Doanh nhân David Dương - người được mệnh danh là "vua rác": Khởi nghiệp từ 700 USD, khát khao muốn biến rác thành vàng
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Tô Nhật, Phó chủ tịch Tập đoàn Amaccao kiêm Nhà sáng lập SBK Holdings: Hành trình từ cậu bé chăn trâu trở thành “người lái đò” cần mẫn và bản lĩnhDoanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ - Phó Chủ tịch Tập đoàn Alphanam: Người ta chỉ biết mục đích của cuộc sống khi nhận ra sứ mệnh của mình!Doanh nhân Conrad Nicholson Hilton - Người được mệnh danh là "ông trùm khách sạn": Vận dụng cách thức kinh doanh thông minh của người Do Thái biến 30.000 thành hàng triệu USDDavid Dương tên thật là Dương Tử Trung, sinh ra ở TP. Hồ Chí Minh trong một gia đình đông anh em, có truyền thống làm nghề sản xuất các loại giấy, ngành thu mua và tái chế phế liệu. Gia đình của ông cũng từng sở hữu một công ty tái chế cũng như nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam mang tên là Cogido - nhà máy giấy Đồng Nai.
Quyết định khởi nghiệp từ 700 USD
Ông David Dương kể lại rằng, vào cuối năm 1979, gia đình của ông đã chuyển sang Mỹ và sống ở California. Khi đến Mỹ thì tài sản của gia đình đã hầu như không còn nên phải tìm đến các tổ chức phi lợi nhuận nhờ giúp đỡ. 16 người vỏn vẹn ở trong hai căn phòng nhỏ mà ở Mỹ gọi đó là studio, tất cả bao gồm chỗ ngủ, bếp, phòng vệ sinh ở trong một không gian.
Và sau khi ổn định được một tháng, một buổi tối cha ông đã mọi người đi vòng quanh khu trung tâm ngắm cảnh. Phía bên trên chính là những tòa cao ốc chọc trời và bên dưới có rất nhiều người mang rác ra, những loại giấy khác nhau, chai lọ và lon nhôm.
Cha của ông đã nảy ra ý nghĩ đây chính là cơ hội để lập nghiệp. Tuy nhiên ở Mỹ liệu rằng có ai mua không khi mà rác đầy đường không có ai lượm. Vậy nên phải đi tìm người mua thì mới đi lượm được.
Vào ngày hôm sau, mỗi người ở trong gia đình đã lên một chuyến xe buýt với nhiệm vụ đi từ đầu tuyến đến cuối tuyến và ngược lại, nhìn hai bên đường xem chỗ nào có phế liệu, giấy vụn nhiều thì dó cũng sẽ là nơi mua.
Doanh nhân Lý Đông Sinh: Từ kỹ sư đến quản đốc xưởng, từng bước trở thành CEO Tập đoàn điện tử đa quốc gia TCL
Nhớ lại thời điểm năm 1993, doanh nhân Lý Đông Sinh đã chính thức được thăng chức trở thành Tổng giám đốc của Tập đoàn điện tử đa quốc gia TCL. Đây cũng là thời điểm ông bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực TV màu khi nhận ra thị trường TV màu màn hình lớn có vô số tiềm năng. Không bao lâu sau, TV màu đã nhanh chóng trở thành sản phẩm “cốt cán” của thương hiệu TCL.Doanh nhân Nguyễn Trung Kiên - CEO GK Archi: Từ những năm 2015 - 2016, GK Archi đã chiếm lĩnh thị trường Myanmar
GK Archi chính là một công ty kiến trúc được xem là chiếm lĩnh thị trường Myanmar ngay từ những năm 2015 - 2016 với hàng loạt dự án về tay doanh nghiệp này. Cho đến thời điểm hiện tại thì công ty cũng đã ghi nhận được rất nhiều thành tích cùng hàng loạt dự án trải dài từ Việt Nam ra thế giới.Một thời gian ngắn sau thì gia đình của ông đã tích góp được 700 USD và đã quyết định mua trả góp chiếc xe tải cũ với mức giá là hơn 2.000 USD để thu gom phế liệu khắp thành phố, phân loại rồi đem bán.
Sau một thời gian có chút vốn liếng thì gia đình của ông đã đầu tư thêm những chiếc xe để mở rộng phạm vi thu gom rác, cứ thế là công việc đang ngày càng phát triển. Từ một xe bán tải đầu thì gia đình của ông đã dành dụm tiền mua xe tải thứ hai, thứ ba, thứ tư,.. rồi dần dần trong nhà có 6 xe để đi gom.
6 chiếc xe đi gom về thì qua ngày hôm sau không đủ người đi bán, gia đình ông bắt đầu có nhà kho. Cho đến năm 1983 thì khi có nhà kho rồi thì nghĩ đến chuyện làm sao để có thể bán hàng trực tiếp bởi vì bán qua một công ty trung gian thì lợi nhuận không được cao và hàng này cũng sẽ xuất cảng chứ không dùng ở trong nước Mỹ.
Và rồi cha của ông quyết định sang Đài Loan tìm bạn hàng xưa, kết nối làm ăn. Sau đó thì gia đình cũng gom góp, mua máy đóng kiện hàng với mức giá là 180.000 USD, xuất khẩu trực tiếp sang Đài Loan.
Gia đình cũng đã nghĩ đến việc phát triển quy mô, đồng thời cũng giúp đỡ những người Việt Nam, họ có tiền còn mình thì lại có nguồn hàng để xuất đi. Gia đình của ông đã tìm những người Việt mới qua Mỹ muốn kiếm thêm tiền vào ban đêm rồi cho họ mượn từ 3.000 - 5.000 USD để họ mua xe, rồi lại hướng dẫn họ đi nhặt ve chai, về bán lại cho mình. Vậy thì mới có số lượng lớn để xuất cảng. Đến năm 1987 thì gia đình của ông cũng đã mở thêm một nhà máy thu mua phế liệu ở thành phố San Jose.
Đối đầu với công ty hàng đầu Mỹ
Được biết, khi nhà máy đã phát triển thì một số công ty cũng đã để mắt đến, trong đó có Norcal Waste Systems - đây chính là công ty rác lớn top đầu nước Mỹ khi đó. Họ cũng đã đưa ra đề nghị mua lại công ty với mức giá là vài triệu USD. Khởi nghiệp chỉ với 700 USD, nay lại bán với mức giá là vài triệu USD, sau nhiều năm gắn bó với phế liệu cũng thấy mệt mỏi và những ông chú của ông cũng đồng ý bán để lấy tiền mua xe cộ và nhà cửa.
Giao dịch được diễn ra, công ty Norcal Waste Systems mua lại cũng sẽ trả một phần và nợ lại 2 triệu USD trả dần với điều kiện là ông ở lại công ty và làm tổng quản lý cùng với em trai cùng người chú làm việc trong thời gian 5 năm để thu hồi số nợ.
Mặc dù vậy thì sau khi làm 6 tháng thì họ bắt đầu ngưng trả tiền theo hình thức trả góp như thỏa thuận ban đầu và làm đủ chiêu trò để đuổi cả 3 người.
Vào năm 1990, nhiều thành phố trong đó có Oakland - đây chính là nơi gia đình của ông đang cư trú, ra luật thu gom tái chế riêng, rác hỗn hợp riêng. Và họ cũng cho tiến hành đấu thầu. Ông cũng nghĩ đây chính là cơ hội để cho bản thân có thể nhảy ra làm công ty riêng. Tuy nhiên nghỉ việc sẽ là cớ để cho công ty Norcal Waste Systems không trả số tiền đang nợ.
May thay thị trưởng của thành phố Oakland có một người trợ lý đã từng có thời gia tham chiến ở Việt Nam và rất thương người Việt Nam, vậy nên ông có cơ hội được gặp thị trưởng và ông ấy nói rằng: “Ông kêu luật sư điều đình. Lấy được bao nhiêu thì lấy rồi đi khỏi chỗ đó. Nó giàu thì ông cứ theo thưa kiện hoài, tới một lúc nào đó, ông sẽ đòi được tiền của họ thì cũng trừ hết cho tiền luật sư rồi”.
Nhận thấy có lý nên ông đã kêu luật sư thương lượng với Norcal Waste Systems và họ đã đưa ra con số là 10 cent/1 USD nợ. Mặc dù vậy thì họ không trả hoàn toàn bằng tiền mặt mà lại trả một số thiết bị cũ kỹ đồng thời trả một nhà máy ở San Jose.
Tuy nhiên tai họa lại ập đến, khi vừa tiếp quản nhà máy, chưa kịp mua bảo hiểm thì nhà kho đã bị cháy và ông mất đi 1/3 số hàng tồn kho được bàn giao lại.
Sau khi nhà kho bị cháy thì cả gia đình xuống hết tinh thần. Tuy nhiên may mắn lại tiếp tục mỉm cười với ông khi gặp lại người đàn ông trước đây làm ngân hàng mà ông từng vay tiền để thuê nhà máy. Ông ấy đã bảo với ông David Dương rằng: “ Đừng để trong lòng bị cháy. Tất cả những gì cháy trước mắt ông có thể làm lại được. Ông cần gì tôi sẽ giúp cho ”. Cũng nhờ đó mà gia đình của ông đã lập lại nhà máy.
Xây dựng mối quan hệ tốt với chính giới
Ông David Dương nói rằng, trong thời gian đầu ông chỉ quan hệ với cấp địa phương nhưng sau là có những lần cấp tiểu bang họ xuống kiếm chuyện và đặt ra những điều luật của tiểu bang. Tuy nhiên ông vẫn được bảo vệ bởi địa phương, đó chính là thị trưởng, hội đồng thành phố và luật sư của thành phố bởi vì ông đang làm tốt hơn so với hợp đồng đã ký.
Chính sự quan hệ rộng rãi đối với các cấp chính quyền của tiểu bang cũng như liên bang, mặc dù không liên quan đến công việc của ông nhưng nó liên quan đến Việt Nam và liên quan đến cộng động người Việt Nam thì ông sẽ thiết lập mối quan hệ đó.
Và ông David Dương cũng đã tạo ra nhiều mối quan hệ để cho bản thân có thể giúp ích cho cộng đồng Việt Nam ở đây cũng như giúp ích cho đất nước Việt Nam.
Nói về việc giúp đỡ, ông David Dương nói rằng sau khi dịch bệnh COVID-19 được đẩy lùi thi ông cũng đã tiếp một số đoàn của Quốc hội sang nghiên cứu về lĩnh vực khoa học công nghệ - môi trường. Ông cũng giới thiệu những công nghệ đang sử dụng bên này và kết nối những cuộc gặp cho đoàn với các Nghị sĩ, Thượng Nghị sĩ của bang California.
Ông David Dương nói rằng, bản thân thấy nhiều hàng hóa của Việt Nam hiện nay nhập vào Mỹ phải đi qua đường môi giới, đa phần là người Thái Lan nhập hàng của Việt Nam rồi bán. Cùng với đó thì hàng hóa của Việt Nam cũng không bán được mạnh ở thị trường Mỹ bởi vì nguồn hàng không lớn ở địa phương, ai cần gì thì phải đặt hàng rồi nhập và chờ đợi. Trong khi đó các nước khác như là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. cũng đều có những nhà kho và được coi như trung tâm phân phối hàng hóa cũng như thực phẩm của nước họ tại đất Mỹ.
Và Việt Nam chưa có cái này, chỉ có một hệ thống chợ. Họ mua về cũng chỉ đủ bán ở trong chợ chứ không hề lấy nhiều. Thành ra thì hàng của mình vẫn tập trung vào những chợ của Việt Nam mà không trải dài ra được chợ bên ngoài. Đồng thời thì nó cũng bị giới hạn về sự đa dạng của hàng hóa. Tới đây thì theo ông David Dương, VABA cũng sẽ đứng ra làm một nhà kho, đáng chú ý đó là ở những khu vực Bắc California. Đặt 2 nhà kho lớn thì công ty của ông cũng sẽ lọc lựa chọn những sản phẩm Việt Nam có thể tiêu thụ được tại đây. Ông David Dương nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi sẽ là người đại diện cho các doanh nghiệp, đồng thời là người mua hàng với nhiều điều kiện khác nhau”.