Đất nền không còn được ưa chuộng, hàng “ngộp” được bán như thế nào?
Báo cáo của Batdongsan.com mới đây cho thấy, BĐS tại Hà Nội có xu hướng giảm lượng rao bán so với đầu năm, mức độ quan tâm đã giảm 8%.
Về phân khúc căn hộ chung cư cũng chứng khiến mức độ giảm nhẹ so với đầu năm nhưng giá bán lại tăng 13% đối với phân khúc trung cấp. Mức độ quan tâm chung cư đang có biến động nhẹ, như Nam Từ Liên giảm 5%, Hoàng Mai giảm 5%, Hà Đông giảm 12%, Thanh Xuân giảm 6%, Long Biên giảm 1%, Bắc Từ Liên giảm 2%; Tây Hồ giảm 2%.
Tuy mức độ quan tâm giảm nhưng giá bán vẫn liên tục tăng. Trong đó phân khúc trung cấp có mức tăng mạnh nhất là 13%, cao cấp tăng 7%, bình dân tăng 2%.
Loại hình nhà phố ghi nhận mức độ quan tâm tăng mạnh nhất tại các quận trung tâm, giá bán chững lại trong quý IV. Nổi bật như quận Ba Đình tăng 72%, Thanh Xuân tăng 525, Hoàn Kiếm tăng 23%, Bắc Từ Liêm tăng 54%, Đống Đa tăng 25%, Hai Bà Trưng tăng 16%. Giá bán nhà phố hiện tại cũng tăng 7% so với đầu năm.
Với phân khúc nhà riêng, mức độ quan tâm tại nhiều khu vực giảm nhưng giá bán tăng nhẹ so với đầu năm. Cụ thể, quận Tây Hồ giảm 27% mức độ quan tâm, tăng 7% giá bán; quận Long Biên giảm 22% mức độ quan tâm, tăng 6% giá bán; quận Hoàng Mai giảm 20% mức độ quan tâm, tăng 6% giá bán; quận Hà Đông giảm 19% mức độ quan tâm, tăng 12% giá bán; quận Hai Bà Trưng giảm 6% mức độ quan tâm, tăng 8% giá bán; quận Thanh Xuân giảm 1% mức độ quan tâm, tăng 10% giá bán.
Yếu tố khiến thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc “sôi động”
Giới chuyên gia cho rằng, bất động sản công nghiệp khu vực miền Bắc có sức hấp dẫn khá lớn, nên trong giai đoạn vừa qua có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến đã khiến cho phân khúc bất động sản công nghiệp này phát triển “sôi động”.Huế “lọt vào mắt xanh” của giới đầu tư bất động sản sau khi được hàng loạt “đại gia” rót vốn
Huế chưa bao giờ nhận được một làn sóng đầu tư rầm rộ như 2 năm gần đây trong khi lộ trình lên thành phố trực thuộc Trung ương đang đến gần. Vùng đất này có cơ hội lớn để bứt phá khi có sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” bất động sản trong nước và quốc tế.Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Nửa năm siết tín dụng đánh sập “sức đề kháng” của doanh nghiệp
Trong hai năm Covid - 19 thị trường bất động sản dường như chỉ trực chờ sôi động vì niềm tin của người dân đều đặt vào loại hình đầu tư này. Nhưng sau “cú quay xe” về việc thắt chặt tín dụng vào bất động sản, lãi suất tăng nóng khiến thị trường đột ngột giảm nhiệt và nhanh chóng rơi vào trạng thái trầm lắng.Chỉ có quận Đống Đa và Cầu Giấy tăng cả mức độ quan tâm và giá bán. Theo đó, quận Đống Đa tăng lần lượt là 105 và 5%; quận Cầu Giấy tăng 21% và 8%.
Đất nền trong quý cuối năm 2022 là phân khúc trầm lắng nhất. Tuy giá bán vẫn tăng nhẹ nhưng mức độ quan tâm ở tất cả các quận huyện đều sụt giảm. Chẳng hạn, đất nền Hoài Đức tăng giá bán khoảng 3%, nhưng mức độ quan tâm giảm 46%.
Những thị trường khác cũng tương tự như đất nền Ba Vì giảm giá 5%, mức độ quan tâm giảm 43%; Đất nền Thanh Trì giảm giá 2%, mức độ quan tâm giảm 43%; Đất nền Thanh Oai tăng giá 2%, mức độ quan tâm giảm 65%; Đất nền Đông Anh tăng giá 4%, mức độ quan tâm giảm 45%; Đất nền Long Biên tăng giá 4%, mức độ quan tâm giảm 22%; Đất nền Gia Lâm tăng giá 10%, mức độ quan tâm giảm 38%.
Nhận xét về sự phát triển của những phân khúc bất động sản trong giai đoạn tới, Giám đốc Kinh doanh miền Bắc của Batdongsan.com - Ông Lê Dình Hoàn cho rằng, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nới room tín dụng và các thay đổi về chính sách.
Ông Hảo cho rằng, khảo sát của Batdongsan.com với các nhà môi giới chỉ ra rằng 61% trong số họ nhận định căn hộ chung cư sẽ là loại hình BĐS triển vọng nhất, 15% cho rằng nhà riêng sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ; 12% cho rằng phân khúc phát triển mạnh nhất là nhà phố, 8% là đất nền, 4% là những loại BĐS khác.
Dự đoán về thời điểm thị trường BĐS ấm dần lên, có 35% môi giới cho rằng đến quý III hoặc quý IV/2023, 27% cho rằng là quý II năm sau, 165 cho rằng phải sang năm 2024, 17% cho rằng sau năm 2024 và 5% cho rằng là quý I/2023.