Đất vùng ven cũng đang phải cắt lỗ
Theo Người Lao động, thị trường bất động sản toàn quốc đang ảm đạm vì dòng tiền bị tắc nghẽn, những khu vực từng liên tục sốt nóng trước kia tại phái Nam như Đồng Nai, Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng… hiện có sự sụt giảm mạnh về cả giá bán lẫn lượt quan tâm của giới đầu tư.
Nhiều phòng công chứng nhà đất tại khu vực Bảo Lâm, Bảo Lộc (Lâm Đồng); Gia Nghĩa, Quảng Khê (Đắk Nông) ở thời điểm hiện tại khá vắng vẻ, không còn đông như hai năm trước. Theo chuyên viên những phòng công chứng này cho biết, khách hàng hiện nay chủ yếu tới hoàn tất hồ sơ, chỉ có số ít giao dịch công chứng đất có diện tích không lớn, giá trị trung bình khoảng 1 - 4 tỷ đồng, không còn các mảnh 20 - 30 tỷ đồng như trước.
Phân lô, tách thửa đất nền hết “đất” sống, cắt lỗ vẫn khó bán
Sau khoảng thời gian sốt nóng, loại hình đất nền phân lô thách thửa rơi vào tình trạng dù chủ đất chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn khó bán, các sàn giao dịch cũng ngần ngại rao bán loại đất này do tính thanh khoản kém.Đất nền phân lô tách thửa ven đô hết “hot”, bị môi giới ghẻ lạnh
Thị trường bất động sản vẫn có diễn biến trầm lắng, đất nền tách thửa phân lô ven Hà Nội cũng bị giới môi giới tránh nhận bán lại hoặc bị ép bán cắt lỗ sâu.Giá trúng đấu giá đất vẫn ở mức cao
Lượng quan tâm tới các lô đất đấu giá tại các địa phương đã có dấu hiệu giảm tuy nhiên mức giá trúng đấu giá vẫn đang ở ngưỡng cao.Chị Thúy Hiền (trú tại quận Bình Tân, TP. HCM) chuyên môi giới mua bán đất tại những khu vực nói trên cho hay, từ tháng 5 tới nay, giao dịch đất ven sông hồ, đất vườn rất trầm lắng, không còn sôi nổi như 2 năm về trước. Thông tin mua bán được chị Hiền đăng tải trên các nhóm chợ đất gần như không có tương tác. Nhất là thời gian này, nhiều chủ đất cần tiền trả nợ chấp nhận cắt lỗ những mảnh đất đẹp mà trước đây phải giành giật mới có thể mua.
Tuy nhiên, người mua đang rất thận trọng nên không “nhảy” ngay vào những lô giảm giá như trước. Đơn cử như mảnh đất vườn sở hữu 3 mặt tiền, diện tích 1ha tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng nay đã được quy hoạch lên thổ cư, năm ngoái chủ đất có ý định bán với giá hơn 3 tỷ đồng, nay cần tiền nên đã giảm tới 400 triệu đồng còn 2,6 tỷ. “Vài người cũng tới hỏi nhưng chỉ trả 2 tỷ nên chủ đất đến giờ vẫn chưa bán được” - Chị Hiền chia sẻ.
Hay như Bùi Công Bằng - một cò đất có tiếng tại khu vực Quảng Khê, Tà Đùng, Đắk Nông cho biết đã mấy tháng nay anh về hẳn TP. HCM vì trên kia ế khách. “Trước đây, chỉ cần một clip giới thiệu đất tôi đăng lên YouTube, Tik Tok là đã có khách hàng khắp nơi liên hệ hỏi giá, nhờ dẫn đi xem đất. Những tháng cao điểm có thể bán ra 9 - 10 miếng đất. Nhưng rồi giảm dần và hiện tại thì chỉ còn khách nhờ tìm người bán rẻ. Thỉnh thoảng lắm mới có người hỏi mua đất đầu tư dài hạn hoặc làm du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng…” - Anh Bằng nói.
Nhưng theo cò đất này, chỉ có những người cần tiền gấp mới muốn bán tháo bất động sản, còn những ai không cần gấp thì vẫn đang giữ giá, không chịu giảm.
Còn bà Thảo Nhật (trú tại xã Quảng Khê) cho hay, khi đất khu vực này lệ cơn sốt vào 2 năm trước, bà Nhật liên tục thu gom mua đất theo kiểu “lướt cọc” nhằm kiếm tiền nhanh. Đợt đỉnh điểm, bà rủ thêm người thân góp vốn để “ôm” liền 4 - 5 mảnh đất. Nhưng từ khi thị trường trầm lắng bà phải bán tháo bằng mọi giá để không bị vỡ nợ.
Ông Nguyễn Thanh cũng sống cùng khu vực, chia sẻ đã rao bán căn nhà vườn có view "săn mây", gần hồ Tà Đùng với giá bằng 2/3 so với đợt đỉnh nhưng cũng không có khách hỏi mua.
“Năm ngoái, khi mua đất xong thì tôi đã đầu tư luôn điện, nước, xây nhà, hồ cá… xong xuôi có khách hỏi mua gần 7 tỷ đồng mà tôi không bán. Giờ cần tiền quá mới phải bán rẻ 4 tỷ đồng để trả nợ” - Ông Thanh kể
Không những giao dịch đất cá nhân ảm đạm mà việc mua bán đất của doanh nghiệp cũng trầm lắng. Phó Tổng Giám đốc Công ty Quỹ Đất Lớn - Tạ Trung Kiên cho biết, thanh khoản hiện đã giảm 70 - 80%. Giai đoạn trước, công ty đã đưa khoảng 30 - 35 khách hàng từ nhiều nơi lên xem dự án, còn hiện tại thì có khi 2 - 3 tuần mới có khách đi xem. “Họ chủ yếu đi thăm dò thị trường là chính chứ không có ý định xuống tiền mua nhanh như trước” - Ông Kiên cho hay.
Theo vị giám đốc này, vì dự án của công ty đang triển khai có sổ từng nền, có đất thổ cư nên vẫn được khách hàng quan tâm. Còn với các khu vực xa xôi, hẻo lánh thì hoàn toàn không có khách tới. “Vì thị trường hiện rất trầm lắng, công ty phải trồng hoa, cảnh quan nhằm thu hút khách tới tham quan, nếu không sẽ khó mà ra được hàng vào thời điểm dòng tiền hạn hẹp như hiện nay” - Ông Kiên nói.
Cần thời gian lâu hơn để cân nhắc
Qua trao đổi, chuyên gia bất động sản cá nhân - ông Trần Khánh Quang cho rằng, vào 2 năm trước, khi đại dịch Covid - 19 xảy ra thì nhu cầu trú ẩn cho dòng tiền, sống xanh “lên ngôi” làm nảy sinh rầm rộ xu hướng đầu tư vào đất vườn tại các tỉnh, nhiều người đổ sang các địa phương lân cận Hà Nội, TP. HCM để mua đất, khiến cho giá đất tại những khu vực này tăng chóng mặt, thanh khoản cũng tăng vọt.
“Nếu chia theo khu vực từ 1 tới 4 thì khu trung tâm sẽ là vùng 1, vùng 2 và vùng 3 là khu vực vùng đệm ven đô, xa hơn là vùng 4 là khu vực có "view đẹp" nhưng đường vào xấu, cũng là những khu vực đang chịu nhiều tổn thương nhất trong giai đoạn thị trường trầm lắng vì khi chủ đất muốn bán, dù giảm giá thì cũng khó ra hàng” - Ông Quang phân tích.
Với các nhà đầu tư đang có tiền để “săn” hàng ngộp thì ông Quang khuyên họ nên lựa chọn những mảnh có thể gia tăng giá trị sau khi mua. Chẳng hạn có thể xây dựng farmstay, homestay và có giá bán tốt.
Bên cạnh đó, khi quyết định “xuống tiền” thì người mua cần cân nhắc thiệt hơn trong giai đoạn lãi suất huy động đang cao, room tín dụng hạn chế… “Bất động sản tuy vẫn là kênh trú ẩn an toàn, nhưng người mua cần biết chọn nơi có giá tốt và khả năng gia tăng lợi nhuận rồi mới đầu tư…” - Ông Quang nhấn mạnh.