Đại gia Sài Thành thời xưa: Từ một gánh ve chai đến 30.000 căn nhà cùng loạt bệnh viện, khách sạn, khu thương mại nức tiếng một thời
BÀI LIÊN QUAN
Đại gia Hà Thành một thời: 70 tuổi, 11 vợ nhưng vẫn khẳng định là “trai tân”Hoàng Thùy Linh: Đại gia ngầm của Vbiz, sống trong căn penthouse cao cấp vài chục tỷ đồngTậu penthouse duplex 100 tỷ ven sông Sài Gòn: Đại gia ngầm BĐS gọi tên Hà Anh TuấnTrong vài năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2021 đến nay, bất chấp tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nhưng thị trường bất động sản khu vực phía Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn vẫn vô cùng nhộn nhịp. Mỗi ngày, hàng loạt các dự án lớn nhỏ ra đời. Tuy nhiên, ít ai ngờ được từ thế kỷ 17, ở khu vực này đã có nhiều đại gia bất động sản xuất hiện, hình thành nên tứ đại hào phú lẫy lừng, đầy quyền lực và giàu có.
Xếp thứ 4 trong số “tứ đại hào phú” thời đó chính là chú Hỏa. Vị đại gia này nắm giữ hơn 40% bất động sản Sài Gòn thời đó. Cụ thể, ông sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài Thành; đến nay, một trong số những căn nhà đó vẫn còn tồn tại.
Chú Hỏa (1845-1901) có tên khai sinh là Hui Bon Hoa, Jean Baptiste Hui Bon Hoa, phiên âm là Hứa Bổn Hỏa hay còn gọi là Hứa Bổn Hòa. Ông là một thương nhân người Việt gốc Hoa, đồng thời là một trong những vị đại gia của Sài Gòn xưa được dân gian tôn vinh là: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”. Ý nghĩa của câu nói này là về tứ đại hào phú, bao gồm: Thứ nhất là Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; thứ hai là Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Thứ ba là Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và thứ tư là chú Hỏa - Hui Bon Hoa.
Theo nhiều giai thoại kể lại, thực ra Chú Hỏa có xuất thân nghèo khổ, từng kiếm sống bằng nghề buôn bán phế liệu. Trong một lần thu mua ve chai, ông đã nhặt được cả một túi vàng trong một chiếc ghế nệm cũ. Một số người thì nói rằng, Chú Hỏa đã mua được một bức tượng đúc đồng nhưng bên trong có đầy vàng. Sau khi giàu có, ông không chỉ xây dựng các dinh thự hoành tráng cho gia đình mà còn dựng lên những dãy phố cũng như hàng loạt công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền và trường học.
Lập nghiệp từ một gánh ve chai
Khi nói về những bước khởi nghiệp của Chú Hỏa khi mới từ Trung Quốc “chân ướt chân ráo” ra Sài Gòn, nhiều người khẳng định ông bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Chỉ với một gánh ve chai trên vai, người đàn ông này đã tạo dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng, lưu danh muôn thuở.
Xuất thân nghèo khổ, Chú Hỏa từng kiếm sống bằng nghề buôn bán phế liệu. Trong một lần thu mua ve chai, ông đã nhặt được cả một túi vàng ở trong một chiếc nệm cũ. Cũng có người nói, Chú Hỏa đã mua được một bức tượng đúc đồng nhưng bên trong chứa đầy vàng.
Những người khác thì truyền rằng, khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng đã giúp cuộc đời Chú Hỏa thay đổi. Khi đó, nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm thu mua phế liệu, ông đã mua lại số hàng này, sau đó phân loại thành công được vàng từ những chiếc máy truyền tin này.
Trong quá trình lê la khắp hang cùng ngõ hẻm ở Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ mà thiên hạ bỏ đi, Chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ. Nhờ thành thạo chữ Hán, ông biết trong những đồ “phế liệu” này có cả những đồ cổ từ thời nhà Nguyên, nhà Thanh và thậm chí là thời Hán. Vì thế, nhờ mua rẻ, bán đắt mà khối tài sản của ông cũng ngày càng tăng lên.
Sau khi kiếm được số vốn kha khá, Chú Hỏa đã hùn hạp với một người Pháp, thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê… Nhờ đó, ông được chia một số tiền lớn và trở thành ông chủ của nhiều sản nghiệp đất cát khắp miền Lục tỉnh, nhiều nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn…
Do ảnh hưởng của niềm tin tâm linh vốn khá phổ biến trong giới người Hoa xưa nên còn có giai thoại cho rằng, Chú Hỏa vốn là người am hiểu về phong thủy nên đã an táng mộ của cha mình đúng nơi long mạch, nhờ thế mà làm ăn mới phất lên nhanh như thế. Một số khác thì cho rằng, Chú Hỏa thuộc dòng dõi nhà Minh, vì đi lánh nạn nên đã tạm chôn giấu của cải, sau khi trở về Trung Quốc, ông đào chỗ của cải đó lên, mang sang Việt Nam để hùn vốn làm ăn với người Pháp và ngày càng phát đạt.
Dù có nhiều giai thoại và giai thoại nào cũng khá mơ hồ nhưng có thể khẳng định, chúng đều chú trọng vào sự chịu thương chịu khó làm ăn, biết tận dụng thời thế của Chú Hỏa trong quá trình kinh doanh, biết tích lũy của cải, đầu tư đúng chỗ để tài sản ngày càng tăng lên.
Sở hữu gần 30.000 căn nhà tại Sài Thành
Theo nhiều thông tin, khi mới sang Việt Nam, Chú Hỏa đã làm việc với một ông chủ người Pháp. Nhờ bản tính siêng năng và tốt bụng, ông được ông chủ người Pháp thương tình, giúp vốn để mở tiệm cầm đồ, khởi nghiệp kinh doanh.
Tiệm cầm đồ đầu tiên của Chú Hỏa là căn nhà nằm ở góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay. Văn phòng làm việc cho ông chủ người Pháp thì ở trước cửa tiệm bên kia đường và ở trên một khu đất trống. Chính tại khu đất trống này, Chú Hỏa đã mua và xây ba căn sát nhau trên đường Phó Đức Chính, mỗi căn dành cho một người con trai của mình. Căn nhà giữa ông giao cho người con trai lớn để đặt bàn thờ tổ tiên, hai căn hai bên giao cho 2 người con còn lại. Sau này, 3 căn nhà được con trai của Chú Hỏa xây dựng thành 3 tòa nhà nguy nga, được người dân gọi là nhà Chú Hỏa. Thời điểm hiện tại, ba tòa nhà này được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật (97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).
Sau một thời gian mở tiệm cầm đồ và tích lũy được một số tiền, Chú Hỏa đầu tư vào ngành bất động sản. Ông mua trước những khu đất sắp quy hoạch. Ví dụ, ông từng mua toàn bộ những vùng đất ở gần tiệm cầm đồ của mình. Đây vốn là vũng lầy bao quanh địa điểm mà người Pháp dự định xây chợ Bến Thành mới (tức chợ Bến Thành ngày nay).
Để thuận lợi cho việc kinh doanh, khi trở nên giàu có Chú Hỏa đổi tên thành Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Sau đó, ông còn thành lập Công ty bất động sản Hui Bon Hoa sở hữu gần 30.000 căn nhà ở Sài Gòn. Các công trình nhà ở này đã đóng góp một vai trò quan vô cùng trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn những năm cuối thế kỷ 19. Nhờ Công ty Hui Bon Hoa, Chú Hỏa nổi tiếng khắp Đông Dương về sự giàu có của mình, khiến nhà cầm quyền Pháp phải kính nể.
Tài năng làm nên sự giàu có
Dù có nhiều câu chuyện xoay quanh về hành trình gây dựng sự nghiệp của Chú Hỏa, nhưng nhiều người đồng ý rằng, việc người đàn ông này “đổi đời” không phải như lời đồn đãi là nhặt được túi vàng hay chuông đồng, hoặc buôn bán cổ vật. Thực tế, nhờ đầu óc nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng cùng sự quyết đoán trong công việc và biết nắm bắt cơ hội, ông đã khiến cái tên Hứa Bổn Hỏa của mình vang danh khắp vùng.
Có thể nói, chính nhờ tầm nhìn xa của mình mà ông đã thấy trước được tiềm năng của vùng đất Sài Gòn bấy giờ vẫn còn chằng chịt các kênh rạch lớn nhỏ. Ông còn mua lại toàn bộ khu đất ở trung tâm Sài Gòn; sau đó cho san lấp rồi xây dựng chợ Bến Thành. Đây chính là khu chợ Mới lớn nhất thời bấy giờ, sở hữu nét kiến trúc văn hóa độc đáo vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Được biết, chợ Bến Thành được khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn thành. Ngày nay, xung quanh chợ Bến Thành vẫn còn những dãy nhà cũ xây từ thời đó, thuộc sở hữu của đại gia Hứa Bổn Hỏa. Đáng chú ý, một trong những di sản đặc sắc nhất mà Chú Hỏa để lại chính là dinh thự riêng có 99 cửa của mình, nay đã trở thành Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.
Vốn là người gốc Hoa nên con số 99 đối với Chú Hỏa được xem là con số vượng tài và vượng khí. Trong tiếng Hoa, số 9 phát âm là cửu, hai số 9 cộng lại là 18, đọc chại đi sẽ thành chữ phát trong phát tài, phát lộc. Từ đó, 99 cánh cửa của Chú Hỏa có thể tượng trưng cho câu nói: “Nhất phát cửu cửu” nghĩa là sự thịnh vượng trải dài trong suốt 99.
Kinh doanh giàu có, thành đạt, Chú Hỏa còn luôn chia sẻ với cộng đồng và giới cầm quyền đương thời. Ông đã hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội, chức năng vẫn còn tồn tại đến ngày nay như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Trường THCS Minh Đức (quận 1), Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5)…
Năm 1901, Chú Hỏa cùng vợ trở về Trung Quốc, sau đó qua đời ở đây. Vợ chồng ông được chôn cất tại Tuyền Châu, Phúc Kiến. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông ở Việt Nam vẫn được con cháu kế thừa và duy trì. Ba người con trai của Chú Hỏa đều là những nhân vật kiệt xuất, có sự nghiệp riêng chói lọi và giữ gìn sản nghiệp của cha nguyên vẹn đến bất ngờ.
Từ năm 1951, con cháu của Chú Hỏa đã dần dần chuyển sang các nước khác: Pháp, Mỹ… Cho đến trước ngày 30/4/1975, tất cả thành viên của dòng họ Hứa Bổn Hỏa đã rời Việt Nam.