meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập 

Thứ sáu, 21/04/2023-17:04
Trong nhiều năm qua tiền lương đóng bảo hiểm xã hội ở mức thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến lương hưu của người lao động, từ thực trạng này nhiều cơ quan đã đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác.

2 phương án

Theo Báo Thanh Niên, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, đề xuất này áp dụng với lao động khu vực doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng. 

Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành, gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động. 

Phương án 2: Đề xuất khoản tính đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Với phương án này, tiền tính đóng là tổng các khoản ghi trong hợp đồng lao động và biến động trong quá trình làm việc của người lao động. Mục đích của hợp đồng là nâng mặt bằng lương đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao. 


Đề xuất sửa khoản tính đóng bảo hiểm xã hội bằng ít nhất 70% tổng thu nhập nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Đề xuất sửa khoản tính đóng bảo hiểm xã hội bằng ít nhất 70% tổng thu nhập nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Nhằm góp ý cho dự thảo, cơ quan bảo hiểm xã hội tại TP Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cũng đồng tình phương án 2. Tuy nhiên, đề xuất sửa khoản tính đóng bảo hiểm xã hội bằng ít nhất 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của lao động. Chính phủ sẽ quy định chi tiết khoản này. Như vậy, với đề xuất này, nếu người lao động có tổng thu nhập 10 triệu đồng/tháng bao gồm lương và các khoản phụ cấp có tính chất như lương thì căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội sẽ ít nhất là 7 triệu (70%). Theo quy định người lao động trích đóng 8%, doanh nghiệp đóng 14% của 7 triệu đồng vào Quỹ Hưu trí tử tuất. 

Ngăn chặn trốn đóng, đóng thiếu bảo hiểm xã hội

Đề xuất này nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ bảo hiểm xã hội xuất hiện trong thời gian qua, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội và quyền lợi của lao động. Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi tổ chức thanh tra chuyên ngành đã phát hiện một số đơn vị kê khai “khoản bổ sung kế hoạch” nằm ngoài mức lương để tính đóng bảo hiểm xã hội. Đây là khoản thu nhập doanh nghiệp tự thỏa thuận với người lao động khi tuyển dụng và không được ghi trong hợp đồng. 

Ví dụ như tại doanh nghiệp qua thư mời làm việc thỏa thuận với người lao động thì tiền lương là 22 triệu đồng/tháng. Nhưng trên hợp đồng chính thức chỉ ghi khoản lương theo chức danh là 4,75 triệu đồng, đây là mức lương được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, 17,25 triệu đồng được trả vào kỳ lương hàng tháng, nhưng không được cộng vào để tính đóng bảo hiểm xã hội. Cơ quan quản lý kho thu được khoản này bởi chưa nằm trong hướng dẫn. 


Việc lựa chọn tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp ảnh hưởng trực tiếp đến lương hưu của lao động khi về già.
Việc lựa chọn tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp ảnh hưởng trực tiếp đến lương hưu của lao động khi về già.

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong doanh nghiệp luôn tồn tại 3 loại thu nhập của người lao động. Một là loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, hai là loại để quyết toán và ba là loại trả cho người lao động. Loại thu nhập làm căn cứ để đóng bảo hiểm xã hội luôn ở mức thấp nhất, chỉ bằng lương tối thiểu vùng cộng 7% với lao động qua đào tạo nghề, thêm 5 - 7% với người làm nghề nặng nhọc, nguy hiểm. 

Theo thống kê năm 2021, bình quân mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gần 5,7 triệu đồng, tăng 13% so với mức 4,3 triệu đồng vào năm 2016, do điều chỉnh lương tối thiểu. Việc lựa chọn tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thấp ảnh hưởng trực tiếp đến lương hưu của lao động khi về già. Do mức lương hưu của người lao động khu vực doanh nghiệp được tính toán dựa trên bình quân tiền đóng bảo hiểm xã hội toàn bộ quá trình tham gia. 

Ông Nguyễn Duy Cường, Phó vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng luật hiện hành khó tách bạch các loại phục cấp cũng như khoản bổ sung khác để tính đóng bảo hiểm xã hội. Tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định lộ trình từ năm 2018, đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. Mặc dù tiền lương tại khu vực doanh nghiệp đã từng bước cải thiện, nhưng mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn có khoảng cách nhất định so với thu nhập thực tế của người lao động. Thậm chí, có công ty có đến 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi nhưng hầu như không có khoản nào tính đóng bảo hiểm xã hội được. 


Hiện nay, mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn có khoảng cách nhất định so với thu nhập thực tế của người lao động.
Hiện nay, mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn có khoảng cách nhất định so với thu nhập thực tế của người lao động.

Nghị quyết số 28 của Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội cũng đặt vấn đề, sắp tới đây khi sửa đổi luật thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp tiến tới ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mức thu nhập bình quân của nhóm lao động làm công ăn lương năm 2022 là 7,54 triệu đồng/tháng, như vậy với mức 5,73 triệu đồng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội thì mức này có khoảng cách khá xa. Tình trạng một số doanh nghiệp vẫn tách thu nhập thành nhiều khoản trợ cấp, bổ sung khác nhau để không đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng tới chính người lao động. "Điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già do mức hưởng được tính trên mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động", ông Cường nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

58 phút trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

58 phút trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

58 phút trước

Đánh thuế bất động sản: Có thể làm giá nhà đất tăng thêm?

59 phút trước

Nhà ở riêng lẻ tại TP. HCM được xây dựng tầng hầm trở lại

59 phút trước