Cùng thu về hơn 30.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm, những mảng nào đóng vai trò cốt lõi của 2 "ông lớn" Masan và Vingroup?
BÀI LIÊN QUAN
Masan Group chia sẻ 3 hướng đi trong thời gian tới, mục tiêu chuyển đổi thành công ty tiêu dùng công nghệNhìn lại thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long: Khi 1+1 không phải lúc nào cũng bằng 2Lý giải sức hút từ hai mặt hàng chủ đạo giúp Masan và Cholimex Food thu về cả chục nghìn tỷ tiền lãi mỗi nămCả Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) cùng với Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đều là 2 tập đoàn tư nhân đa ngành lớn nhất tại Việt Nam. Hai "ông lớn" này đều sở hữu nguồn thu đa dạng, từ nhà cửa, ô tô, khoáng sản cho đén những dịch vụ và hàng hóa thiết yếu như khách sạn, y tế, giáo dục, mì gói, nước chấm, thịt sạch...
Trong nửa đầu năm nay, những mặt hàng này đã mang về cho Vingroup và Masan hơn 30.000 tỷ đồng doanh thu. Cụ thể, doanh thu của Masan trong 6 tháng đầu năm là 36.000 tỷ đồng còn Vingroup là hơn 32.000 tỷ đồng. Vậy, những mảng nào đóng vai trò cốt lõi của 2 "ông lớn" Masan và Vingroup trong nửa đầu năm?
Vingroup ghi nhận doanh thu từ cho thuê bất động sản và khách sạn tăng trưởng trong 4 quý liên tiếp
CTCP Tập đoàn Vingroup có khởi đầu là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hiện đang là một tập đoàn đa ngành hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm bất động sản, y tế, giáo dục, khách sạn, giải trí, sản xuất và kinh doanh ô tô. Trong nửa đầu năm nay, Vingroup đã thu về hơn 32.000 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, doanh thu từ bất động sản là 9.078 tỷ đồng, chiếm đến 28% tổng doanh thu. Trong nửa đầu năm, các dự án chủ chốt của tập đoàn vẫn chưa đến giai đoạn bàn giao nên doanh thu bất động sản trên vẫn là chưa cao.
Trong khi đó, mảng cho thuê bất động sản của Vingroup được phụ trách bởi Vincom Retail (mã VRE) đã ghi nhận doanh thu chiếm 11% tổng doanh thu của Tập đoàn, tương đương với 3.463 tỷ đồng. Con số này cũng ngang ngửa với sự đóng góp của mảng Khách sạn, Giải trí vốn đang được phụ trách bởi Vinpearl.
Sau 2 năm chững lại vì Covid-19, ngành du lịch đã và đang phục hồi trở lại. Tuy nhiên, mức phục hồi này vẫn chưa thể bù được những khoản lỗ cũng như những tổn thất mà các doanh nghiệp lớn đã bỏ ra để đầu tư mở rộng các chuỗi khách sạn. Thế nhưng, tương tự như mảng cho thuê bất động sản, doanh thu của chuỗi khách sạn vẫn có phần khả quan khi ghi nhận xu hướng tăng liên tục trong 4 quý gần đây nhất. Hồi tháng 2 năm nay, Vinpearl cũng đã thông báo về việc hợp tác chuyển giao quyền quản lý đối với 12 khách sạn cùng với khu nghỉ dưỡng cho Meliá Hotels International, thời hạn tối thiểu là 10 năm. Sau khi chuyển giao, chuỗi 12 khách sạn và khu nghỉ dưỡng này sẽ có tên mới là Meliá Vinpearl. Đương nhiên, thương hiệu này sẽ tương tự như các chuỗi thương hiệu tiêu chuẩn khác có chất lượng 5 sao trên toàn cầu như: Meliá Hotels & Resorts, Sol by Meliá và INNSiDE by Meliá.
Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của mảng sản xuất cùng với các dịch vụ liên quan đã mang về cho Vingroup hơn 6.610 tỷ đồng doanh thu. Trước đó, VinFast cũng đã thông báo về việc ngừng sản xuất xe xăng kể từ cuối năm 2022 để chú trọng, tập trung nguồn lực cho các sản phẩm xe điện.
Hàng tiêu dùng vẫn đóng vai trò chủ chốt trong hệ sinh thái Masan
Trong nửa đầu năm nay, doanh thu của CTCP Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã có phần sụt giảm. Cụ thể, doanh thu thuần của Masan trong 6 tháng đầu năm là hơn 36.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12,5%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn lại tăng mạnh lên đến 122% và đạt 3.109 tỷ đồng.
So với năm 2021, cơ cấu doanh thu của tập đoàn đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, Masan đã bán hệ thống MNS Feed cho tập đoàn De Heus nên trong cơ cấu doanh thu đã không còn sự góp mặt của mảng thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là ngành hàng bán lẻ. Chuỗi 2.873 cửa hàng tiện lợi Winmart+ đã mang về cho Masan 9.528 tỷ đồng doanh thu, trong khi doanh thu của chuỗi siêu thị lớn Winmart với 127 cửa hàng là 4.708 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các sản phẩm hàng tiêu dùng gồm có mì, nước chấm, đồ uống đã mang về cho tập đoàn hơn 11.700 tỷ đồng doanh thu. Theo như thông báo của Masan, lượng hàng tồn kho tại những nhà phân phối đã gia tăng vào cuối quý này do nhu cầu tiêu dùng của người dân vào quý đầu năm nay đã thấp hơn so với dự kiến. Trong quý 2 năm nay, ban điều hành của Masan đã nhanh chóng điều chỉnh để đưa lượng hàng tồn kho về với mức bình thường. Từ đó, tập đoàn cũng sẽ tạo điều kiện để ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng doanh thu 2 chữ số, đồng thời gia tăng lợi nhuận trong nửa cuối năm nay thông qua kế hoạch kiểm soát chặt chẽ các chi phí khuyến mãi. ược biết, Masan đã gộp tất cả các mảng này trong một nền tảng chung, gọi là The CrownX.
Trong nửa đầu năm, doanh thu của chuỗi Phúc Long mới chỉ chiếm 2% trong tổng doanh thu của tập đoàn và đạt 700 tỷ đồng. Tháng 5/2021, Masan mua Phúc Long lần đầu với 20% cổ phần với giá 15 triệu USD, tương đương với định giá 75 triệu USD. Đến tháng 1 năm 2022, Masan tiếp tục mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long để thâu tóm thương hiệu này, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 51% để có thể nắm quyền chi phối thương hiệu đồ uống lâu năm nay. Đáng chú ý, đối với 1.591 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính được công bố trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm nay, việc đánh giá lại giá trị khoản đầu tư trước đây cho Phúc Long Heritage đã chiếm tới ⅓ con số này.
Trong hệ sinh thái Masan, Masan MEATLife's (MML) là đơn vị có doanh thu nửa đầu năm sụt giảm mạnh nhất vì đã bán đi mảng thức ăn chăn nuôi. Trong đó, mảng thịt đã đóng góp 1.244 tỷ đồng doanh thu cho tập đoàn. Nếu như loại trừ doanh thu đến từ mảng thức ăn chăn nuôi, doanh thu thuần trong nửa đầu năm của MML chỉ giảm nhẹ một chút do giá thịt heo giảm. Đáng chú ý, doanh thu này đã được bù đắp nhờ lượng hàng bán ra cao hơn của mảng thịt heo.
Nếu như bao gồm cả doanh thu nội bộ, doanh thu của Masan MEATLife's (MML) sẽ là 1.941 tỷ đồng, tương đương với mức doanh thu nội bộ là gần 700 tỷ đồng. Có thể hiểu, chỉ có ⅓ doanh thu của Masan MEATLife's (MML) được tạo ra nhờ việc bán hàng trong chuỗi Winmart/Winmart+.
Bên cạnh đó, mảng vật liệu công nghệ cao chiếm 23% tổng doanh thu của tập đoàn, mang về 8.123 tỷ đồng nhờ sự tăng vọt của giá nguyên vật liệu cơ bản và cả nhu cầu về vật liệu công nghiệp.
Cách đây không lâu, công ty con của Masan High-Tech Materials là H.C. Starck Tungsten Powders đã đầu tư 45 triệu bảng Anh vào công ty Nyobolt Limited chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh có công suất và độ bền cao, ứng dụng vật liệu vonfram tiên tiến của MHT trong cực anode. Sau thương vụ này, H.C.Starck đã sở hữu 15% Nyobolt dựa trên cơ sở pha loãng hoàn toàn, đồng thời còn là cổ đông lớn nhất của Nyobolt.