meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Ngô Tường Vy - CEO CTCP Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu: Hành trình đưa nông sản Việt vươn tầm quốc tế

Thứ năm, 22/06/2023-21:06
Chánh Thu là một trong những doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc. Trong một buổi đánh giá của cán bộ cán bộ Tổng cục Hải quan với những vườn sầu riêng của Việt Nam trước khi cấp mã số xuất khẩu, vườn sầu riêng của Chánh Thu đã được đánh giá cao nhất.

Nhớ lại năm ngoái, doanh nhân Ngô Tường Vy và Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đến tháng 9 cùng năm, Chánh Thu trở thành doanh nghiệp xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường tỷ dân, đến tháng 11 đã xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang Mỹ. Trước đó, Chánh Thu cũng là tên tuổi được nhiều người biết đến khi trở thành doanh nghiệp được xuất khẩu lô xoài đầu tiên vào thị trường Mỹ (2019) và lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Nhật Bản (2020)…


Nhớ lại năm ngoái, doanh nhân Ngô Tường Vy và Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã gặt hái được nhiều thành tựu
Nhớ lại năm ngoái, doanh nhân Ngô Tường Vy và Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã gặt hái được nhiều thành tựu

Có được thành công ấn tượng này, mấy ai ngờ được người chèo lái Chánh Thu lại là một người phụ nữ còn khá trẻ, sinh năm 1986. Để có được những thành quả trên, nữ CEO Tường Vy cho biết Chánh Thu đã có sự chuẩn bị vô cùng kỹ càng theo tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap, FSSC 22000… đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính; không ngừng nâng cao tiêu chuẩn để hoạt động xuất khẩu chính ngạch không còn là điều xa xỉ và hạn chế.

Bắt đầu từ hai bàn tay trắng

Khi còn là một cô bé, Ngô Tường Vy đã phụ giúp cha mẹ đi chợ, nấu ăn cho công nhân, ghi chép số liệu hàng hóa với các thương lái. Nhờ đó, 8x dần hiểu được những vất vả, khó khăn trong công việc kinh doanh của gia đình. Theo thời gian, Tường Vy dần thấm những kinh nghiệm trong nghề, xây dựng cho mình ước mơ lớn về trái cây và nông sản Việt Nam.

Năm 10 tuổi, biến cố bất ngờ ập đến khi công việc kinh doanh gia đình thua lỗ, tài sản hết sạch. Chủ nợ ngày ngày đeo bám khiến bạn bè ngại ngần tiếp xúc, sau đó né tránh luôn Tường Vy. Khi đó, 8x còn quá nhỏ để hình dung khoản nợ ấy lớn đến mức nào, tuy nhiên chiếc tivi duy nhất trong gia đình cũng bị mang đi. Do đó, chị càng nung nấu ước mơ vươn lên thay đổi cuộc sống, thực hiện những điều mà cha mẹ mình chưa làm được. Những khó khăn thử thách càng khiến chị thêm chịu khó, bền bỉ và bản lĩnh.

Giống như một sự sắp đặt của cuộc đời, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tường Vy quyết định khăn gói lên TPHCM để học một số kiến thức về kinh doanh. Cô không học để lấy bằng cấp mà chỉ học những chứng chỉ cơ bản, thiết thực với việc quản trị, sau đó  nhanh chóng về quê để đảm nhiệm vị trí quản lý chi nhánh tại tỉnh Tiền Giang ở tuổi 23. Đây cũng là thời điểm Ngô Tường Vy xác định bản thân phải thay đổi tư duy và xây dựng niềm tin.


Kể từ khi bắt đầu hành trình thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu vào năm 2009, Tường Vy đã nhanh chóng tiến tới xây dựng vùng trồng nguyên liệu với tiêu chuẩn khắt khe
Kể từ khi bắt đầu hành trình thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu vào năm 2009, Tường Vy đã nhanh chóng tiến tới xây dựng vùng trồng nguyên liệu với tiêu chuẩn khắt khe

Thời điểm Chánh Thu mới thành lập còn chưa có các bộ phận và phòng ban. Tường Vy kiêm rất nhiều việc, từ làm việc đến khách hàng, thu mua và vận hành cho đến những công việc liên quan đến giấy tờ và kiểm tra chất lượng…, xử lý hàng trăm tấn trái cây mỗi ngày. Công việc áp lực, bận rộn nên mỗi ngày chị chỉ được ngủ 2-3 tiếng. Có những ngày, Tường Vy phải kiểm tra từng trái nhãn và cân từng giỏ hàng, đôi khi phải xử lý 45 tấn nhãn/ngày.

Dù công việc vất vả trăm bề vì việc gì cũng đến tay, thế nhưng đây là hành trang đáng quý để nữ CEO trẻ học hỏi nhiều kinh nghiệm, bao gồm: Tư duy, cách quản lý và thấu hiểu được quá trình sản xuất… từ đó trở thành nền tảng để thực hiện những vị trí quản lý cao hơn. 

Không lâu sau, CEO Ngô Tường Vy tự xác lập cho Chánh Thu một hướng đi mới, đó là thay đổi tư duy của người nông dân cũng như xây dựng niềm tin cho khách hàng. Trong thời gian tới, Chánh Thu sẽ khẳng định nhiều  hơn giá trị thương hiệu, tạo giá trị thiết thực và lâu dài với những người đồng hành, giữ vững hai chữ Chánh Thu.  

Kể từ khi bắt đầu hành trình thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu vào năm 2009, Tường Vy đã nhanh chóng tiến tới xây dựng vùng trồng nguyên liệu với tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tiến hành mở rộng xuất khẩu một số sản phẩm trái cây Việt Nam, điển hình như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, bưởi, nhãn, dừa, vải… sang nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada, Australia, Đài Loan…

Muốn xuất khẩu thành công cần xác định rõ thị trường

Báo Đầu Tư dẫn lại lời CEO Tường Vy cho biết, Trung Quốc - thị trường chính của nông sản Việt Nam đã thay đổi tiêu chuẩn, có nhiều yêu cầu tương đương với Mỹ và EU. Tuy nhiên, Chánh Thu đã có kinh nghiệm chinh phục thị trường Mỹ hơn 12 năm nên không quá khó khi xuất khẩu sang những thị trường khác.

Nữ doanh nhân này nhận định, để xuất khẩu thành công cần phải xác định được rõ thị trường, sản phẩm, nghiên cứu kỹ về những tiêu chuẩn riêng mà mỗi quốc gia yêu cầu. Ví dụ, hoạt động xuất khẩu ở Mỹ không theo tiêu chuẩn chung nhưng lại có quy định riêng bắt buộc doanh nghiệp tuân thủ một cách nghiêm ngặt. 

Từ nhiều năm trước, khi đa số người Việt vẫn cho rằng Trung Quốc là một thị trường dễ tính và tiềm năng, không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua, Chánh Thu vẫn xác định đây là một thị trường khó tính. Do đó, công ty luôn nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, để lại ấn tượng rõ nét về nông sản Việt. Khi bước vào con đường chính ngạch, doanh nghiệp sẽ trở nên tự tin hơn trong việc xây dựng thương hiệu riêng, không còn trường hợp trái cây Việt chỉ bán tiểu ngạch hoặc gia công hay đóng gói cho các thương hiệu Trung Quốc nữa.

Niềm tin từ thị trường Trung Quốc đã trở thành bước đệm vững chắc giúp Chánh Thu có được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, đối tác và người tiêu dùng. Cũng chính niềm tin này đã giúp quả xoài thành công vào thị trường Mỹ, quả vải thiều đi Nhật Bản, trong tương lai gần là bưởi da xanh và nhiều loại trái cây khác. Dễ dàng thấy được, sản phẩm chất lượng là yếu tố hàng đầu để xuất khẩu, thế nhưng niềm tin mới là yêu cầu then chốt trong việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.


Niềm tin từ thị trường Trung Quốc đã trở thành bước đệm vững chắc giúp Chánh Thu có được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, đối tác và người tiêu dùng
Niềm tin từ thị trường Trung Quốc đã trở thành bước đệm vững chắc giúp Chánh Thu có được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, đối tác và người tiêu dùng

Do đó, Chánh Thu đã tiên phong xây dựng hàng loạt mô hình theo chuẩn GlobalGap, VietGap, FSSC 22000… Đầu tiên là áp dụng cho trái chôm chôm, sau đó tiếp tục thực hiện trên các loại trái cây khác. Công ty đã đi từ câu chuyện khó nhất cho đến tiêu chuẩn cao nhất để đáp ứng mọi yêu cầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 dù có nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn gặt hái được nhiều thành công nhất định khi thay đổi mẫu mã sản phẩm, đầu tư công nghệ mới trong bảo quản và gặt hái thành công với quả sầu riêng đông lạnh cùng một số sản phẩm khác. 

Theo bà Tường Vy, việc hiểu được thị trường và thích nghi với thị trường, mang đến giá trị cao cho người tiêu dùng, đây là yếu tố quyết định cho việc thành công trong xuất khẩu với những mặt hàng nói chung và trái cây nói riêng. Chia sẻ về những khó khăn trong ngành, Tường Vy chia sẻ với phóng viên Báo Đầu Tư và cho biết: “Sau một quá trình dài đồng hành cùng gia đình và trải qua nhiều lần mất trắng, gần như bắt đầu từ con số 0, thậm chí là con số âm, tôi nhận ra rủi ro chỉ đến khi bản thân không có được sự đầu tư bài bản trong quản lý, không xây dựng được chất lượng ổn định, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc”. 

Do đó, Tường Vy đã dành nhiều thời gian hơn để đến Thái Lan, Malaysia… mục đích tìm hiểu những sản phẩm có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính cũng như phương thức thực hiện nhằm thay đổi tư duy từng bước một. Năm 2023, mục tiêu của nữ CEO 8x là xây dựng thành công sản phẩm với thương hiệu “Chánh Thu - Made in Việt Nam” mở rộng thị trường tại Trung Quốc, làm tiền đề tiếp cận nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Hành trình đưa nông sản Việt vươn xa

Theo CEO Ngô Tường Vy, nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều lợi thế để khai thác. Nếu không quyết đoán đầu tư và thay đổi, nhiều khi mỗi người đã bỏ qua cơ hội cho bản thân và doanh nghiệp của mình. Do đó, Tường Vy quyết định thay đổi về hệ thống quản lý, đầu tư máy móc và đóng gói tiêu chuẩn chất lượng, thậm chí còn xây dựng thương hiệu để trái cây Việt có thể nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường cả trong và ngoài nước trong tương lai gần.


Theo CEO Ngô Tường Vy, nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều lợi thế để khai thác
Theo CEO Ngô Tường Vy, nông nghiệp Việt Nam còn rất nhiều lợi thế để khai thác

Nữ doanh nhân cũng nhấn mạnh, vai trò của doanh nghiệp chỉ là sản xuất, thu mua và đóng gói, bảo quản cũng như kiểm soát chất lượng. Với vùng nguyên liệu, câu chuyện làm thế nào để nông dân tuân thủ và đi cùng doanh nghiệp, đảm bảo được những tiêu chuẩn đặt ra là bài toán vô cùng khó khăn mà Chánh Thu hiện vẫn khó khăn trong vấn đề này. 

Ví dụ như đối với trái vú sữa Sóc Trăng, doanh nghiệp này đã tiến hành đàm phán với nông dân về phương thức chuẩn bị cho trái này xuất khẩu sang Mỹ và yêu cầu nông dân phải bao trái, tránh côn trùng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Tường Vy bị điên khi bắt bao cả ngàn trái vú sữa cho mỗi cây. Thế nhưng thực tế cho thấy, không cần phải xuất khẩu sang Mỹ mà là thị trường trong nước, việc bao trái cho đến nay vẫn mang lại hiệu quả cao cho nông dân, nâng cao giá trị nông sản.

Trái sầu riêng cũng thế, khi các chuyên gia phân tích về việc sầu riêng có phát triển được hay không và phát triển ở giai đoạn nào, đến khi nào trở lại với câu chuyện trồng - chặt, chặt - trồng… Tường Vy khẳng định, nếu người nông dân thay đổi được tư duy và trồng sản phẩm sạch, an toàn và đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu, họ sẽ nhận lại giá trị bền vững. Lúc đó, họ sẽ không còn lo lắng về việc khủng hoảng thừa, vì nhu cầu thị trường thế giới với nông sản sạch, chất lượng là vô cùng lớn.

Chánh Thu trong những năm gần đây luôn nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết bền vững với nhiều hợp tác xã, thương lái cùng đầy đủ chức năng, giúp doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tư thị trường và hỗ trợ nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu bền vững… Có thể nói, chuỗi liên kết này sẽ không thiếu bất kỳ một cá nhân nào.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước