lục số 1 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thứ hai, loại dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, gồm 2 nhóm:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình, có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không gồm tiền sử dụng đất).

Thứ ba, phân loại dự án đầu tư xây dựng theo loại nguồn vốn sử dụng gồm 3 nhóm:

  • Dự án đầu tư công trình xây dựng có vốn ngoài ngân sách
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác
  • Dự án đầu tư công trình xây dựng từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước

Ngoài ra, dự án đầu tư xây dựng cũng có thể được phân loại theo từng hạng mục như: lập dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng và chung cư cho thuê, nhà ở, nhà nghỉ, khách sạn, nhà cao tầng, văn phòng cho thuê, lò gạch, nhà máy, trạm dừng chân, khu công nghiệp, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, nghĩa trang…

Dự án đầu tư xây dựng là gì? Nguyên tắc cơ bản của dự án đầu tư xây dựng - ảnh 2

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của dự án đầu tư xây dựng

  • Bảo đảm đầu tư xây dựng theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ môi trường, cảnh quan khu vực; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và đặc điểm văn hóa của địa phương; bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội song song với bảo vệ quốc phòng, an ninh, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Sử dụng hợp lý nguồn lực và tài nguyên tại khu vực có dự án; đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng trình tự đầu tư xây dựng.
  • Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật liên quan đến sử dụng vật liệu xây dựng; đảm bảo tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn đối với người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi tại các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Bảo đảm chất lượng, tiến độ và độ an toàn của công trình, cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản con người; bảo vệ môi trường; phòng chống cháy nổ.
  • Đảm bảo xây dựng đồng bộ trong từng công trình và với các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
  • Tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng; phải chịu trách nhiệm chất lượng công việc do mình thực hiện theo đúng quy định.
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm; phòng chống tham nhũng, hạn chế lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước với chức năng quản lý của người đầu tư, chủ đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Quá trình lập và thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và phát triển vật liệu công trình xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và phương hướng quản lý nhằm bảo đảm dùng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng là gì?

Theo quy định hiện hành, một dự án đầu tư xây dựng sẽ có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

Chuẩn bị dự án là giai đoạn đầu tiên của dự án đầu tư xây dựng. Để một dự án đầu tư xây dựng công trình được diễn ra thuận lợi, nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn này. Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng gồm các công việc sau:

Sau khi có ý tưởng về đầu tư, chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, kiểm tra năng lực đầu tư, khả năng huy động nguồn lực và lựa chọn địa điểm đầu tư.

Việc lập báo cáo đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư trong tình hình thực tế. Các hình thức lập báo cáo gồm có:

  • Tổ chức tiến hành lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có)
  • Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
  • Tổ chức lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện công việc cần thiết khác của giai đoạn chuẩn bị dự án

Tiếp theo đó, chủ đầu tư sẽ nộp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế. Tùy từng loại dự án, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt do cơ quan thực hiện sẽ khác nhau.

Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc xây dựng để chọn phương án thiết kế phù hợp nhất. Tổ chức, cá nhân có phương án được lựa chọn thì sẽ được ưu tiên thực hiện các bước thiết tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

Cuối cùng các chủ đầu tư sẽ tiến hành quản lý dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo an toàn cho các dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng

  • Thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất (nếu có);
  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng và rà phá bom mìn (nếu có);
  • Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế cũng như dự toán xây dựng;
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng);
  • Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng;
  • Thi công xây dựng;
  • Giám sát thi công;
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng công việc hoàn thành;
  • Nghiệm thu công trình hoàn thành;
  • Bàn giao công trình hoàn thành và đưa vào vận hành, chạy thử và thực hiện những công việc cần thiết khác;

 
 

 

Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình dự án đầu tư xây dựng, để dự án có thể bắt đầu đưa vào quá trình vận hành. Giai đoạn này gồm các công việc sau:

Nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng

  • Công trình được đưa vào khai thác sử dụng khi được xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế đã duyệt, được vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và có nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
  • Tùy theo từng loại công trình cụ thể, trong quá trình xây dựng, nhà thầu cũng có thể tiến hành bàn giao từng phần, từng hạng mục công trình đã hoàn thành để khai thác theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Biên bản nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình, từng phần công trình và toàn bộ công trình là các văn bản pháp lý để chủ đầu tư có thể đưa công trình vào khai thác sử dụng, cũng như quyết toán vốn đầu tư.
  • Hồ sơ bàn giao công trình bao gồm: Hồ sơ hoàn thành công trình; tài liệu hướng dẫn sử dụng và vận hành; quy định bảo trì công trình. Hồ sơ phải được nộp lưu trữ theo quy định pháp luật về lưu trữ nhà nước.

Kết thúc xây dựng công trình

  • Công trình kết thúc xây dựng khi chủ đầu tư nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đó đã hết thời gian bảo hành theo quy định. Trước khi bàn giao, nhà thầu phải di chuyển hết tài sản ra khỏi khu vực công trường xây dựng.

Vận hành dự án đầu tư xây dựng

  • Sau khi nhận bàn giao dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm vận hành, khai thác hiệu quả dự án theo đúng mục đích và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã phê duyệt.
  • Chủ đầu tư hoặc tổ chức quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng, bảo trì dự án theo quy định.

Quyết toán hợp đồng

Bảo hành công trình

Cách chia giai đoạn này chỉ mang tính tương đối. Thực tế chủ đầu tư có thể thực hiện đồng thời hoặc tiến hành trước một số công đoạn. Mỗi dự án khác nhau có thể sẽ có những giai đoạn khác nhau, được áp những quy định khác nhau…

Kết luận 

Thắc mắc Dự án đầu tư xây dựng là gì đã được giải đáp trong bài viết này. Dự án đầu tư xây dựng là các đề xuất liên quan đến sử dụng vốn để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình, nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng của công trình trong thời hạn, chi phí xác định. 

Có thể nói, đầu tư là một hoạt động quan trọng trong sự hình thành và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các dự án đầu tư xây dựng đang đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của các khu đô thị, khu dân cư và các công trình hiện đại, cũng như là minh chứng cho sự phát triển của một nền kinh tế. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

9 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

9 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

9 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

9 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước