meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

DJ là gì và các bước để trở thành một DJ chuyên nghiệp

Thứ sáu, 01/07/2022-00:07
Thời gian gần đây, DJ đã trở thành một nghề phổ biến, mọc lên như “nấm sau mưa”. Vậy chính xác thì DJ là gì mà có thể trở thành nghề hot đến thế, cần những gì để trở thành một DJ chuyên nghiệp và những câu chuyện phía sau sân khấu sẽ được sáng tỏ một phần trong bài viết dưới đây.

DJ là gì?

DJ là từ viết tắt của cụm Disc Jockey, DJ đóng vai trò là người chơi nhạc, từ một bản nhạc quen thuộc đã được chọn và thu âm từ trước thông qua sự kết hợp, điều chỉnh, họ sẽ làm mới sao cho bản nhạc đó khuấy động được bầu không khí của bữa tiệc mà họ tham gia. Cái tên DJ này do một nhà bình luận radio người Mỹ Walter Winchell đặt vào năm 1935.

Thời kỳ mới bắt đầu, các DJ chủ yếu làm việc với các bản ghi trên đĩa than. Ngày nay, các DJ làm việc chủ yếu với các tệp nhạc kỹ thuật số hơn là đĩa vật lý, nhưng các chi tiết về công việc của họ về cơ bản vẫn giống nhau. 

Dù xuất hiện vào thập niên 50 nhưng phải đến thập niên 60, nghề đi DJ mới thực sự phổ biến và phát triển một cách nhanh chóng. Sau khi du nhập vào Việt Nam, nghề DJ, hay được gọi một cái tên dân dã hơn là "chà đĩa",  đã thu hút được một lượng lớn đối tượng tham gia học hỏi và theo đuổi nghề. 

Phát triển và nở rộ một cách nhanh chóng, nhưng nghề DJ cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội. Có nhiều người cho rằng, DJ là một nghề nhàn rỗi, không phải trải qua bất cứ một trường lớp để đào tạo về chuyên môn hay âm nhạc, chỉ cần biến tấu chút là đã hoàn thành công việc. Nhưng thực tế, một người muốn trở thành một DJ chuyên nghiệp phải trải qua cả một quá trình tự học tập và rèn luyện vô cùng vất vả. Vậy công việc chính của DJ là gì?


Thời kỳ mới bắt đầu, các DJ chủ yếu làm việc với các bản ghi trên đĩa than.
Thời kỳ mới bắt đầu, các DJ chủ yếu làm việc với các bản ghi trên đĩa than.

Công việc chính của một DJ

Xuất hiện thường xuyên trong mọi sự kiện, các bữa tiệc trên quán bar, vũ trường và các đêm nhạc hội, DJ chính là người dùng âm nhạc để làm nóng không khí. Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng DJ chỉ đứng lên sân khấu, ấn vài nút điều chỉnh âm thanh, tay xoay đĩa nhạc là đã có thể khuấy động cả bữa tiệc, DJ phải là người am hiểu các loại nhạc cụ cũng như có khả năng cảm thụ âm nhạc.

Nói một cách dễ hiểu, DJ là người chơi nhạc chứ không tự mình tạo ra âm nhạc hay biểu diễn như một nhạc sĩ. Thay vào đó, công việc chính của họ là sử dụng nhạc thu âm trước của các nhạc sĩ khác, thường lấy từ một bộ sưu tập lớn các bài hát có sẵn phù hợp với chủ đề của sự kiện hoặc địa điểm mà họ đang làm việc, để tạo ra một giai điệu mới lạ hơn.

Vì nhu cầu giải trí và thưởng thức âm nhạc ngày càng cao như hiện nay, DJ được dự đoán đang và sẽ trở thành một nghề hot trong tương lai. Vậy nên không thiếu người muốn tìm hiểu ngành nghề mới mẻ và đầy tiềm năng này. Một khi đã quyết định đi theo con đường trở thành một DJ, bạn phải nắm được những nhiệm vụ mà bạn phải thực hiện trong quá trình làm việc.

  • Trộn các bản nhạc đã được thu âm từ trước, hoặc kết hợp các bản nhạc, bài hát khác nhau để biến tấu, tạo ra một giai điệu nhạc mới mẻ và sôi động hơn, 
  • Họ là người phải đảm bảo phần bắt đầu và kết thúc của các bài hát khác nhau được dẫn dắt một cách nhuần nhuyễn, cho phép âm nhạc lưu chuyển dễ dàng và không có bất kỳ sự gián đoạn nào làm giảm tâm trạng hoặc gây mất tập trung cho đám đông, giúp khuấy động không khí hiện trường và kích thích tinh thần khán giả.
  • Xử lý và điều chỉnh hiệu ứng âm thanh thông qua các thiết bị như đầu đĩa CD xoay được 2 chiều, máy tính, hệ thống loa kích âm thanh, tai nghe.... để sáng tạo ra các thể loại âm nhạc phù hợp với từng sự kiện.
  • Tại các sự kiện, DJ cũng thường đóng vai trò là người thông báo hoặc tổ chức sự kiện, những người có thể giữ cho bữa tiệc diễn ra theo đúng tiến độ. Ví dụ, họ có thể thông báo những sự kiện quan trọng sắp diễn ra tại tiệc cưới, trao micro cho người phát biểu và giữ cho buổi tối diễn ra theo đúng lịch trình.

Tại các sự kiện, DJ cũng thường đóng vai trò là người thông báo hoặc tổ chức sự kiện
Tại các sự kiện, DJ cũng thường đóng vai trò là người thông báo hoặc tổ chức sự kiện

Các loại hình DJ

Trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, DJ từng đã xuất hiện dưới rất nhiều loại hình khác nhau nhưng hiện nay, DJ chủ yếu được chia theo hai loại chính: thời gian xuất hiện và tính chất công việc.

Theo thời gian xuất hiện 

  • Radio DJ: Là những nhân viên phát thanh có nhiệm vụ giới thiệu và phát các bản nhạc được chọn lọc riêng lẻ trên các đài phát thanh, đây là hình thức DJ sơ khai. 
  • Bedroom DJ: Chỉ những DJ phát đĩa nhạc ngay tại phòng ngủ của họ.
  • Club DJ: Đây là loại hình phổ biến nhất hiện nay. Các DJ chơi nhạc trực tiếp tại các sự kiện âm nhạc, chẳng hạn như các bữa tiệc, quán bar, câu lạc bộ, lễ hội âm nhạc và sự kiện của công ty.. 
  • Digital DJ: Các DJ được phép sao chép nhạc từ đĩa CD gốc, đĩa nhựa hoặc các phương tiện khác, sang ổ cứng của máy tính, máy nghe nhạc MP3 hoặc các máy nghe nhạc kỹ thuật số khác, chẳng hạn như để sử dụng với chương trình phần mềm mô phỏng để tạo ra sản phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. 
  • Mobile DJ: Những người chơi nhạc (còn được gọi là DJ di động) là những người DJ lưu diễn với hệ thống âm thanh, ánh sáng và video di động.

Trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, DJ từng đã xuất hiện dưới rất nhiều loại hình khác nhau
Trong xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, DJ từng đã xuất hiện dưới rất nhiều loại hình khác nhau

Theo tính chất công việc

  • Remixer: Tạo ra phiên bản mới của bản ghi âm bằng cách kết hợp và chỉnh sửa lại các yếu tố của bản ghi âm hiện có và thêm yếu tố mới theo đúng chủ đề và tính chất của bữa tiệc.
  • Mixer: Khác với Remixer, Mixer không cần can thiệp và thay đổi quá nhiều vào các bản nhạc có sẵn. Chủ yếu họ sẽ chọn ra những bản phối của các các sĩ, các bản remixer sẵn có để tạo ra một CD hoàn chỉnh.

Khác với Remixer, Mixer không cần can thiệp và thay đổi quá nhiều vào các bản nhạc có sẵn.
Khác với Remixer, Mixer không cần can thiệp và thay đổi quá nhiều vào các bản nhạc có sẵn.

Phải làm gì để trở thành một DJ chuyên nghiệp?

Nếu bạn hỏi bất kỳ DJ nào về lý do tại sao họ chọn trở thành DJ thì có thể bạn sẽ nhận được câu trả lời vô cùng quen thuộc. Tất nhiên, hầu hết những lý do mà các DJ chuyên nghiệp đưa ra đều xoay quanh tình yêu và niềm đam mê âm nhạc của họ, năng khiếu cảm thụ âm thanh độc đáo và mong muốn truyền cảm hứng cho mọi người qua âm nhạc.

Vậy bạn có bao giờ tự hỏi nghề DJ đòi hỏi những gì và trở thành DJ có phải là con đường sự nghiệp phù hợp với mình không? Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản khi bạn muốn theo đuổi nghề DJ.

  • Điều tiên quyết khi bạn muốn trở thành một DJ đó là bạn phải thật sự có đam mê với nghề để có thể vượt qua những định kiến về xã hội như DJ là một nghề chỉ dành cho những kẻ ăn chơi.
  • Thứ hai, bạn nên tìm hiểu tất cả thể loại nhạc. Bản chất của DJ là người phối khí, pha trộn các bản nhạc, bài hát khác nhau để tạo ra những giai điệu sôi động và mới mẻ hơn, vậy nên những người làm DJ không bao giờ chỉ tìm hiểu duy nhất một thể loại mà họ học hỏi và am hiểu tất cả các thể loại nhạc.
  • Bước tiếp theo, bạn nên trang bị cho mình những thiết bị phù hợp với trình độ của bản thân. Trở thành một DJ rất tốn kém, khi bắt đầu, đừng cố mua hết tất cả những thiết bị với giá đắt đỏ, điều đó sẽ dẫn tới việc bạn chán nản, thậm chí phải bán tống bán tháo các thiết bị đi vì không biết dùng. 
  • Cảm thụ âm nhạc tốt cũng là một phần trong quá trình giúp bạn rèn luyện bản thân để trở thành một DJ giỏi. Do đặc thù của công việc chính là việc nghe và cảm thụ âm thanh, khả năng biến tấu các giai điệu và một gu âm nhạc độc đáo sẽ giúp bạn phát triển nhanh chóng trong sự nghiệp của mình.
  • Khi đã tự trang bị cho mình những kiến thức và thiết bị cần thiết thì hãy bắt tay ngay vào việc sáng tạo ra một bản nhạc cho riêng mình. Đừng cố gắng bắt chước bản nhạc nào đó vì hành động này sẽ làm thui chột đi sức sáng tạo của bạn. Hãy để âm nhạc của bạn mang bản sắc của bạn, điều hướng theo cảm xúc của khán giả, và làm chủ bầu không khí của chương trình mà bạn tham gia.
  • Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, bạn phải thật tự tin và có khả năng khuấy động bầu không khí. Bạn phải thường xuyên cập nhật xu hướng âm nhạc mới nhất để mình không trở thành kẻ lỗi thời trong một ngành nghề có đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới liên tục như DJ. Nắm bắt được sở thích âm nhạc của khác giả bạn mới có thể tạo ra những bản nhạc phù hợp với thị hiếu người nghe nhạc, nâng cao trình độ của bản thân, có một chỗ đứng vững chắc trong môi trường công việc và tạo ra mức thu nhập khủng.

Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, bạn phải thật tự tin và có khả năng khuấy động bầu không khí.
Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, bạn phải thật tự tin và có khả năng khuấy động bầu không khí.

Những mặt trái khi làm nghề DJ

Cơ hội phát triển nhiều là thế nhưng bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những góc khuất sau ánh đèn sân khấu. Do đặc trưng nghề nghiệp, đôi khi người người bắt đầu nghỉ ngơi và chìm trong giấc nồng thì bạn mới bắt đầu công việc của mình.

Tính chất công việc phải đi làm vào giờ nhạy cảm vậy nên đôi khi bạn phải gánh chịu những lời đàm tiếu của những người xung quanh, thậm chí có phần gay gắt và khiến bạn cảm thấy áp lực. Nhất là đối với những bạn nữ, định kiến xã hội khiến những cô gái theo đuổi nghề này đôi khi đánh giá với cái nhìn không mấy thiện cảm. Làm việc trong quán bar đôi khi còn phải đối mặt với những tệ nạn xã hội như khách say rượu đánh nhau, hay bản thân có thể bị quấy rối.

Làm thế nào để trở thành một DJ là một câu hỏi khó và là một hành trình gian nan, bạn phải học cách vượt qua khó khăn và chấp nhận lối sống đi kèm với nghề nghiệp. Mong rằng bài viết đã đưa ra cái nhìn khái quát nhất giúp bạn hiểu hơn về công việc DJ và từ đó có quyết định đúng đắn cho bản thân mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

2 ngày trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

2 ngày trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

2 ngày trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

2 ngày trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 ngày trước