Nhờ mua lại Winmart, doanh thu mì gói và nước chấm của Masan Consumer tăng trưởng liên tục 20 - 30%
BÀI LIÊN QUAN
Quý I/2022: Kienlongbank báo lãi 127 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trướcĐất Xanh Group (DXG) báo lãi quý 1/2022 giảm 43% do hụt thu từ BĐSQuý 1/2022, PV Power (POW) bất ngờ báo lãi trước thuế 880 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳTheo Nhịp sống kinh tế, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã CK: MCH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022. Cũng theo đó, trong quý 1, doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings (MCH) so với cùng kỳ năm trước tăng 17,5% đạt 6.185 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 32% đạt 1.185 tỷ đồng.
Còn doanh thu tăng trưởng hơn giá vốn nên lợi nhuận gộp của Masan Consumer Holdings cũng tăng 20,5% đạt 2.500 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ 41% lên 42%. Kết quả, lãi sau thuế trong quý 1, MCH đạt 1.185 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 32%. Về Vincommerce, số lượng cũng đã gia tăng đáng kể trong 4 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, trong quý 1/2022, Masan Consumer Holdings đã mở mới 109 điểm bán cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ này. Tuy nhiên, lượng hàng của Masan Consumer Holdings bán thông qua hệ thống Winmart, Winmart+ vẫn còn khá thấp. Cụ thể, trong quý 1/2022, doanh số bán hàng thông qua WCM của MCH chỉ đạt 271 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 32% nhưng chỉ bằng 4,4% doanh thu thuần cả quý.
Quý 1/2022, Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) báo lãi trước thuế 1.500 tỷ đồng
Báo cáo cho thấy, lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2022 của Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) tăng hơn 8% lên 1.316 tỷ đồng.VHC Viettel Post (VTP) báo lãi quý 1 giảm 5% do biên lãi gộp mảng dịch vụ bị thu hẹp đáng kể
Mặc dù doanh thu cung cấp dịch vụ tăng trưởng cao hơn 39% lên 2.237 tỷ đồng tuy nhiên biên lãi gộp lại bị thu hẹp đáng kể từ 11,5% xuống còn 7,3% khiến cho lợi nhuận quý 1/2022 của Viettel Post (VTP) đi lùi.CIO của Masan từng chia sẻ rằng những nhà sản xuất như Masan, Vinamilk sợ rằng sẽ phải chia sẻ biên lợi nhuận cho các nhà phân phối, bán lẻ sẽ có khả năng khống chế thị trường. Và Masan mua lại Winmart với tham vọng sẽ trở thành kẻ khống chế thị trường đó đồng thời tạo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất Việt. Kế hoạch năm 2022 của Masan chia sẻ sẽ gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi Winmart.
Hiện tại, Masan đang có lợi thế lớn về thương hiệu khi có đến 12 nhãn hiệu sản phẩm đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau. Hầu hết các loại thực phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày đều là sản phẩm của Masan và ưu tiên các sản phẩm tại Winmart. Không chỉ có lợi cho MCH mà còn gián tiếp giúp cho WCM gia tăng được doanh thu. Hơn thế, cả hai phía MCH và WCM đều sẽ tiết kiệm được chi phí trung gian và thời gian vận chuyển khi mà các sản phẩm Winmart bày bán đều được sản xuất bởi Masan.
Masan Consumer có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - đây là công ty chiếm vị trí thứ 7 trong danh sách TOP 50 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam trong năm 2016 và đứng ở vị trí thứ 2 trong ngành hàng tiêu dùng. Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan chuyên sản xuất và phân phối một loạt sản phẩm thực phẩm, nước giải khát như: Nước tương, nước mắm, tương ớt, mì ăn liền, cà phê hòa tan, ngũ cốc ăn liền, đồ uống đóng chai. Công ty hiện xuất khẩu các sản phẩm đến thị trường Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và Campuchia.