Cùng tìm hiểu tại sao thép sàn lớp trên phải bẻ mỏ
Tại sao thép sàn lớp trên phải bẻ mỏ sẽ được giải đáp chính xác nhất qua bài viết sau. Từ đây, kiến thức xây dựng của bạn sẽ gia tăng hơn rất nhiều. Hãy cùng chú ý nhé!
Thép sàn lớp trên là gì?
Đối với một công trình xây dựng, sàn được đánh giá bộ phận quan trọng nhất bởi vì sàn chính là kết cấu chịu lực, trực tiếp tải trọng cho toàn bộ công trình. Vì vậy để có được phần sàn chất lượng, độ bền tối đa, sức chịu tải cao thì phần thiết kế và lựa chọn nguyên vật liệu cần được chú trọng hàng đầu. Thực tế cho thấy rằng kết cấu thép sàn hai lớp là một lựa chọn hoàn hảo nhất để đảm bảo các vấn đề trên, và điều này dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thép hơn. Báo cáo ngành thép cho thấy rằng khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng, khiến nước ta trở thành nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á.
Theo các chuyên gia thép sàn sẽ được bố trí thành hai lớp: lớp trên và lớp dưới. Lớp dưới: thép lớp dưới là lớp thép chịu lực, chịu mô-men âm, được đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng). Lớp trên: thép lớp trên là thép phân bố, chịu mô-men dương, được đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới. Thép lớp hai sàn sở hữu nhiều ưu điểm mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn, có độ tin cậy cao, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh. Đối với công trình thép sàn 2 lớp này, việc sử dụng loại vật liệu nào vô cùng quan trọng. Thông thường, các chuyên gia thường khuyên dùng các loại thép có thương hiệu trên thị trường như là thép Việt Nhật và thép pomina sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Vai trò của thép sàn lớp trên
Với thép lớp trên thì thép mũ chịu mô men âm, cắt tại 1/4L – cạnh ngắn; thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới thép mũ. Tuy nhiên cách bố trí này thường chỉ áp dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, hơn nữa việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai và thi công. Như đã đề cập kết cấu thép sàn hai lớp đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng các công trình. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp vì thế cũng sẽ ảnh hưởng chính đến tính ổn định chung của cả công trình.
Thép sàn hai lớp nhằm tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập ây nguy hiểm cho người sử dụng công trình. Kết cấu thép chắc chắn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Ngoài ra kết cấu thép sàn 2 lớp giúp tăng độ bền cho sàn nhà, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt. Nếu so với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì kết cấu thép 2 lớp giúp sàn có khả năng chống thấm rất tốt. Với 2 lớp, kết cấu thép sàn sẽ có khả năng tạo hình kiến trúc, có thể đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên các bạn cần chọn được kết cấu thép sàn 2 lớp chất lượng và cần bố trí hợp lý, đúng bản vẽ để đảm bảo chất lượng công trình như mong muốn.
Những kiểu bố trí thép sàn hiện nay
- BỐ TRÍ THÉP SÀN 1 PHƯƠNG
Đây là phương pháp sàn chịu uốn theo 1 phương cụ thể hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể uống theo 2 phương nhưng độ uốn của 1 phương sẽ rất nhỏ so với phương còn lại. Theo cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm, theo cách này thì các liên kết với dầm nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
- BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 PHƯƠNG
Phương pháp này thì sàn sẽ được uốn theo 2 phương với độ uốn lớn gần như nhau. Đây là cách các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng hai cạnh liền kề. Trên đây là một vài thông tin về cách bố trí thép sàn 2 lớp giúp các bạn có thêm những tham khảo cần thiết. Thông qua bài viết này, Hoàng Phú Anh mong muốn bạn sẽ trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích và có kinh nghiệm thực tế hơn khi thi công công trình. Bạn đọc có thể đọc lại kỹ bài sau để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ yêu cầu nào về sản phẩm gối kê thép, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn hoàn toàn miễn phí. Được đánh giá cao bởi các đối tác đa quốc gia có uy tín trên thị trường như Toho-Leo, STS systems…
Tại sao lại bẻ mỏ cốt thép lớp trên
Bẻ mỏ thép, bẻ móc thép trong thi công thép xây dựng nói chung và thi công bố trí thép sàn nói riêng là vấn đề kỹ thuật xây dựng mà công trình nào cũng có. Chuyện này thường không có nhiều điều để nói với những người làm nghề xây dựng, tuy vậy nó cũng điều băn khoăn của không ít những gia chủ đang tìm hiểu thông tin trước khi xây nhà. Theo quy định thì thép sàn sử dụng là loại tròn trơn d6, d8 thì khi thi công thép sàn chúng ta bắt buộc phải bẻ mỏ thép sàn, đối với thép sàn lớp dưới thì chúng ta bẻ móc tròn và thép sàn lớp trên chúng ta bẻ móc vuông, còn đối với thi công thép sàn sử dụng thép gai hay còn gọi là thép có gân d10,d12 thì móc thép, mỏ thép sàn lúc này chỉ được yêu cầu là phải bẻ móc thép, bẻ mỏ thép cho thép sàn lớp trên.
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao thép sàn lớp trên phải bẻ mỏ. Hiện nay, câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này là để đảm bảo sự làm việc tốt nhất cho bê tông và thép chịu lực thì thép phải bẻ mỏ. Ngoài ra, chúng còn bị làm xoăn để gia tăng tính ma sát giữa bê tông và cốt thép chịu lực. Do đó, bẻ mỏ cốt thép lớp trên là một việc làm rất cần thiết và quan trọng trong xây dựng..
Quy định về bẻ mỏ cốt thép sàn lớp trên
Bẻ mỏ thép trong khi thi công xây dựng là bước mà bất kỳ công trình nào cũng phải có. Nó là bước để bố trí thép sàn của công trình xây dựng. Móc thép này giúp các phần liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo chất lượng của công trình. Đối với nối cốt thép thì công thức cơ bản giống neo cốt thép nhưng hệ số alpha thì phải tính đến ảnh hưởng của trạng thái ứng suất của cốt thép, có các giải pháp cấu tạo của các thành phần trong vùng nối, số lượng thanh thép được nối trong một diện tích và tổng số thanh thép trong diện tích đó, khoảng cách giữa các thanh thép đã nối.
Trong công thức trên có nhắc đến chiều dài neo cơ sở. Chiều dài neo cơ sở sẽ được tính theo công thức sau: Chiều dài neo cơ sở xác định theo công thức: L0,an= As x us / Rbond trong đó: As, us là diện tích tiết diện ngang của thanh cốt thép và us là chu vi tiết diện của thanh cốt thép được neo đó. Rbond là cường độ bám dính của cốt thép với bê tông.
Thông số Rbond này được tính bằng tích của cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông và hệ số kể đến ảnh hưởng của loại bề mặt cốt thép và hệ số kể đến ảnh hưởng của cỡ đường kính cốt thép. Hai hệ số trên đều có từng chỉ số rõ ràng đối với từng trường hợp riêng. Công thức tính chiều dài neo và nối chồng cốt thép trên đã được tính đến trường hợp cốt thép chịu ứng suất lớn nhất tức là bằng cường độ tính toán. Nếu ứng suất thực tế bé hơn cường độ tính toán thì phải giảm chiều dài neo với tỉ lệ tương ứng. Từ đó có thể nhận ra rằng cấp độ bền của bê tông càng thấp, loại cốt thép có cường độ càng cao thì chiều dài neo và nối chồng cốt thép có yêu cầu càng lớn. Thông thường chiều dài móc = 10d với các thanh có đường kính lớn hơn 8mm (d là đường kính đai thép).
Chiều dài móc tối thiểu phải là 75mm. Độ dài uốn cong để tính toàn chiều dài tăng thêm so với độ dài thanh thép ban đầu khi chưa được uốn cong. Đối với từng góc độ cụ thể mà có các các chỉ số riêng như sau: Nếu uốn cong 45 độ thì chiều dài thanh thép tăng 1d Nếu uốn cong 90 độ thì chiều dài thanh thép tăng 2d Nếu uốn cong 135 độ thì chiều dài thanh thép sẽ tăng lên 3d Nếu uốn cong 180 độ thì chiều dài thanh cốt thép chỉ tăng thêm 1d. Nếu uốn cong 90 độ tăng thêm 2d tức là chiều dài uốn cong là 48mm Nếu uốn cong 135 độ thì thanh gia cố tăng 3d tức là chiều dài tăng 48mm.