meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đầu tư nước ngoài vào bất động sản đạt 66,4 tỷ USD

Thứ tư, 19/07/2023-08:07
Hiện nay, trên cả nước có hơn 37.500 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đạt gần 450 tỷ USD. Trong đó, trong lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án với tổng vốn đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 

Lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài 

Theo Báo Kinh tế & Đô thị, tại một hội thảo quốc tế mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất của nước ta là bất động sản. Cụ thể, có hơn 1.100 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đạt 66,4 tỷ USD.

Theo thống kê có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Hàn Quốc, Singapore, British Virgin Islands và Nhật Bản. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại 45 tỉnh/thành phố của nước ta. Trong đó dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, các vị trí tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Các doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam hầu hết đều có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Trong số các dự án FDI đầu tư vào bất động sản tại Việt Nam có những dự án giá trị hàng tỷ USD như dự án thành phố thông minh tại Hà Nội, Khu đô thị Nam Thăng Long tại Hà Nội, dự án Hồ Tràm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Khu đô thị Nam Hội An tại Quảng Nam…


Hiện cả nước có hơn 1.100 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đạt 66,4 tỷ USD.
Hiện cả nước có hơn 1.100 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đạt 66,4 tỷ USD.

Ông Tuấn cho rằng, Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với các quốc gia trong khu vực. Các yếu tố đó có thể kể đến như chính trị ổn định, an toàn; tăng trưởng kinh tế cao; chi phí sản xuất cạnh tranh; nguồn nhân lực dồi dào; thị trường tiềm năng; hệ thống cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư liên tục; vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực, dễ dàng kết nối những nền kinh tế lớn. Đồng thời, với lợi thế còn đường bờ biển dài thuận lợi cho các dự án xây dựng bất động sản nghỉ dưỡng. 

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng triển khai quyết liệt kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư phục vụ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư phát triển như đường cao tốc, các trục ven biển, sân bay, cảng biển, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển ngành bất động sản…

Ông Tuấn đánh giá, bên cạnh những thuận lợi nêu trên vẫn còn một số bất cập cản trở quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam như dự án quy mô đất lớn nhưng chậm triển khai; thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất đai vô cùng phức tạp, dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư kéo dài. Nhất là hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản chưa đồng bộ, rõ ràng, nhiều phức tạp, sửa đổi không kịp thời.


Việt Nam có nhiều yếu tố giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.
Việt Nam có nhiều yếu tố giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, tất cả các yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới. Vì vậy, để bắt kịp xu hướng của thời đại, cần tiến tới chọn lọc nhà đầu tư FDI chất lượng vào lĩnh vực bất động sản, thông qua việc rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý về thị trường bất động sản. 

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV Bộ Xây dựng đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi. Hiện Bộ Xây dựng đang tiếp tục hoàn thiện và dự kiến 2 dự thảo luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ thứ 6, Quốc hội khóa XV vào tháng 11/2023.

“Hai đạo Luật có ý nghĩa quan trọng, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân, cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế. Việc sửa đổi, hoàn thiện lần này sẽ tác động tích cực đến thị trường nhà ở và bất động sản, cải thiện mạnh mẽ niềm tin vào môi trường đầu tư, tạo sự minh bạch, ổn định cho thị trường nhà ở và bất động sản Việt Nam. Điều này đặc biệt cần thiết cho việc phục hồi và phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam. Các chính sách mới khi được thông qua chắc chắn giúp thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam, và các nhà đầu tư nước ngoài”, Thứ trưởng khẳng định.


Cần hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.
Cần hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề hoàn thiện quy định, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài để bắt kịp với những biến động mới của kinh tế toàn cầu và sự thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời phải tạo môi trường đầu tư cạnh tranh, thông thoáng; chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện, tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và biện pháp giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…

Ngoài ra, nên nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng tham gia 

Đặc biệt, Chính phủ nên nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng tham gia việc soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, sớm chấm dứt tình trạng hồ sơ, văn bản của doanh nghiệp không nhận được phản hồi hoặc chờ rất lâu gây tốn kém cho doanh nghiệp. 

GS Nguyễn Mại chia sẻ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không muốn đầu tư vào quốc gia nào có tình trạng tham nhũng lan rộng; tình trạng buôn lậu, hàng nhái, sở hữu trí tuệ không được tôn trọng và cam kết quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu... “Nếu kiểm soát được các vấn đề trên tôi tin Việt Nam còn có nhiều cơ hội thu hút nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa”, GS Mại nói. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

8 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

8 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

8 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

8 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước