Doanh nhân Sam Altman - "Cha đẻ" của ChatGPT giàu có cỡ nào?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Nguyễn Hoài - CEO bánh chưng Nương Bắc: Chưa biết gói bánh đã thành lập công ty cùng hành trình vực dậy “đứa con” tinh thầnDoanh nhân Lý Đông Sinh: Từ kỹ sư đến quản đốc xưởng, từng bước trở thành CEO Tập đoàn điện tử đa quốc gia TCLDoanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó Chủ tịch Tập đoàn Alphanam: Người ta chỉ biết mục đích của cuộc sống khi nhận ra sứ mệnh của mình!ChatGPT chính thức được ra mắt vào ngày 30/11/2022 và đã nhanh chóng thu hút được nhiều sự chú ý nhờ vào các câu trả lời chi tiết cũng như rõ ràng trên nhiều lĩnh vực kiến thức. Và người sáng tạo hay còn được gọi là cha đẻ của ChatGPT đó là Sam Alman.
Sam Alman sinh năm 1985 là một doanh nhân, lập trình viên và là nhà đầu tư cũng như blogger có tài sản ròng trị giá là 2 tỷ USD. Anh sinh ra ở Chicago, Illinois, Mỹ Anh và lớn lên ở St. Louis, Missouri, sau đó theo học Trường John Burroughs - đây là một trường dự bị đại học ở ngoại ô Ladue. Anh cũng theo học Đại học Stanford về khoa học máy tính; mặc dù vậy thì cuối cùng anh ấy cũng đã bỏ học vào năm 2005. Và khi được tặng một chiếc máy tính vào sinh nhật lần thứ 9 thì niềm đam mê với công nghệ thông tin ở trong anh cũng đã được khơi dậy. Đây cũng được coi là bước ngoặt giúp cho anh có thể giàu có như ngày hôm nay.
Microsoft ôm mộng vào ChatGPT với cú đặt cược 10 tỷ USD: Kết quả sẽ nở hoa hay bế tắc?
Dường như, Microsoft đang muốn kiểm tra loạt sản phẩm như Office và Window với công nghệ GPT. Microsoft thông qua điện toán đám mây cũng sẽ được hưởng lợi vì OpenAI đã xây dựng cũng như đào tạo nhiều mô hình GPT của mình trên Azure, đồng thời có thể cung cấp dịch vụ chatbot cho các khách hàng Azure. Càng sử dụng nhiều, khách hàng càng nhận về dịch vụ tốt hơn.Môi giới bất động sản “nghiện” ChatGPT
Chỉ mới ra mắt gần đây, thế nhưng ChatGPT đã được lan truyền rộng rãi và nhận nhiều đánh giá tích cực từ người dùng. ChatGPT hay với tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển.ChatGPT là gì? Những điều làm thế giới công nghệ “điên đảo” vì ChatGPT
Nếu muốn tìm hiểu thêm về ChatGPT là gì, bài viết dưới đây có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. ChatGPT là một chatbot do OpenAI phát triển, ra mắt vào ngày 30/11/2022 và trở thành “cú nổ” công nghệ khi thu hút hàng triệu người dùng chỉ trong vòng 5 ngày.Sam Altman được biết đến nhiều với tư cách là Giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tư nhân OpenAI, cựu chủ tịch của công ty khởi nghiệp công nghệ Y Combinator. Anh còn được biết đến như là một nhà đầu tư thiên thần lớn đã đầu tư vào các công ty như là Asana, Zenefits, Instacart, Soylent và Airbnb. Anh cũng đã lần đầu tiên đạt được danh hiệu tỷ phú vào hồi tháng 1/2023 sau khi mà OpenAI hoàn thành được vòng huy động vốn với Microsoft. Công ty này cũng đã được định giá công ty AI đứng sau ChatGPT ở mức 29 tỷ USD.
Quyết tâm bỏ học để khởi nghiệp
Sam Altman sinh ra và lớn lên ở St. Louis, Missouri và có gốc là người Do Thái. Vào năm lên 8 tuổi anh đã được mẹ là một bác sĩ da liễu tặng cho chiếc máy tính đầu tiên và đã nhanh chóng yêu thích nó. Đây cũng chính là món quà giúp định hình tương lai của anh sau này. Và sau khi tốt nghiệp trường John Burroughs ở địa phương thì Sam Altman đã tiếp tục theo học ngành khoa học máy tính ở Đại học Stanford nhưng đã bỏ học vào năm 2005. Vào năm 2017, anh nhận bằng danh dự của Đại học Waterloo.
Trở lại vào năm 2005, sau khi bỏ học Đại học Stanford thì Sam Altman đã đồng sáng lập và đã trở thành CEO của Loopt - đây chính là ứng dụng di động và mạng xã hội dựa trên vị trí. Loopt cũng từng huy động được 30 triệu USD nhưng đã phải đóng cửa vào năm 2012 bởi vì không thu hút được sự chú ý, sau đó là bị thâu tóm với mức giá là 43,4 triệu USD.
Cho đến năm 2011, Sam Altman đã trở thành đối tác bán thời gian ở Y Combinator - đây chính là một công ty khởi nghiệp công nghệ, đứng đằng sau đã giúp thành lập hơn 3.000 công ty, ví dụ như Airbnb, Dropbox, DoorDash, Reddit và Twitch. Và vài năm sau, đến năm 2014, Sam Altman đã trở thành chủ tịch mới của công ty và thay thế cho Paul Graham. Đến năm 2015 thì anh đã tuyên bố thành lập YC Continuity - đây là một quỹ đầu tư trị giá 700 triệu USD đầu tư vào các công ty của Y Combinator. Cũng cùng năm đó thì Sam Altman tuyên bố sẽ thành lập nên Y Combinator Research - đây chính là một phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận chú trọng vào nghiên cứu giáo dục, thu nhập cũng như phát triển đô thị và tương lai của máy tính.
Đến năm 2016, Sam Altman đã thông báo rằng ông sẽ trở thành chủ tịch của Tập đoàn YC có bao gồm Y Combinator cũng như các đơn vị khác. Sau đó ba năm thì đã chuyển sang vị trí chủ tịch để có thể tập trung hơn vào các công ty khác của mình đó chính là OpenAI. Cho đến năm 2019 thì Sam Altman đã từ chức để tập trung vào OpenAI. Và từ đầu năm 2020 ông cho biết sẽ không còn đóng vai trò vào ở YC nữa.
Tham vọng AI của Sam Altman
Được biết, OpenAI bắt đầu như một tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2015 với sự tài trợ từ Sam Altman khi còn đang ở Y Combinator. Ông cũng đứng ở trong hàng ngũ thành lập công ty, cùng với CEO Tesla Eon Musk và nhà đồng sáng lập LinkedIn Reid Hoffman cùng nhiều thành viên khác. Công ty đặt trụ sở ở quận Mission, San Francisco và đã nhanh chóng trở thành một đối trọng về nghiên cứu AI trước những công ty công nghệ lớn khác, như là Google.
Và thay vì theo đuổi lợi nhuận doanh nghiệp thì OpenAI cam kết sẽ thúc đẩy công nghệ bởi lợi ích của nhân loại. Điều lệ thành lập có điều khoản sẽ từ bỏ đi cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo nói chung nếu như có một đối thủ cạnh tranh được một thành tựu cụ thể trước. Để tìm hiểu chi tiết hơn về OpenAI, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết OpenAI là gì?.
Mặc dù vậy thì chiến lược đó thay đổi từ khi mà Sam Altman nắm quyền điều hành. Ngay sau khi trở thành CEO vào cuối năm 2019 thì ông cũng đã nhận được một tỷ USD tài trợ khi bay đến Seattle trình diễn mô hình AI mới nhất của mình dành cho CEO Microsoft Satya Nadella.
Chính thỏa thuận với Microsoft cũng mang lại cho OpenAI nhiều thứ, nhất là tài nguyên cần thiết để có thể đào tạo cũng như cải thiện được thuật toán AI - đây là yếu tố chính dẫn đến một loạt đột phá về sau. Trái lại thì thỏa thuận cũng đã đem lại cho Microsoft chỗ đứng chiến lược trong cuộc chạy đua vũ trang để có thể tận dụng những tiến bộ trong AI, cũng như cũng được tích hợp các AI tiên tiến nhất vào các sản phẩm khác của mình.
Và kể từ khi Sam Altman điều hành thì OpenAI cũng đạt được nhiều thành tựu, đáng chú ý là trong năm 2022. Giữa năm 2022, AI Dall-E 2 đã cho phép người dùng có thể tạo tác phẩm nghệ thuật chỉ bằng chuỗi văn bản, trong khi đó ChatGPT gần đây được mô tả là một AI siêu thông minh, đa tài và có thể trả lời mọi thứ như người thật. Một số cũng đã đặt ra câu hỏi liên quan đến lập trình và cũng khẳng định phản hồi của ChatGPT hoàn hảo. Nó thậm chí còn có thể viết kịch bản phim, kết hợp nhiều diễn viên từ loạt phim khác nhau. Tuy nhiên ChatGPT cũng xây dựng những bài luận học thuật cơ bản và đặt ra thách thức cho các học viện cũng như trường đại học ở trong tương lai.
Có thể thấy, cách tiếp cận mới của Sam Altman giúp cho những nhà đầu tư vào OpenAI cũng nhận được lợi nhuận gấp gần 100 lần so với khoản đóng góp ban đầu, tuy nhiên khiến cho tôn chỉ phi lợi nhuận bị phá vỡ. Vị CEO này đang phải đối mặt với những hoài nghi khi bị cho là đi ngược với mục đích làm cho nghiên cứu trở nên minh bạch và tránh làm giàu cho các cổ đông.
OpenAI cũng đang đàm phán về việc bán cổ phiếu thuộc sở hữu của nhân viên. Trong một đề nghị đấu thầu trước đó, OpenAi được định giá khoảng 14 tỷ USD.
Sam Altman thời gian gần đây cũng không giấu được ý định kinh doanh đối với OpenAI và thậm chí khẳng định đang sớm định hình chiến lược kiếm tiền từ những gì đang nghiên cứu. Và theo một số nguồn tin nội bộ thì đến nay OpenAI cũng đã tạo ra được doanh thu hàng chục triệu USD, chủ yếu từ việc bán các đoạn code cho các nhà phát triển khác. Nguồn tin này cũng nói rằng Sam Altman kỳ vọng công ty sẽ sớm đạt được mức doanh thu hàng năm lên đến một tỷ USD và chủ yếu đến từ tính phí người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.
Mặc dù các sản phẩm như là ChatGPT đang được đánh giá cao nhưng Sam Altman cũng thừa nhận kết quả đầu ra của chương trình thực tế chứa nhiều lỗi. Ông viết trên ChatGPT vào đầu tháng này rằng: “Nó biết rất nhiều, nhưng điều nguy hiểm là nó tự tin và sai một phần đáng kể". Đạt được nhiều thành tựu công việc thì Sam Altman ít nói về cuộc sống cá nhân. Ông cũng là người đồng tính nam và thừa nhận điều này khi còn rất trẻ. Bên cạnh đó ông cũng là người ăn chay thuần từ nhỏ.
ChatGPT giúp Sam Altman tăng tài sản gấp 8 lần
Song song với Elon Musk và một số nhà đầu tư khác thì Sam Altman cũng đã công bố thành lập OpenAI vào hồi tháng 12/2015 và cũng cam kết sẽ tài trợ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động của nó. Có bao gồm tập đoàn bởi vì lợi nhuận OpenAI LP và tổ chức phi lợi nhuận OpenAI Inc., công ty mẹ của nó và OpenAI cũng tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Và mục tiêu của nó chính là thúc đẩy phát triển AI mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Sam Altman cũng giữ vai trò Giám đốc điều hành của công ty.
Được biết, OpenAi cũng đã phát hành nhiều sản phẩm và ứng dụng. Vào 10/1/2023, OpenAi cũng đã huy động vốn từ Microsoft trong một vòng cấp vốn tư nhân và định giá công ty ở mức 29 tỷ USD. Theo Wealthyrichceleb thì tính đến tháng 8/2022, tài sản ròng ghi nhận là 250 triệu USD, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại theo Celebritynetworth thì con số này đã lên tới 2 tỷ USD và phần lớn nhờ vào Chat GPT. Để tìm hiểu chi tiết về ChatGPT, mời bạn đọc tham khảo bài viết ChatGPT là gì?.
Những khoản đầu tư khác của Sam Altman
Sam Altman chính là một nhân vật quan trọng trong thế giới đầu tư kinh doanh. Anh cũng đã đầu tư vào các công ty lớn như là Airbnb, Reddit, Asana, Pinterest, Teespring, Instacart, Vicarious, Soylent, Verbling và Stripe. Bên cạnh đó thì anh còn là Giám đốc điều hành của Reddit trong 8 ngày vào năm 2014 và kế nhiệm Yishan Wong.
Bên cạnh công việc kinh doanh và đầu tư của mình thì Sam Altman còn là chủ tịch HĐQT của các công ty năng lượng hạt nhân Oklo và Helion. Sam Altman cũng đã tuyên bố rằng, năng lượng hạt nhân chính là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của thế giới đối với sự phát triển công nghệ.
Còn về khía cạnh từ thiện thì Sam Altman đã hỗ trợ rất nhiều ở trong việc tài trợ dành cho Dự án Covalence - đây là một nhóm chuyên hỗ trợ các nhà nghiên cứu triển khai những thử nghiệm lâm sàng nhanh chóng về dịch bệnh COVID-19 với sự hợp tác của công ty khởi nghiệp TrialSpark.
Nguồn: Meey News