Dệt may TNG: Hành trình 40 năm vươn tới đỉnh cao của đại gia trong ngành công nghiệp Dệt may
BÀI LIÊN QUAN
Tập Đoàn Phú Mỹ Kim: Thông Tin về Công Ty Phú MỹCông ty cổ phần đầu tư bất động sản Phúc Đức và mục tiêu trở thành thương hiệu bất động sản lớn tại Việt NamCông ty cổ phần bất động sản E Xim: Chủ đầu tư các dự án Bất động sản uy tínGiới thiệu về Dệt may TNG
TNG là tên viết tắt của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tên tiếng Anh là TNG Investment and Trading JSC (Mã chứng khoán: TNG). Tiền thân của TNG là Xí nghiệp May Bắc Thái được thành lập vào ngày 22/11/1979. Công ty dệt may TNG là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công Trung tâm thiết kế thời trang. Trong suốt hành trình của mình, TNG đã và đang từng bước tạo ra được những sản phẩm mang thương hiệu Made in TNG nhằm phục vụ khách hàng trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội (KHAHOMEX): Doanh nghiệp bất động sản uy tín hàng đầu Việt Nam
KHAHOMEX là Công ty đa ngành nghề, song hiện nay, Công ty đang tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực kinh doanh & dịch vụ bất động sản (đầu tư kinh doanh căn hộ chung cư, khu dân cư, căn hộ dịch vụ…), dịch vụ thương mại & giáo dục mầm non.Mỏ Việt Bắc (MVB): Doanh nghiệp dẫn đầu trong hệ thống công ty thành viên của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
Trải qua quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc đã ghi đậm dấu ấn của mình trên thị trường sản xuất và chế biến và kinh doanh mặt hàng than, vật liệu xây dựng, vật tư - thiết bị, cơ khí sửa chữa,….Bằng giấc mơ có thể tạo ra được những sản phẩm mang thương hiệu Việt, TNG đã dần hiện thực hóa được việc áp dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Trong suốt chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, TNG đã tạo dựng nên được một hệ thống vững chắc bao gồm: 13 nhà máy, 257 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ cho nhà máy thêu.
Những mốc son của Dệt may TNG
Năm 1979: Tiền thân của TNG là Xí nghiệp May Bắc Thái được chính thức thành lập
Năm 1997: Xí nghiệp May Bắc Thái chính thức được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên với số vốn kinh doanh là 1.735 triệu đồng.
Năm 2003: Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May xuất khẩu Thái Nguyên, vốn điều lệ thời điểm này là 10 tỷ đồng
Năm 2006: Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 18 tỷ đồng đồng thời cũng phê duyệt phương án đầu tư xây dựng nhà máy TNG
Năm 2007: TNG chính thức khánh thành Nhà máy TNG Sông Công. Cũng trong năm nay, Công ty đã tiến hành đổi tên thành Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại TNG đồng thời niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán là TNG.
Năm 2010: TNG tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy TNG Phú Bình
Năm 2011: Nhà máy TNG Phú Bình được đưa vào hoạt động
Năm 2013: Nhà máy TNG Đại Từ chính thức được khởi công xây dựng
Năm 2015: Đưa vào hoạt động Nhà máy TNG Đại Từ với tổng vốn đầu tư là 110 tỷ đồng
Năm 2016: Trung tâm thiết kế thời trang TNG chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động
Năm 2018: Dự án nhà ở xã hội của TNG được khởi công xây dựng đồng thời Nhà máy TNG Đồng Hỷ cũng được thành lập
Năm 2019: Nhà máy Bông được đưa vào hoạt động bên cạnh đó Nhà máy TNG Võ Nhai cũng được khởi công xây dựng
Lĩnh vực hoạt động chính của TNG
May mặc xuất khẩu
Sản xuất Bông Tấm
Sản xuất túi PE
Sản xuất thùng Carton
Gia công chần bông
Thêu công nghiệp
Giặt công nghiệp
In công nghiệp
Khu công nghiệp
Bất động sản
Sản xuất lều
Sản xuất găng tay
Ban lãnh đạo của Dệt may TNG
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Thời
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Đức Mạnh, Bà Lương Thị Thúy Hà
Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Văn Đức, Ông Nguyễn Mạnh Linh, Ông Trần Cảnh Thông, Ông Nguyễn Hoàng Giang, Bà Đỗ Thị Hà, Ông Lê Quang Vinh
Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Đức Mạnh
Phó Tổng giám đốc: Bà Đoàn Thị Thu, Ông Trần Minh Hiếu, Bà Lương Thị Thúy Hà, Ông Lưu Đức Huy, Ông Nguyễn Mạnh Linh, Bà Nguyễn Thị Phương, Ông Phạm Thanh Tuấn
Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của Dệt may TNG
Tầm nhìn: Với cương vị là Công ty đại chúng trong Top đầu minh bạch, quản trị và phát triển bền vững nhất, TNG hướng tới việc sẽ trở thành đơn vị sản xuất và bán lẻ không chỉ trên thị trường trong nước mà con vươn tới thị trường toàn cầu với doanh thu tiêu thi\ụ đạt top tỷ USD.
Sứ mệnh: TNG mang trong mình sứ mệnh chịu trách nhiệm tuyệt đối với những sản phẩm đưa đến người tiêu dùng từ đó mang lại hạnh phúc cho người lao động và khách hàng.
Giá trị cốt lõi: TNG hoạt động với 4 giá trị chính đó là:
Trách nhiệm: Trong công việc, TNG luôn thực hiện đạo đức kinh doanh từ đó đảm bảo được chế độ, quyền lợi của người lao động theo đúng quy định của pháp luật
Phát triển bền vững: TNG cam kết sẽ luôn đảm bảo được lợi ích dài hạn đa chiều trong quá trình hoạt động đối với khách hàng và những bên có liên quan
Phát triển tương lai xanh: Trong quá trình sản xuất, TNG luôn chú trọng mọi hoạt động liên quan đến đời sống của người lao động cũng như cộng đồng địa phương thông qua phương châm hoạt động Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Môi trường làm việc: TNG luôn xây dựng nơi xứng đáng để cống hiến và làm việc cho những người lao động
Những cam kết của Dệt may TNG
Cam kết với khách hàng: TNG sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn tốt, giá cả cạnh tranh đồng thời giao hàng đúng thời hạn. Bên cạnh đó, TNG sẽ luôn bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng về thương hiệu và nhãn hiệu cho những hàng hóa mà công ty cung cấp.
Cam kết với cổ đông: TNG luôn chú trọng việc công khai, minh bạch và cong bằng mọi thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời sẽ luôn tối đã hóa được giá trị và lợi ích cho các cổ đông. Công ty cũng sẽ chú trọng đến việc phát triển bền vững, kinh doanh có hiệu quả và uy tín trên thị trường.
Cam kết với cộng đồng: TNG sẽ luôn đem đến sự hài hòa trong lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của xã hội thông qua việc tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng, trong quá trình sản xuất sẽ luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường từ đó thể hiện được trách nhiệm cao nhất đối môi trường sống của mọi người.
Cam kết với người lao động: Đối với người lao động, TNG sẽ luôn đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ đúng theo luật lao động hiện nay để cán bộ công nhân viên có thể yên tâm làm việc một cách tốt nhất.
Năm 2021, Dệt may TNG vượt 5.500 tỷ đồng, tăng 22%
Mới đây, Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG (TNG) đã công bố kết quả kinh doanh tháng 12 ở mức 468 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 72%. Theo đó, lũy kế năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của đơn vị này đạt 5.445 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng 22% và hoàn thành được 13% kế hoạch của năm. Như vậy, doanh thu quý IV của TNG xấp xỉ 1.365 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng trưởng 43%. Cũng theo báo cáo tài chính tháng 11, Dệt may TNG đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế là 214 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 38% và vượt 22% kế hoạch của năm. ÉP đạt 2.308 tỷ đồng, tăng 15%. TNG cũng lý giải về lợi nhuận tăng là nhờ vào định hướng tập trung khai thác, tăng tỷ trọng của các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu cho đến thành phẩm). Cùng với đó là việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam, TNG cũng xác định rõ ràng dòng hàng mục tiêu chính là các dòng sản phẩm kỹ thuật, cao cấp. Vào ngày 14/1/2022 là ngày đăng ký cuối cùng để TNG có thể lập danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2021 với tỷ lệ là 4%. Tổng số tiền thanh toán khoảng 37 tỷ đồng và thời điểm thực hiện vào ngày 24/1. Theo đó, chính sách cổ tức năm 2021 dự kiến tối thiểu là 16% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu do Hội đồng quản trị đưa ra quyết định.
Cũng theo báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho rằng doanh thu những tháng cuối năm của TNG tăng trưởng là nhờ vào nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường xuất khẩu hồi phục đặc biệt là Mỹ và Châu u. Đồng thời thì doanh nghiệp cũng đã đưa vào hoạt động các chuyền may mới ở nhà máy Võ Nhai 2 và Phú Bình mở rộng nhằm gia tăng công suất cũng như đa dạng hóa được sản phẩm. Cụ thể, nhà máy Võ Nhai 2 được đưa vào hoạt động tháng 7/2021 với 20 chuyền may, dây chuyền bông số 3 được đưa vào hoạt động từ tháng 8. Trong khi đó thì nhà máy Phú Bình mở rộng hoạt động từ tháng 11 bao gồm 22 dây chuyền may sản xuất lều trại, nhà mát Sông Công cũng mở rộng hoạt động từ tháng 12 với 22 dây chuyền may sản xuất găng tay.
Tổng giá trị đầu tư các dự án này lên đến 480 tỷ đồng, nâng tổng công suất của TNG lên khoảng 30% so với thời điểm trước đó. Dự kiến trong giai đoạn năm 2022 - 2023 thì các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng sẽ được đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may. Ngoài ra thì sau thời gian bị dồn nén bởi đại dịch COVId-19, nhiều thị trường cũng đã xuất khẩu như Mỹ hay Châu u đã có sự hồi phục khá mạnh mẽ. Các hiệp định tự do thương mại như EVFTA cũng chính thức có hiệu lực và là động lực để TNG có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như chiếm lĩnh được thị phần từ các đối thủ khác trên thế giới. Đến hiện tại, TNG cho biết họ đã kín đơn hàng cho đến hết quý 2/2022, thậm chí các khách hàng lớn như Decathlon cũng đã tiến hành ký hợp đồng cho tới tháng 9 năm sau.
Bước sang năm 2022, triển vọng phát triển của TNG vẫn tương đối khả quan khi mảng bất động sản cho thấy có tín hiệu tốt, dự báo dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích là 70ha của doanh nghiệp có thể đạt được tỷ lệ lấp đầy là 100% về doanh thu đột biến với 1.500 tỷ đồng. Đây được xem là dự án khu công nghiệp nằm ở vị trí có hạ tầng giao thông thuận lợi, nằm gần với đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, sân bay Nội Bìa và nhiều khu công nghiệp khác. TNG cũng tiến hành tham gia vào quá trình đấu thầu nhiều dự án bất động sản thương mại tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm 2022.