meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điểm danh 5 "bẫy" khi quản lý tài chính: Mắc phải 1 trong những điều sau có cố gắng tiết kiệm đến mấy cũng vô nghĩa!

Thứ sáu, 25/11/2022-11:11
Có thể thấy, trong chuyện tiền bạc từ cái sai này đến cái sai khác chắc chắn sẽ dẫn đến 1 hoặc nhiều cái sai khác.

Theo Phụ nữ Việt Nam, trên thực tế có những người đã đi làm đến cả chục năm rồi vẫn không có tiền tiết kiệm hoặc số tiền này quá ít, chẳng đủ để làm gì dù cho thu nhập hàng tháng không hề thấp. Cũng có những người chỉ vừa mới đi làm được 1 đến 2 năm đã có khoản để dành. 

Và sự khác biệt này đã cho thấy, rõ ràng một phần nguyên nhân đến từ cách quản lý tài chính cũng như chi tiêu hay là chưa thực sự hiểu hết về vai trò cũng như giá trị của đồng tiền. 

Dưới đây sẽ là những sai lầm phổ biến trong việc quản lý tài chính mà mọi người nên tránh. 

Sai lầm 1: Tiết kiệm tiền sau khi chi tiêu

Hiện nay, có không ít người nghĩ rằng hàng tháng cứ để dành ra 1 khoản là được và không cần biết số tiền đó được trích ra trước hay là sau khi chi tiêu. Đây cũng là suy nghĩ thông thường về khái niệm tiết kiệm mà những người mới bắt đầu mắc phải. 

Mặc dù vậy thì bạn cần phải biết rằng, có thể 1 - 2 tháng đầu mới thực hiện và tài chính vẫn đang dư dả thì sự sai lầm sẽ không thể nào thể hiện rõ ràng được thể hiện rõ ràng. Nhưng hãy nghĩ xem rằng, nếu như một tháng nào đó không đạt KPIs và lương của bạn cũng bị giảm trừ, trong khi đó lại có 1 số khoản phát sinh thì liệu rằng bạn có chắc mình còn để tiết kiệm được hay là không? Theo đó thì nếu như muốn tiết kiệm thì hãy tiết kiệm bằng mọi giá, hãy tiết kiệm xong rồi thì sẽ chi tiêu phần còn lại. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sai lầm 2: Không kiểm soát chặt chẽ dòng tiền

Đối với những ai đang làm freelancer hoặc làm 1 lúc nhiều công việc thì cần phải kiểm soát dòng tiền thực sự khó, đây cũng có lẽ là lý do khiến cho nhiều người cảm thấy chán nản trong công cuộc kiểm soát dòng tiền. Mặc dù vậy thì bạn cũng cần biết rằng, dòng tiền càng nhỏ lẻ thì bạn càng cần phải quản lý một cách chặt chẽ. Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng dòng tiền càng nhỏ lẻ thì bạn lại càng cần quản lý chặt chẽ. Có nhiều người sẽ nghĩ rằng khoản được ít thì cứ tiêu đi. Nhưng trên thực tế thì những đồng tiền lẻ đó nếu như tích góp thì sẽ không hề nhỏ chút nào. 

Vậy nên, hãy học cách duy trì thói quen kiểm soát được những dòng tiền có thể đổ về trong tháng và cân nhắc xem nên dùng vào khoản nào để đưa ra cách quản lý hay là cách chi tiêu một cách phù hợp, tránh lãng phí.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sai lầm 3: Bỏ qua bước lập kế hoạch chi tiêu

Việc lập kế hoạch chi tiêu trong ngày hay tháng vốn dĩ chẳng hề tốn thời gian của mọi người. Nhưng hầu hết chúng ta đều cảm thấy lười  biếng mỗi khi nghĩ đến việc này. 

Lập kế hoạch chi tiêu trong ngày hay tháng vốn dĩ không hề tốn thời gian của mọi người. Nhưng hầu hết chúng ta đều cảm thấy lười biếng mỗi khi nghĩ tới việc này. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta cần biết là những bản kế hoạch đóng vai trò đặc biệt quan trọng trước khi bắt đầu điều gì đó. Kế hoạch chi tiêu không chỉ cho phép bạn ước tính cách tiêu tiền trước và thay vì tiêu tiền theo cảm tính mà còn giúp cho bạn có thể xác định cũng như đạt được mục tiêu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Để từ đó có thể đem lại cảm giác yên tâm trước khi chi tiêu. 

Sai lầm 4: Tìm cách tiết kiệm bằng mọi giá nhưng không biết cách chi tiêu và dễ sa đà vào "bẫy" mua sắm

Có thể thấy, điều này có vẻ hơi mơ hồ nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, việc mà bạn nắm chắc cách chi tiêu đúng ảnh hưởng rất nhiều đến túi tiền của bạn. Nhiều người vẫn thường tiết kiệm hay không dám tiêu tiền hoặc là chỉ bỏ tiền để mua lại các món đồ rẻ tiền hay giảm giá,... Hầu hết thì mọi người cũng vẫn nghĩ bằng cách này sẽ giúp tiết kiệm chi tiêu chưa chắc đâu nhé!


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lấy ví dụ như thế này, khi đi siêu thị, bạn thấy sữa tươi đang được bày bán với quảng cáo khuyến mãi mua 2 tặng 1. Dù vậy thì đi cùng với nó chính là hạn sử dụng rất ngắn. Vậy là để được hời, bạn lựa chọn mua cố thêm 1 thùng mà không tính toán đến việc liệu rằng có sử dụng hết hay là không. Sau đó thì rất có thể bạn sẽ phải vứt bỏ đến hơn 2 thùng sữa vì đã quá hạn sử dụng. 

Hoặc là bạn nghĩ rằng mình chỉ cần một đôi giày giá rẻ, chất lượng bình dân để đi chạy bộ hàng ngày thôi nhưng sử dụng được 1 tháng đã hỏng và bạn cũng tiếp tục mua thêm 1 đôi khác. Trong khi đó 1 đôi giày xịn, giá chỉ chừng 1 triệu đồng lại dùng được 1 năm. 

So sánh như thế để thấy rằng bạn cần phải tính toán thật kỹ trước mỗi quyết định chi tiêu. Mua được hàng rẻ chưa chắc đã tiết kiệm. Và tiết kiệm được là tốt nhưng cũng đừng để cho bản thân bị tiền bạc chi phối quá nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lẫn túi tiền của bạn. Trân trọng đồng tiền là việc mà bạn cần làm nhưng hãy tìm cách tận dụng thật tốt để cho mọi thứ đều có thể phát huy được giá trị của nó. 

Sai lầm 5: Chăm chăm tìm cách tạo ra lợi nhuận nhưng lại không quan tâm đến việc quản lý rủi ro

Có một điểm khác biệt rõ rệt của các bạn trẻ hiện nay đối với thế hệ trước chính là cái tư duy cải thiện kinh tế thay cho cách tìm cách tiết kiệm bằng mọi giá. Cũng chính từ suy nghĩ này mà những người trẻ cũng tìm ra vô vàn cơ hội để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn đi cùng với rủi ro, vậy nên nếu không biết cách quản lý điều đó thì mọi thứ gần như trở nên vô nghĩa.

Trên đây chính là những sai lầm khi quản lý tài chính mà không ít người đang mắc phải. Hy vọng với những gợi ý này thì mọi người có thể nhìn lại cũng như tìm ra cách quản lý tài chính đúng đắn và giúp cải thiện tiền bạc.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

14 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

18 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

21 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

21 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

21 giờ trước