meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đồng Nai, Bình Dương “mạnh tay” đầu tư vào loạt dự án logistics

Thứ năm, 29/06/2023-08:06
Hai địa phương Bình Dương và Đồng Nai mới đây vừa khởi công thêm hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, quy mô lớn nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm logistics lớn mạnh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển lĩnh vực logistics

Theo Báo Đầu tư, thời gian gần đây, hàng loạt những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm ở khu vực Đông Nam bộ đồng loạt được tiến hành khởi công xây dựng bao gồm tuyến đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu… Những dự án này sau khi hoàn thành xây dựng sẽ giải quyết triệt để được những “điểm nghẽn” về cơ sở hạ tầng đường giao thông kết nối liên vùng, giúp giảm tải tối đa chi phí ngành logistics.

Tại khu vực Đông Nam bộ, hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai có rất nhiều lợi thế để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics. Lý do là bởi 2 tỉnh thành này đều có xây dựng ga đường sắt và hệ thống đường bộ kết nối liên kết vùng đồng bộ, luôn nằm ở trong top đầu cả nước trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.

Theo Dự thảo Đề án Phát triển bền vững hệ thống logistics đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã xác định, trong giai đoạn các năm từ 2026 - 2030, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm logistics vệ tinh của khu vực Đông Nam bộ. Để thực hiện thực hóa mục tiêu quan trọng này, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển, xây dựng mới các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực logistics, cảng cạn ICD quy mô hiện đại, chuyên nghiệp, đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các trung tâm ICD Hòa Phú, ICD Bàu Bàng, ICD Vĩnh Tân, ICD Thạnh Phước, ICD An Điền.


Bình Dương đã xác định, trong giai đoạn các năm từ 2026 - 2030, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm logistics vệ tinh của khu vực Đông Nam bộ.
Bình Dương đã xác định, trong giai đoạn các năm từ 2026 - 2030, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm logistics vệ tinh của khu vực Đông Nam bộ.

Tỉnh Bình Dương quyết tâm đặt mục tiêu cho đến năm 2045, dịch vụ logistics sẽ trở thành một trong các ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng, mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh. Ông Nguyễn Văn Dành, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận định, Bình Dương phấn đấu quyết tâm trở thành một trung tâm logistics quy mô lớn, vệ tinh của toàn vùng Đông Nam bộ. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển, hoàn thiện những phương thức vận tải xanh, hiệu quả cao và đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng Nai cũng là một địa phương sở hữu nhiều lợi thế, ưu điểm tuyệt vời để có thể trở thành một trung tâm logistics quy mô của vùng, vì tỉnh này chỉ cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chưa đầy 30 km, đồng thời cũng chỉ cách cụm cảng Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 40 km. Thêm vào đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương này đã và đang được triển khai đầu tư đồng bộ, với nhiều tuyến đường huyết mạch, vô cùng quan trọng như là tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 TP Hồ Chí Minh.

Theo bản Dự thảo Quy hoạch Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh này đặt mục tiêu tính đến năm 2030 sẽ đưa dịch vụ vận tải trở thành một trong những ngành mũi nhọn và động lực quan trọng để phát triển của toàn nền kinh tế tỉnh. Trong đó, sẽ hình thành nên trung tâm logistics hàng không dựa vào những lợi thế của sân bay quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng và hình thành nên một trung tâm thương mại điện tử quy mô xuyên biên giới.


Dịch vụ vận tải trở thành một trong những ngành mũi nhọn và động lực quan trọng để phát triển của toàn nền kinh tế tỉnh Đồng Nai.
Dịch vụ vận tải trở thành một trong những ngành mũi nhọn và động lực quan trọng để phát triển của toàn nền kinh tế tỉnh Đồng Nai.

Biến “giấc mơ” trở thành hiện thực

Thời điểm giữa tháng 5/2023, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã tiến hành thảo luận, làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để bàn về kế hoạch triển khai xây dựng công trình ga Sóng Thần trở thành trung tâm logistics chính của tỉnh và toàn vùng Đông Nam bộ. Theo đó ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chia sẻ thông tin, Bộ Giao thông - Vận tải đang nhanh chóng xây dựng để trình lên Chính phủ phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng tuyến đường sắt hiện đại với 8 khu ga, trong đó kế hoạch triển khai quy hoạch ga Sóng Thần sẽ trở thành nhà ga trọng điểm về hàng hóa ở khu vực phía Nam.

Với thế mạnh là đẩy mạnh phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh Bình Dương xác định việc cố gắng đẩy nhanh phát triển dịch vụ logistics chính là nền tảng quan trọng nhất để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy sự liên kết vùng và tích lũy thêm cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành một trung tâm dịch vụ logistics của Vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam. Với việc đẩy mạnh phát triển nhanh chóng những khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là mảnh đất “màu mỡ” cho những đơn vị doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ logistics.


Lĩnh vực logistics tại hai địa phương đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Lĩnh vực logistics tại hai địa phương đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Warburg Pincus (Hoa Kỳ) và Becamex IDC đã hợp tác và lên kế hoạch đầu tư vào Dự án Trung tâm Thương mại điện tử xuyên biên giới có quy mô lên đến hơn 75 ha. Ngoài ra, còn có thêm một số các dự án logistics đến từ các tập đoàn nước ngoài lớn đã đầu tư vốn và đi vào hoạt động ổn định như Trung tâm phân loại hàng hóa công nghệ cao của sàn thương mại điện tử Lazada được đặt địa chỉ tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1, hay kho ngoại quan phục vụ cho ngành chế biến gỗ và nội thất có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á đang nằm tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.

Đối với tỉnh Đồng Nai, lĩnh vực logistics cũng đã chứng kiến những bước chuyển biến vô cùng mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm rất lớn của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thời điểm giữa tháng 2/2023, UBND tỉnh này cũng đã thông qua phê duyệt bản quy hoạch chi tiết về việc triển khai Trung tâm kho vận thông minh Cainiao Đồng Nai thực hiện tại huyện Trảng Bom. Dự án này có quy mô diện tích là 16,8 ha, trong đó có 9 ha phục vụ xây dựng nhà kho và dịch vụ lưu trữ sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của đơn vị doanh nghiệp sản xuất. Dự án do Cainiao Network (Tập đoàn Alibaba) thực hiện đầu tư.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

21 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

21 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

21 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

21 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước