meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đất nền quanh khu vực đấu giá: Tưởng sôi động nhưng không dễ bán

Thứ tư, 18/09/2024-07:09
Sau các phiên đấu giá “nóng bỏng” nhiều chủ đất đã dựa vào các mức giá trúng để tăng giá bán, lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền vùng ven Hà Nội cũng đi lên nhưng lượng giao dịch không nhiều.

“Ăn theo” sức nóng của các phiên đấu giá, thị trường đất nền tại các huyện vùng ven Hà Nội như Thanh Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây cũng sôi động hơn. Nhiều chủ đất đã tận dụng cơ hội lấy giá trúng từ những phiên đấu giá này làm cơ sở để tăng giá bán, nhưng về phía khách hàng mới chỉ dừng lại ở bước tham khảo.

Lượng quan tâm tăng lên nhưng không dễ bán

Sau các cuộc đấu giá với mức giá trúng cao “ngất ngưởng”, chị Thu Hà đã nhanh chóng rao bán mảnh đất 40m2 tại thị trấn Phúc Thọ với giá 1 tỷ đồng từ giữa tháng 8. Dù mỗi ngày đều có vài người gọi hỏi giá nhưng đến nay đã gần 3 tuần trôi qua vẫn chưa ai chốt mua, bất chấp việc huyện Phúc Thọ vừa tổ chức 2 phiên đấu giá đất với mức giá trúng lần lượt đạt hơn 60 và 70 triệu đồng/m2.

Tương tự, anh Nguyễn Đức – chủ một sàn môi giới đất nền tại huyện Phúc Thọ cho biết, trong 1 tháng trở lại đây, nhiều lô đất trên địa bàn huyện điều chỉnh giá rao bán thêm 3 – 5% so với nửa đầu năm.





Lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền vùng ven có tăng lên nhưng giao dịch không nhiều
Lượng nhà đầu tư quan tâm đến đất nền vùng ven có tăng lên nhưng giao dịch không nhiều

Chẳng hạn tại làng nghề Thôn Táo (xã Tam Thuấn) một số lô đất vị trí đẹp đang được rao bán giá 55-60 triệu đồng/m2, tăng so với giai đoạn trước khoảng hơn 4%. Hay tại xã Thọ Lộc, giá các lô đất nền nằm trên những tuyến đường rộng đang được định giá 27-29 triệu đồng/m2, tăng 3-5% so với hồi tháng 6 -7 và 10% so với đầu năm.

Cũng theo anh Đức, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tại huyện Phúc Thọ, hay cả huyện Thanh Oai cũng tăng lên nhưng không đáng kể, giao dịch cũng chưa nhiều. Nguyên nhân do các nhà đầu tư vẫn có tâm lý quan sát, dò xét nhiều hơn, trong bối cảnh hoạt động đấu giá đang chịu sự quản lý gắt gao của các cơ quan Nhà nước nên nhiều người có tâm lý cẩn trọng.

Đồng tình với anh Đức, phần lớn môi giới tại huyện Thanh Oai và Phúc Thọ đều cho rằng, thị trường đất nền không thay đổi nhiều sau các phiên đấu giá đất thời gian qua, hoạt động mua bán vẫn được quyết định theo nguyên tắc cung cầu. Mảnh nào thực sự đẹp và có giá trị sử dụng cao mới bán được.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, tại các huyện xa trung tâm như Phúc Thọ hay Thanh Oai, giá đất khó tăng đột biến bởi quỹ đất rộng, lại chưa có nhiều dự án quy hoạch lớn. Mức giá tại các phiên đấu giá lại đang bị đặt câu hỏi về chiêu trò thổi giá của giới đầu tư, chỉ mang tính chất cục bộ chứ không đại diện cho thị trường.

Nhà đầu tư đã không còn tâm lý sợ bị bỏ lỡ

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, thị trường đất nền vùng ven Hà Nội mới trong giai đoạn phục hồi, giao dịch thực tế ít biến động. Nhiều sàn giao dịch thành viên của VARS cho biết, giao dịch quý II đến giữa quý III chưa có dấu hiệu sôi động, thay vào đó là đi ngang. Đây là diễn biến chung theo đà phục hồi chậm của thị trường địa ốc từ gia đoạn thị trường xuống đáy vào giữa năm ngoái.





 Lượng nhà đầu tư bỏ cọc sau đấu giá chiếm đa số 
 Lượng nhà đầu tư bỏ cọc sau đấu giá chiếm đa số 

Mới đây, ông Lê Hồng Phúc - Trưởng phòng Quản lý Dự án và Phát triển quỹ đất thuộc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai cho biết, chỉ có 13/68 lô đất tại phiên đấu giá ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính, số tiền thu về đạt 20% so với dự kiến.

Cũng theo ông Phúc, thời gian đấu lại chưa xác định được thời điểm, khiến ngân sách địa phương gặp khó. Tuy nhiên, để tránh lặp lại kịch bản xấu này trong tương lai, thành phố cần xem xét lại bảng giá đất khu vực Thanh Oai, đồng thời áp dụng công cụ thuế đối với các khách hàng trúng đấu giá.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân nhận định, việc trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm rồi bỏ cọc là một vấn đề cần xem xét lại toàn bộ quy trình. Qua thực tế kiểm tra tại các địa phương, Bộ sẽ đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh tình trạng này, đảm bảo sự minh bạch và ổn định của thị trường bất động sản.

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Sang nhượng ồ ạt chung cư cao cấp: Thực hư chiêu trò "giảm sâu" để hút khách

TS. Vũ Đình Ánh: Có kiểu cho vay mua bất động sản nhưng "ẩn mình" dưới gói vay tiêu dùng

Giá nhà tăng cao, người dân nên hạ tiêu chuẩn để dễ tiếp cận

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

2 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

2 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

2 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

2 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

3 ngày trước