meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều nghịch lý trên thị trường logistics Việt Nam

Thứ sáu, 13/10/2023-12:10
Việt Nam vẫn được các hãng tàu coi là một điểm dừng.

Theo Nhịp sống thị trường, năng lực và thứ hạng của ngành logistics Việt Nam những năm gần đây đang được cải thiện và có xu hướng mở rộng. Xếp hạng của Ngân hàng thế giới cho thấy hiện Việt Nam đứng thứ 64/160 quốc gia về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Theo đánh giá, Việt Nam ngày càng có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ logistics. Năm ngoái, Việt Nam đã lọt vào Top 10 xếp hạng của Agility về Chỉ số logistics các thị trường mới nổi. Điều này chỉ ra sự thành công của Việt Nam trong việc phát triển chuỗi cung ứng của mình và tính sẵn sàng khi tiếp nhận sự dịch chuyển của các tập đoàn sản xuất đa quốc gia lớn trên toàn cầu.

Agility đánh giá, Việt Nam có thể thu hút các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao. Điều đó rất có ý nghĩa trong bối cảnh mà khảo sát của Agility cho thấy Đông Nam, Ấn Độ, châu Âu và Bắc Mỹ từ năm 2023 sẽ trở thành các địa chỉ sản xuất hấp dẫn hơn so với Trung Quốc, trong đó Đông Nam Á là khu vực thu hút các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển dịch chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất.


Việt Nam vẫn được các hãng tàu coi là một điểm dừng.
Việt Nam vẫn được các hãng tàu coi là một điểm dừng.

Mặt khác, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho hay Việt Nam chỉ mới chính thức gọi tên ngành logistics trong ít năm qua. Đúng là hạ tầng như một yếu tố quan trọng cấu thành nên ngành này, do đó hạ tầng cần phải đi trước. Và chúng ta đang cố gắng thay đổi yếu tố đó. Ngoài ra, cũng sẽ phải thay đổi hạ tầng tĩnh của các trung tâm logistics tại các địa phương. Vấn đề này tại các địa phương chưa phát triển và nhận thức đồng bộ kể cả địa phương có lợi thế…

Theo ông Hải, năng lực của doanh nghiệp logistics là không chắc chắn. Thống kế Việt Nam cho thấy hiện có 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, con số không hề nhỏ, tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ rất ít, đa phần hoạt động tại Việt Nam chưa vươn ra biển lớn. Mặt khác, kim ngạch Việt Nam đã xuất khẩu ra khoảng 200 thị trường trên toàn cầu.

Ông Hải nói: “Ngành logistics Việt Nam đang có những yếu tố thuận lợi cho phát triển nhiều Hiệp định thương mại tự do đã ký kết tạo động lực thúc đẩy hàng hóa đi ra bên ngoài. Xu hướng thu hút đầu tư thay đổi cũng giúp đẩy vốn đầu tư khỏi Trung Quốc và có thể sẽ vào Ấn Độ hay Việt Nam. Nhưng thách thức của chúng ta là chuyển đổi nhanh xanh hóa trong chuỗi cung ứng. Cả chuỗi cung ứng yêu cầu xanh chúng ta cũng phải xanh nếu không chúng ta sẽ bị đẩy ra ngoài chuỗi. Đây là vấn đề doanh nghiệp cần nhanh nhạy tìm hiểu và thay đổi”.

Thực tế cho thấy lĩnh vực logistics của Việt Nam ghi nhận tốc độ phát triển nhanh, đạt được các kết quả tích cực, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng vẫn còn một số tồn tại hạn chế và rủi ro thách thức trên thực tế.

Đầu tiên là về thể chế và chính sách chưa đồng bộ trong lĩnh vực logistics. Cụ thể, đối với ngành này, khuôn khổ pháp lý được ban hành nhiều văn bản nhưng các chính sách chi tiết, cụ thể hóa các chủ trương vẫn chưa được triển khai và còn chồng chéo.

Điều nghịch lý trên thị trường logistics Việt Nam - ảnh 2

Thứ hai là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế, chưa đồng bộ hay chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức, còn nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày một lớn hơn. Việt Nam còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược với hệ thống sân bay, cảng, cơ sở sản xuất, đường quốc lộ.

Thứ ba là hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics còn nhiều hạn chế trong vốn, quy mô hoạt động, nguồn nhân lực. Đa số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam là những đơn vị nhỏ và vừa, hoạt động nhỏ lẻ, manh mún nên còn thiếu tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ cơ bản, hoặc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ, cạnh tranh về giá là đa số, ít giá trị gia tăng và thường chỉ giữ vai trò là đại lý cho các công ty nước ngoài hay nhà thầu phụ.

Thứ tư, nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là thiếu chuyên viên giỏi , có khả năng ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Có tới 93 - 95% người lao động trong số các doanh nghiệp nội địa hiện nay không được đào tạo bài bản, phần lớn làm dịch vụ tại các chuỗi cung ứng nhỏ, như kho bãi, giao nhận, xử lý vận đơn…

Điều nghịch lý trên thị trường logistics Việt Nam - ảnh 3

Theo ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping nói thêm về xu hướng phát triển logistics trong thời gian tới. Theo ông, tiềm năng của ngành logistics, shipping giao hàng là rất lớn, thực tế Việt Nam cũng đang làm tốt dù còn những vấn đề và hạn chế khác. Việt Nam vẫn được các hãng tàu xem là một điểm dừng bởi nếu quay lại 15 năm trước, thì Việt Nam không có một dịch vụ nào trực tiếp tới Mỹ La Tinh và Châu Âu thì hiện đã có hơn 200 tuyến đường và điều này chỉ ra rằng Việt Nam vẫn là một điểm sáng thu hút các nhà đầu tư.

Theo đó, Việt Nam nên khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những công nghệ này với các khoản đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động hiệu quả của logistics. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể cân nhắc đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư, giảm thuế nhằm thu hút thêm đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực logistics. Điều đó có thể gồm việc thành lập các đặc khu kinh tế hay khu công nghiệp với mức giá ưu đãi cho việc ứng dụng công nghệ và nghiên cứu - phát triển…

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

11 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

11 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

11 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

11 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước