meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơn sốt “gom” vàng đang bùng lên trên toàn cầu sẽ diễn ra trong bao lâu?

Thứ bảy, 27/05/2023-14:05
Lạm phát ở mức cao đang thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý. Bên cạnh đó, những bất ổn về địa chính trị cũng đang khiến các Ngân hàng trung ương trên thế giới nhanh chóng “gom” vàng.

Theo Nhịp sống thị trường, trong một căn hầm có hệ thống an ninh nghiêm ngặt ở Mayfair, London, nơi có tủ kính dày chống đạn cùng 4 phòng có bản vệ canh gác suốt ngày đêm, một số người giàu nhất thế giới đã đến để cất giữ vàng.

Dự kiến, các két sắt nhỏ bên trong với mức phí thuê lên tới 12.000 bảng/năm sẽ được lấp đầy vào cuối năm nay khi ngày càng có nhiều khách hàng đến để trữ vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy thời kỳ khó khăn sắp đến.

Theo Ashok Sewnarain, CEO của IBV Internationa Vaults - công ty vận hành kho két này cho biết, khách hàng đang ngày càng cảnh giác với “trật tự thế giới mới”. Giờ đây, họ không còn tin tưởng vào các ngân hàng, lạm phát cao và sự chia rẽ trên toàn cầu cũng như lượng dự trữ tiền tệ trên thế giới.

Cơn sốt mua vàng của giới thượng lưu trên toàn thế giới đang được thể hiện ngay ở động thái của các Ngân hàng trung ương tại những thị trường mới nổi. Trong năm 2022, họ đã mua 1.079 tấn vàng thỏi, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950. Theo đó, giá vàng giao dịch ở gần mức cao kỷ lục 2.072 USD/ounce vào cuối tháng 3. Nhiều nhà đầu cơ hiện đang nín thở chờ mức đỉnh mới sẽ được thiết lập.

Kim loại quý màu vàng từ lâu đã trở thành tài sản an toàn trong thời kỳ hỗn loạn. Điều này đến nay vẫn đúng, khi đại dịch bùng phát, mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine bổ ra, lo ngại lạm phát và nợ toàn cầu gia tăng, lãi suất cao và những bất ổn diễn ra trong ngành ngân hàng. Tất cả những yếu tố trên đã khiến giới đầu tư lại tìm đến các loại tài sản trú ẩn an toàn, trong đó có vàng.


 
 

Bên cạnh đó, một yếu tố địa chính trị khác cũng được giới đầu tư cân nhắc là khi các nước đang phát triển cảnh giác với sức mạnh của đồng USD. Sau khi phương Tây trừng phạt Nga bằng cách đóng băng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga bằng đồng USD, đồng Euro và bảng Anh, nhiều quốc gia nắm giữ đồng bạc xanh đã lo ngại và đa dạng hóa kho dự trữ bằng cách mua thêm vàng.

Một số quan chức Ngân hàng trung ương, nhà quản lý quỹ và cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu thế giới có đang chuẩn bị bước vào thời kỳ “mạ vàng” mới hay không? Một số nhà báo cho rằng, kim loại quý này có thể tăng lên mức kỷ lục 3.300 USD/ounce, tương đương với năm 1980 khi lạm phát tăng phi mã do ảnh hưởng của giá dầu và bất ổn ở Trung Đông. Vậy, liệu kim loại quý này còn được ưa chuộng trong bao lâu?

Vàng là thước đo sự sợ hãi

Có thể thấy, động lực chính thúc đẩy giá vàng chính là mối lo ngại với các tài sản khác. Khi thị trường trong vài tháng gần đây biến động, nhà đầu tư đã trở lại với vàng. Tính từ tháng 11 năm ngoái đến nay, vàng đã tăng 20% và giao dịch ở gần mốc 2.000 USD sau khi 3 ngân hàng khu vực của Mỹ sụp đổ và UBS tiếp quản Credit Suisse.

Ross Norman, CEO của Metals Daily cho biết, vàng thể hiện tâm lý sợ hãi trên thị trường tài chính.

Với một số người, đây là thời điểm họ thể hiện niềm tin về nền kinh tế thế giới. Theo David Franks, một chủ nhà hàng ở Anh hiện đang nắm giữ hơn 2 triệu bảng Anh dưới dạng vàng thỏi, vàng xu và cổ phiếu ngành khai thác nhưng không đầu tư vào thị trường chứng khoán.


 
 

Franks cho biết, đến một lúc nào đó, thế giới sẽ thức tỉnh trước việc Mỹ vỡ nợ. “Tôi không nhận thấy câu trả lời nào khác cho vấn đề này ngoài vàng và bạc. Nếu nắm giữ từ năm 2008 mà thấy không hiệu quả, thì cứ yên tâm, một ngày nào đó nó sẽ tăng giá trị”, Franks nói.

Đồng thời, Franks lo sợ rằng thị trường sẽ thiếu các loại tài sản có thể đầu tư ngoài vàng khi mối lo về khủng hoảng và thảm họa bùng lên. Tâm lý tương tự càng được thể hiện rõ ràng hơn khi các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ vẫn rơi vào bế tắc.

Đồng quan điểm, Mark Bristow, chủ tịch và CEO của Barrick Gold, nhà sản xuất vàng lớn thứ 2 thế giới lập luận rằng, các Ngân hàng trung ương trên thế giới đã không còn lựa chọn, “ông thần” lạm phát đã thoát ra khỏi chiếc bình và các quốc gia mới nổi sẽ phải đối mặt với nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ USD.

Ngoài nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc vàng tăng giá cũng được thúc đẩy một phần bởi xu hướng đa dạng hóa khỏi đồng USD. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhiều nước đã phải nỗ lực đang dạng hóa kho dự trữ của mình. Theo đó, tỷ lệ dự trữ ngoại hối toàn cầu đối với đồng bạc xanh đã giảm từ hơn 70% trong năm 2000 xuống dưới 60% hiện nay. Dẫn đầu trong sự thay đổi này là Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Với Nga, các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến họ chỉ càng thêm phụ thuộc vào vàng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Tổng thống Vladimir Putin đã đánh giá dự trữ vàng cũng như kho dự trữ ngoại tệ vững chắc của Nga là “tấm đệm an toàn”. Sau 3 năm, Ngân hàng trung ương đã âm thầm gia tăng tỷ trọng của vàng trong khi dự trữ quốc tế của mình. Hiện tại, trong số 600 tỷ USD dự trữ của Nga, vàng chiếm khoảng 25%, tăng gần gấp 6 lần kể từ năm 2007.

Trong khi đó, PBOC cũng có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với khoảng 3,2 nghìn tỷ USD và thông báo sẽ tiếp tục mua thêm vàng trong 6 tháng tới. Tuy nhiên, nhiều người trong ngành cho biết PBOC mua nhiều hơn so với số liệu được công bố chính thức.


 
 

Theo Oliver Ramsbottom, thành viên ban lãnh đạo của McKinsey nhận định, việc này có thể giúp Trung Quốc thách thức đồng USD. Ông cho biết, việc Trung Quốc liên tục mua vàng có thể hiểu đây là một phần trong chính sách dài hạn của nước này nhằm nới lỏng việc kiểm soát vốn, theo đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của đồng NDT với đồng USD.

Các nền kinh tế gặp khó khăn, thường nợ nhiều bằng đồng bạc xanh cũng đã chuyển sang “gom” vàng. Trước khi bị vỡ nợ vào tháng 12 năm trước, Ghana, quốc gia xuất khẩu vàng lớn thứ 6 thế giới đã đề xuất thanh toán hàng hóa nhập khẩu bàng vàng thỏi. Hay như một số quốc gia khai thác khác như Zimbabwe cũng đang cho ra mắt đồng tiền số mới được hỗ trợ bằng vàng để ứng phó với tình trạng đồng nội tệ mất giá.

Sau cơn sốt vàng, tài sản nào sẽ lên ngôi?

Trong bối cảnh vàng đang “tỏa sáng” thì khó có thể dự đoán được đà tăng này sẽ kéo dài trong bao lâu. Các chuyên gia cho rằng, việc này đôi khi được so sánh với những người ngồi ghế quay mặt về phía sau, họ chỉ có thể nhìn thấy những gì đã xảy ra chứ không nhìn thấy những gì ở phía trước.

Một phần nguyên nhân là do 12 nghìn tỷ USD vàng đã được khai thác, với nguồn cung tăng 2% vào năm ngoái khi những yếu tố “co và kéo” giá vàng trở nên phức tạp hơn. Giá kim loại quý này đã giảm từ mức 1.920 USD vào năm 2011 sau cuộc khủng hoảng tài chính xuống gần mức 1.200 USD vào 2 năm sau.

Trong ngắn hạn, yếu tố chính quyết định giá vàng sẽ là lộ trình cân bằng giữa việc duy trì nền kinh tế lành mạnh với việc kiểm soát lạm phát của Fed. Đây là điểm mấu chốt xem liệu các nhà quản lý tài sản có đổ xô mua vàng giống như nhà đầu tư nhỏ lẻ và các Ngân hàng trung ương hay không.


 
 

Về lâu dài, nhu cầu với vàng có thể giảm do tình hình tài chính của ngành khai thác vàng, đặc biệt khi lĩnh vực này đang chịu áp lực lớn trong bối cảnh giảm lượng khí thải, tác động đến môi trường cũng như phải trở nên minh bạch hơn.

Mặc dù Hội đồng Vàng thế giới đang lên kế hoạch cho một đồng stablecoin được hỗ trợ bởi vàng, nhưng Andreas Habluetzel, CEO của Degussa Goldhandel, cửa hàng vàng ở châu  u nhận định rằng những thách thức về số hóa và thế hệ có thể hạn chế đà tăng giá của vàng.

Dù vậy, những người ủng hộ tiền số ít nhất vẫn có điểm chung với những người “mê vàng”. Bởi họ cho rằng hệ thống đồng tiền pháp danh sẽ bị pháp vỡ và tạo ra một thảm họa. 

Thêm vào đó, khi nhiều mỗi rủi ro vẫn hiện hữu trong nền kinh tế toàn cầu, cộng thêm việc cổ phiếu và trái phiếu có xu hướng đảo ngược đà tăng trong 20 năm qua, nhiều người vẫn đặt niềm tin vào vàng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước