Điện máy Trần Anh sau 5 năm về Thế Giới Di Động: Doanh thu từ vài nghìn tỷ chỉ còn 100 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2023, Dabaco đặt mục tiêu doanh thu hơn 1 tỷ USDNăm 2022, Viettel đạt 163,8 nghìn tỷ đồng doanh thuÔng Nguyễn Bá Dương cùng loạt “cơ ngơi” sau 2 năm rời Coteccons: Tổng doanh thu hơn 1 tỷ USDTheo Nhịp sống thị trường, mới đây CTCP Thế Giới Số Trần Anh (UPCOM: TAG) đã công bố về việc đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng kể từ ngày 26/10/2022. Thời điểm hiện tại, công ty cũng đang tiếp tục thực hiện những thủ tục ngừng giao dịch cổ phiếu ở trên sàn UPCOM, cũng như hủy lưu ký chứng khoán tại VSD.
Kể từ năm 2010, cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên sàn HNX; tuy nhiên đến ngày 17/09/2018, cổ phiếu của công ty đã bị hủy niêm yết trên sàn này. Cho đến ngày 23/11/2018, TAG bắt đầu giao dịch trở lại trên sàn UPCOM.
Hiện nay, Thế Giới Số Trần Anh đang là công ty con của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HOSE: MWG). MWG đang chiếm đến 99,33% vốn tại TAG, con số này tương đương 24,7 triệu cổ phiếu.
Được biết, CTCP Thế Giới Số Trần Anh có tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trần Anh được thành lập vào ngày 11/03/2002. Doanh nghiệp này từng sở hữu chuỗi Điện máy Trần Anh nổi tiếng, đồng thời là nhà phân phối bậc nhất trong lĩnh vực thiết bị tin học cũng như điện máy ở thị trường miền Bắc.
Đến tháng 1/2018, Thế Giới Di Động chính thức mua lại Trần Anh. Thời điểm bị thâu tóm bởi Thế Giới Di Động, Trần Anh đang sở hữu hệ thống lên đến hơn 30 siêu thị. Thời điểm đó, vì chạy theo chiến lược mở rộng quy mô bất chấp lợi nhuận, những siêu thị của Trần Anh đều sở hữu quy mô lớn, tọa lạc tại các vị trí đắc địa. Tuy nhiên, lợi nhuận hàng năm của hệ thống đều rất thấp. Trong khoảng thời gian 2 năm 2017 - 2018, Trần Anh đều ghi nhận lợi nhuận thua lỗ.
Kể từ cuối năm 2018, chuỗi này đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sang hình thức hợp tác với Thế Giới Di Động nhờ việc ghi nhận doanh thu là cho thuê mặt bằng, tài sản, văn phòng cùng với thương hiệu. Trong khi đó, hàng tồn kho không còn được ghi nhận, còn tài sản chủ yếu là tiền gửi tại ngân hàng để có thể lấy lãi hằng năm.
Doanh thu của Trần Anh cũng ngày càng giảm sút, từ vài nghìn tỷ đồng mỗi năm xuống chỉ còn hơn 100 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng về con số 0; lợi nhuận hàng năm chủ yếu đến từ hoạt động tài chính. Từ năm 2019 đến nay, Trần Anh đều đặn đều thu lãi vài tỷ đồng mỗi quý.
Trong quý 3/2022, doanh thu của Trần Anh là hơn 34 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 8% bởi đặc tính giá vốn chiếm phần lớn doanh thu; vì thế Trần Anh báo lãi gộp gần 195 triệu đồng. Doanh thu tài chính đóng góp cho Trần Anh hơn 3 tỷ đồng cùng 2,5 tỷ đồng khoản thu nhập khác; do đó doanh nghiệp ghi nhận lãi sau thuế đạt 4,7 tỷ đồng, tăng gần 40% so với lợi nhuận của cùng kỳ năm 2021.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Trần Anh là 99 tỷ đồng và 13 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.