meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đâu sẽ là "miền đất hứa" của các nhà đầu tư khi sốt đất nền từ Bắc vào Nam?

Thứ tư, 23/03/2022-16:03
Ghi nhận từ CBRE, từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 giá đất tăng cũng như sốt đất đã xảy ra trên diện rộng so với sốt đất giai đoạn năm 2018 - 2019. Chuyên gia bất động sản đưa ra lý giải nền tảng ban đầu cho yếu tố xảy ra tình trạng sốt đất bởi vì giá trị của đất nền có tốc độ tăng cao hơn so với phân khúc khác.

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với thời điểm tháng 1/2022

Theo báo cáo thị trường bất động sản tháng 2/2022 cho thấy, nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với thời điểm tháng 1/2022. Trong đó, loại hình đất và đất nền chứng kiến cả mức độ quan tâm cũng như lượng tin đăng bán tăng ở nhiều địa phương. Cụ thể, mức độ quan tâm ở loại hình bán đất tăng 17% so với thời điểm tháng 1/2022, bán đất nền dự án cũng tăng tới 15%. Còn lượng tin đăng ở hai loại hình này đều ghi nhận tăng và tăng lần lượt ở mức 8% và 6%. 

Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam - ông Huỳnh Võ Tuấn Kiệt phát biểu tại buổi Talkshow Giải mã cơn sốt đất và cơ hội cho năm 2022 như sau: "Ghi nhận từ cuối năm 2021, đầu năm 2022 giá đất tăng cũng như sốt đất xảy ra trên diện rộng so với thời gian trước đây". Đáng chú ý, khu vực lân cận TP. Hồ Chí Minh như Bình Dương, Đồng Nai cũng đã xảy ra tình trạng sốt đất. Sau đó thì đã lan rộng ra đến Bình Phước, Tây Ninh cùng các khu vực miền tây như Đức Hòa, Bến Lức (Long An). Đến hiện tại, khu vực Phan Thiết, La Gi, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc của Bình Thuận cũng đã xảy ra những cơn sốt đất cục bộ. Xa hơn có thể kể đến vùng Tây Nguyên, cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) và bây giờ là Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột cũng xảy ra tình trạng tương tự. Hơn nữa, khu vực miền Bắc và miền Trung cũng đều xuất hiện tình trạng sốt đất. 

Ông Kiệt cho biết: "Có nhiều nguyên nhân xảy ra tình trạng sốt đất như hiện nay. Đầu tiên, trong 2 năm nay dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 nhưng tình hình kinh tế nói chung vẫn ở mức ổn định. Bên cạnh đó là có rất nhiều kế hoạch đầu tư hạ tầng, quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án được các địa phương công bố. Cũng chính các thông tin quy hoạch chung, dự án cũng đã khiến các nhà đầu tư chú ý và xây dựng chiến lược đón đầu. Sau khi xuất hiện thông tin triển khai thì các nhà đầu tư lại đổ xô vào đầu tư đã khiến cho giá bất động sản tăng cao". 


Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với thời điểm tháng 1/2022
Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng ở hầu hết các loại hình so với thời điểm tháng 1/2022

Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng lạm phát tăng cao đã khiến nhiều người có nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư để giữ tài sản và bất động sản là kênh đầu tiên mà họ nghĩ đến. Ông Kiệt nhấn mạnh, hiện nay chúng ta thấy việc mua bán, giao dịch đất nền diễn ra trên diện rộng bởi vì đây là một phân khúc có nhu cầu đầu tư rất cao cũng như thanh khoản cũng dễ hơn một số loại hình khác. Theo đó, giá trị của đất nền thông thường cũng có tốc độ tăng cao hơn các phân khúc khác - đây chính là lý do tại sao các nhà đầu tư đổ vào đất nền đồng thời tạo ra nền tảng ban đầu cho yếu tố sốt đất xảy ra. 

Vị chuyên gia này cũng đưa ra nhận định, sốt đất chính là yếu tố chủ yếu về mặt tâm lý. tâm lý nhà đầu tư muốn đón đầu thị trường, muốn tập trung vào những khu vực được dự báo có sự tăng trưởng tốt, có tiềm năng phát triển. Nhưng bên cạnh những khu vực có tiềm năng này thì cũng sẽ có những thông tin bên lề, nhà đầu tư bị lôi kéo vào những khu vực đó sẽ dễ bị cuốn vào những cơn sốt đất ảo. Vì thế mà nhiều nhà đầu tư đã bị vướng vào tình trạng mua đỉnh, chôn vốn tại thị trường đóng băng không thể thanh khoản được. 

Phân khúc đất nền được các nhà đầu tư “để mắt đến” 

Tương tự, chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh cũng cho rằng: "Nhìn từ góc nhìn của thị trường chứng khoán trong năm 2021 vừa qua đã cho thấy nguồn lực của nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam là rất lớn". 

Có thể thấy, trong thời gian dịch bệnh diễn ra có nhiều nhà đầu tư thắng lớn tại thị trường chứng khoán và bắt đầu chuyển hướng sang bất động sản. Nguyên nhân chính là họ cho rằng đây chính là giao dịch an toàn, hiệu quả, ít rủi ro và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Ông Chánh cũng cho biết thêm: "Việc đầu tư phát triển các dự án về nhà ở, bất động sản, đô thị cũng còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về mặt thủ tục pháp lý khiến cho nguồn cung bất động sản bị hạn chế, chưa đáp ứng được cầu, đáng chú ý là nguồn cung về đất nền hiện nay đang vô cùng khan hiếm". 


Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc bộ phận Tiếp thị nhà ở CBRE Việt Nam

Theo lời chuyên gia bất động sản, các đô thị lớn trong suốt thời gian từ 5 - 10 năm qua thiếu nguồn cung đất sạch, rất khó để có thể phát triển dự án, chính sách của địa phương ngặt nghèo đã khiến cho nguồn cung bị hạn hẹp, nguồn cung đất nền ở nội đô hiện nay gần như đã đạt ngưỡng cao nhất, dân cư ngày một đông đúc nhưng đất lại không thể nở thêm. Cũng từ đó dẫn đến tình trạng nhà đầu tư săn lùng sở hữu đất cũng khiến cho giá ngày một bị đẩy cao hơn. 

Bên cạnh đó, ông Chánh cũng nhấn nhấn mạnh căng thẳng giữa Nga - Ukraine đã làm thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư trên khắp thế giới, đẩy phí nguyên vật liệu lên cao đã khiến cho lạm phát trở thành vấn đề lo ngại kéo dài thêm 2 - 3 năm tới. 

Vị chuyên gia này cũng cho rằng: "Các yếu tố địa chính trị, tình hình dịch bệnh COVID-19 và khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng đã đẩy các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào bài toán đầu tư sinh lời ít rủi ro. Cũng trong bối cảnh này, bất động sản và chứng khoán là những kênh được chú ý đến". 

Kết luận, các yếu tố khiến sốt đất diễn ra đều là do nền tảng. Dù chiến tranh giữa Nga - Ukraine không kéo dài nhưng hệ quả của nó là vấn đề về lạm phát, nhu cầu trú ẩn dòng tiền cũng sẽ là các vấn đề mà thị trường cũng như các nhà đầu tư còn phải quan tâm nhiều trong những năm tới. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước