Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi: Từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường hàng hóa Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Cty Văn Minh: Thông Tin về Công Ty Văn MinhCông ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải – Nâng tầm bất động sản nghỉ dưỡng lên tầm quốc tếTổng Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Lịch sử hình thành và phát triểnGiới thiệu về Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS)
QNS tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, tên Tiếng Anh là Quang Ngai Sugar Joint Stock Company trụ sở chính tại tỉnh Quảng Ngãi. Được thành lập vào ngày 01/01/2006, Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực. Hiện tại, Công ty có 17 đơn vị thành viên, chi nhánh và văn phòng đại diện được đặt tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Những sản phẩm của QNS có mặt hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và xuất khẩu đi các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đài Loan… và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Các mặt hàng mà QNS cung cấp ra thị trường bao gồm nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau như: Đường QNS; Sữa đậu nành Vinasoy; Nước khoáng Thạch Bích; Bánh kẹo Biscafun; Bia Dung Quất; Nha công nghiệp. Các sản phẩm của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đã từng bước khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường từ đó giúp công ty trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của QNS
Giai đoạn năm 1970 - 2005
Năm 1970: Tiền thân của Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi là Công ty đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Giai đoạn năm 2006 - 2007
Ngày 30/9/2005: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn đã phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của QNS
Năm 2005: Đổi mới doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần
Ngày 28/12/2005: Công ty chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu
Ngày 01/01/2006: Công ty Đường Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động tạo nên bước khởi đầu những thách thức trong giai đoạn đổi mới sau khi cổ phần hóa
Ngày 29/11/2007: QNS chính thức được công nhận là Công ty đại chúng do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp
Giai đoạn năm 2008 - 2009
Năm 2008: Công ty thành lập công ty con là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại Thành Phát với tỷ lệ sở hữu vốn là 100%
Ngày 23/06/2009: QNS chính thức trở thành Công ty Cổ phần sau khi Nhà nước thoái toàn bộ vốn bằng hình thức bán cho nhà đầu tư bên ngoài
Giai đoạn năm 2010 - 2011
Ngày 14/12/2010: Tạm dừng hoạt động của Nhà máy Cồn rượu và Nhà máy Đường Quảng Phú
Năm 2011: Công ty quyết định đổi tên Xí nghiệp Cơ khí thành Nhà máy Cơ khí đồng thời thành lập Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp và Trung tâm Môi trường & Nước sạch
Giai đoạn năm 2012 - 2013
Trong giai đoạn này, Công ty đã tiến hành khánh thành nhà máy Sữa đậu nành Vinasoy Bắc Ninh với công suất giai đoạn 1 là 90 triệu lít/năm. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư, mở rộng và nâng cấp công suất của Nhà máy Bia Dung Quất giai đoạn 1 từ 50 triệu lít lên 100 triệu lít/năm. Bên cạnh đó, QNS còn đầu tư mở rộng nâng công suất của Nhà máy điện An Khê lên 10.000 MW. Cũng trong giai đoạn này, Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi cũng thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành VSAC.
Giai đoạn năm 2014 - 2015
Năm 2014: Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi chính thức được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Trong năm nay QNS cũng tiến hành xây dựng nhà máy Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tại Bắc Ninh giai đoạn 2 với công suất 180 triệu lít/năm.
Năm 2015: Công ty Kỷ niệm 10 năm cổ phần hóa
Giai đoạn năm 2016 - 2017
Ngày 20/12/2016: Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu QNS trên sàn giao dịch chứng khoán UPCOM
Cũng trong hai năm này, Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi đã tiến hành triển khai các dự án: Xây dựng Nhà máy Vinasoy Bình Dương công suất giai đoạn I đạt 90 triệu lít/năm; Đầu tư mở rộng và nâng cấp Nhà máy đường An Khê lên 18.000 tấn mía/ngày; Đầu tư xây dựng nhà máy Điện Sinh khối An Khê với công suất là 95 MW
Ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Trần Ngọc Phương đảm nhiệm
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Thành Đàng
Thành viên Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Hữu Tiến, Ông Nguyễn Văn Đông, Ông Đặng Phú Quý, Ông Ngô Văn Tụ
Tổng Giám đốc: Ông Võ Thành Đàng
Phó Tổng giám đốc Tài Chính: Ông Trần Ngọc Phương
Phó Tổng Giám đốc: Ông Võ Thanh Hồng, Ông Lê Văn Quang, Ông Nguyễn Hữu Tiến
Giám đốc Nhà máy: Ông Trần Quang Kiên
Giám đốc Chi nhánh: Ông Nguyễn Đức Tiễn
Lĩnh vực kinh doanh chính của QNS
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi được biết đến là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành và đa lĩnh vực, cụ thể:
Công nghiệp chế biến các sản phẩm như: Đường, Mật, Thực phẩm, Đồ uống, Bao bì
Khai thác, sản xuất và chế biến, kinh doanh mặt hàng nước khoáng
Kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp và hoạt động xuất nhập khẩu
Kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng, sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị đồng thời gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí nhằm phục vụ các ngành sản xuất và dân dụng
Sản xuất và kinh doanh mía bao gồm mía giống và mía nguyên liệu
Kết quả kinh doanh của Đường Quảng Ngãi trong năm 2021
Mới đây, công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (UpCOM: QNS) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 với mức doanh thu tăng 11,8% so với cùng kỳ lên 1.559 tỷ đồng. Trong khi đó, tỷ lệ tăng chi vốn cao hơn đến mốc 18,6% dẫn tới mức lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 493 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận giảm 35,6% xuống còn 31,6% trong quý 4 vừa qua.
Trong quý, doanh thu tài chính cũng ghi nhận tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ lên mốc 11 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí tài chính mà chủ yếu là chi phí lãi vay ghi nhận tăng hơn 2 tỷ đồng lên 17 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng ghi nhận giảm 4 tỷ đồng xuống còn 70 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 34 tỷ đồng so với cùng kỳ lên mức 53 tỷ đồng. Kết quả, quý 4/2021 Đường Quảng Ngãi lãi sau thuế giảm 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái chỉ còn 372 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 2,7%. Báo cáo tài chính cũng ghi nhận đến thời điểm 31/12/2021 Đường Quảng Ngãi còn khoản tiền 3.923 tỷ đồng đi gửi có kỳ hạn trên 3 tháng tại ngân hàng, so với thời điểm đầu năm tăng 1.284 tỷ đồng – đây được cho là nguyên nhân dẫn tới doanh thu tài chính ghi nhận tăng trưởng mạnh.
Lũy kế trong năm 2021 của Đường Quảng Ngãi ghi nhận doanh thu đạt mwucs 7.335 tỷ đồng, so với năm trước đó tăng 13%. Sau khi đã trừ chi phí vốn công ty lãi gộp 2.255 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Sau khi đã trừ các khoản chi phí thì công ty này ghi nhận lãi sau thuế đạt 1.242 tủ đồng, so với năm 2020 tăng 18%.
Được biết, trong cơ cấu doanh thu của Đường Quảng Ngãi, doanh thu từ sữa đậu nành ghi nhận đạt 4.090 tỷ đồng, so với năm trước tăng 5,6% và đóng góp khoảng 55,5% tổng doanh thu của toàn công ty. Mảng kinh doanh đường mang lại 1.583 tỷ đồng doanh thu, so với cùng kỳ tăng mạnh 59% và đóng góp 22% doanh thu của công ty. Thành Phát mang về 1.178 tỷ đồng doanh thu còn lại ghi nhận ở mảng khác.
Bước sang năm 2022, Công ty Đường Quảng Ngãi đặt kế hoạch doanh thu là 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.008 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và giảm 18% so với ước tính được thực hiện trong năm 2021.
Theo ước tính của Công ty chứng khoán SSI thì bước sang năm 2022, doanh thu của Đường Quảng Ngãi đạt 10.700 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 30% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 1.660 tỷ đồng, ghi nhận tăng trưởng 25%.
Còn trong niên vụ 2022 - 2023, Đường Quảng Ngãi đặt kỳ vọng diện tích trồng mía tiếp tục sẽ tăng 40%. Với lượng mía nguyên liệu đầu vào tăng thì SSI đặt kỳ vọng công ty sẽ tăng công suất hoạt động cho sản xuất đường và điện sinh khối nhằm thúc đẩy cả doanh thu và lợi nhuận của cả hai mảng này. Còn đối với mảng sữa đậu nành thì SSI ước tính sẽ tăng sản lượng tiêu thụ 3,3% trong năm 2021 và phục hồi 6,7% trong năm 2022 cùng với đó là giá bán tăng 3%. SSI đưa ra giả định giá đậu nành tăng 13% trong năm 2021 sẽ có thể giám 7% trong năm kế tiếp. Ngoài ra, SSI cũng đưa ra dự báo sản lượng đường RS ước đạt 105.000 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 ghi nhận cao hơn 25% và dự kiến trong năm 2022 tăng 50% lên 158.000 tấn. Dây chuyền sản xuất đường RE cũng bắt đầu được đưa vào hoạt động thương mại kể từ ngày 1/7 và Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi đang có kế hoạch đấu thầu hạn ngạch đường nhập khẩu.