Doanh nhân Trương Công Thắng: Vị thuyền trưởng chèo lái Masan Consumer ngày càng phát triển
BÀI LIÊN QUAN
Giải mã "cây hái tiền" Masan Consumer của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp cùng tệp khách hàng lớnNhờ mua lại Winmart, doanh thu mì gói và nước chấm của Masan Consumer tăng trưởng liên tục 20 - 30%Cty Masan Consumer: Thông Tin về Công Ty Masan ConsumerCông ty cổ phần (CTCP) hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer Corp) thuộc hệ sinh thái Masan Group là một trong những công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam. Masan Consumer được coi là trụ cột quan trọng của Tập đoàn, đồng thời là “cây ATM hái tiền” cho tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cùng các cộng sự của ông.
Khoảng giữa năm 2017, ông Trương Công Thắng được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Masan Consumer. Thời điểm hiện tại, ông Thắng còn là thành viên HĐQT VinaCafé Biên Hòa (VCF), Công ty Nước Khoáng Vĩnh Hảo…
Chủ tịch Masan Consumer Trương Công Thắng là ai?
Ông Trương Công Thắng sinh ngày 06/03/1973, trình độ chuyên môn là Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ ngày 23/6/2017, ông Trương Công Thắng trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (MCH). Từ ngày 24/9/2020, doanh nhân 7x đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NET).
Bên cạnh đó, ông Thắng còn là Thành viên HĐQT CTCP Nước Khoáng Vĩnh Hảo (VHW) từ ngày 24/4/2013; Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thực phẩm Masan; Chủ tịch CTCP Masan Agri.
Thời điểm hiện tại, ông Thắng là Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thực phẩm Masan, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Green Garden. Trước đó, ông Thắng đã làm việc tại Liên doanh Sea Breeze Holding Co., ITC Global Holdings Co., Công ty TNHH Procter & Gamble.
Một trong những “người hùng” tạo nên thành công của Masan Consumer
Ông Trương Công Thắng từng giữ chức Tổng giám đốc Masan Consumer từ năm 2007. Đến năm 2014, ông xin từ chức vì lý do cá nhân. Tuy nhiên, vị doanh nhân này vẫn được xem là người có công đưa Masan Consumer trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường hàng tiêu dùng nhanh với các dòng sản phẩm chính là gia vị (thương hiệu Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư...), mì ăn liền (thương hiệu Kokomi và Omachi) và đồ uống (Vĩnh Hảo, Vinacafé).
Thời điểm hiện tại, số lượng các điểm bán lẻ của Masan lên đến 300.000 điểm. Trong đó, có tới 194.000 điểm cho tất cả các dòng hàng do Masan Consumer sản xuất và kinh doanh với gần 2.700 nhân viên bán hàng. Đây là nền tảng vững chãi để công ty tiếp cận được khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí vận chuyển. Có thể nói, tập khách hàng của Masan Consumer trải rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn với mức thu nhập từ trung bình trở lên.
Thông qua giao dịch mua lại Win Commerce (WCM), tính đến cuối năm 2021 Masan Consumer đã sở hữu và điều hành hệ thống siêu thị bao gồm 122 siêu thị WinMart cùng với 2.619 cửa hàng WinMart+. Đến cuối tháng 3 năm nay, Vinmart + đã có 2.708 cửa hàng và hơn 100 siêu thị Vinmart bao phủ khắp cả nước. Sự cộng hưởng của chuỗi bán lẻ này đang mang tới lợi thế cho “ông lớn” Masan trong việc cung ứng sản phẩm trực tiếp.
Từ năm 2020, người tiêu dùng đã có sự chuyển đổi lớn, từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại; nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng với xu thế đô thị hóa tại các vùng nông thôn. Theo nhận định của ban lãnh đạo Masan, tại Việt Nam sẽ xuất hiện và bùng nổ cuộc cách mạng về bán lẻ hiện đại, khi tốc độ đô thị hóa đạt 50% và tầng lớp trung lưu (với mức thu nhập bình quân đầu người từ 5.000 USD) thực sự xuất hiện. Dự kiến, các hình thức mua sắm hiện đại chiếm khoảng 30% thị trường bán lẻ trong tương lai gần, hơn hẳn so với mức khoảng 10% như hiện nay.
Năm 2021, Tập đoàn Masan đã công bố chuyển nhượng 5,5% cổ phần phát hành mới của The CrownX cho nhóm các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Alibaba cùng Baring Private Equity Asia (BPEA). Con số này tương đương 400 triệu USD, Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỷ USD (trước phát hành), tương đương trị giá mỗi cổ phần là 93.5 USD (xấp xỉ 2.150.000 đồng cho một cổ phiếu).
Thực tế, tất cả sản phẩm của Masan Consumer đều thuộc mặt hàng tiêu dùng nên tính đồng nhất trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp này tương đối cao. Trong năm qua, doanh thu lớn nhất của Masan Consumer đến từ ngành hàng gia vị khi chiếm tới 36% tổng doanh thu. So với năm 2020, có tới 5/6 ngành hàng đều có sự tăng trưởng doanh thu dương. Đặc biệt, ngành thịt chế biến còn tăng trưởng đến hơn 50%. Riêng ngành hàng đồ uống đóng chai lại ghi nhận mức doanh số giảm do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội kéo dài vì dịch bệnh Covid-19.
Không thể phủ nhận, sức mạnh lớn của Masan Consumer thời điểm hiện tại chính là nằm ở 2 chữ “thương hiệu”. Trong đó, những cái tên như nước mắm Chinsu, Nam Ngư, mì tôm Omachi, Kokomi, Cafe Wake Up 247,... đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
Đáng chú ý, trong năm 2021, Masan Consumer có 5 thương hiệu có doanh thu trên 2.000 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp của Masan Consumer thậm chí còn cao hơn hẳn biên lợi nhuận gộp hợp nhất của tập đoàn Masan. Dự kiến trong năm 2022, Masan Consumer tiếp tục đạt tăng trưởng doanh thu cùng với lợi nhuận hai con số thông qua chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính cùng với sự gia tăng cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới như ngành hàng thịt chế biến và chăm sóc cá nhân và gia đình.
Không chỉ lợi nhuận ấn tượng, Masan Consumer còn có dòng tiền dư dả từ hoạt động kinh doanh chính. Theo lưu chuyển tiền tệ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp này trong những năm gần đây, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chính của Masan Consumer luôn dương. Năm 2021, số dư của Masan Consumer là hơn 13.000 tỷ đồng, đóng góp phân nửa vào lượng tiền mặt hợp nhất cuối năm của tập đoàn là 22.600 tỷ đồng.
Hành trình thành “ông lớn” ngành tiêu dùng Việt của Masan Consumer
Masan Consumer có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Được biết, Masan Consumer chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng.
Masan Consumer chuyên sản xuất và phân phối hàng loạt các sản phẩm thực phẩm và nước giải khát. Những sản phẩm của doanh nghiệp này rất đa dạng, từ nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền đến cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai. Không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng trong nước, Masan Consumer còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia.
CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH). Năm 1996, Tập đoàn Masan chính thức bắt đầu lĩnh vực thực phẩm khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị. Năm 2000, Masan tiếp tục thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
Đến năm 2002, Masan chính thức tung sản phẩm đầu tiên của mình ra thị trường, đó chính là nước tương Chinsu. Chỉ một năm sau đó, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Cũng trong năm này, doanh nghiệp tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chinsu.
Năm 2007, công ty giới thiệu thêm một loạt sản phẩm khác như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi. Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food). Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Cũng trong năm 2011, Masan Consumer đã thực hiện việc phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, định giá công ty thời điểm đó là 1,6 tỷ USD.
Cuối năm 2011, Masan Consumer bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa - bước đi đầu tiên đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm. Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte.,Ltd (Thái Lan), tuyên bố mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước trong khu vực ASEAN. Cuối tháng 9/2016, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chinsu Yod Thong” dành riêng cho thị trường Thái Lan.
Sáng ngày 3/8/2019, trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam - Vietnam Food Day tại thành phố Osaka được tổ chức bởi Tổng lãnh sự Việt Nam, tương ớt Chinsu đã chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Việc nhập khẩu nhằm cung ứng cho cộng đồng người Việt tại Nhật, đồng thời cung cấp một loại gia vị mới cho việc chế biến thực phẩm và các bữa ăn của người dân xứ sở hoa anh đào.
Bên cạnh tương ớt Chinsu, công ty còn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vinacafe Biên Hòa. Không chỉ chinh phục người tiêu dùng Việt, các sản phẩm của Masan Consumer ngày càng được nhiều quốc gia ưa chuộng, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.