meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ phiếu PVS bứt phá về vùng đỉnh lịch sử nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ

Thứ năm, 28/09/2023-20:09
Trong năm 2023, KBSV dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVS lần lượt ở mức 18.141 tỷ và 1.016 tỷ đồng, so với năm trước lần lượt tăng 11% và 8%. Các chỉ tiêu sang năm 2024 co thể tăng trưởng lên đến hàng chục phần trăm, lần lượt ở mức 24.909 tỷ đồng và 1.302 tỷ đồng.

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, hòa vào diễn biến khả quan của thị trường chung trong phiên 27/9, cổ phiếu dầu khí PVS của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã bật tăng 3,6%, tiến lên mức 37.400 đồng/cổ phiếu.

Tính rộng hơn từ vùng đáy ngắn hạn hồi tháng 11/2022, thị giá PVS đã tăng đến 108%, đồng thời kéo vốn hóa thị trường của công ty tăng thêm 9.300 tỷ đồng chỉ sau 10 tháng, lên mức xấp xỉ 17.880 tỷ đồng. Thị giá hiện tại của PVS chỉ thấp hơn 5% so với vùng đỉnh lịch sử 39.400 đồng/cổ phiếu hồi tháng 3/2022.


Tính rộng hơn từ vùng đáy ngắn hạn hồi tháng 11/2022, thị giá PVS đã tăng đến 108%, đồng thời kéo vốn hóa thị trường của công ty tăng thêm 9.300 tỷ đồng chỉ sau 10 tháng
Tính rộng hơn từ vùng đáy ngắn hạn hồi tháng 11/2022, thị giá PVS đã tăng đến 108%, đồng thời kéo vốn hóa thị trường của công ty tăng thêm 9.300 tỷ đồng chỉ sau 10 tháng

Giá dầu thế giới đạt đỉnh trong hơn 10 tháng

Nhờ hiệu ứng giá dầu thế giới tăng cao, cổ phiếu PVS nói riêng và nhóm cổ phiếu dầu khí nói chung đều được kỳ vọng sẽ hưởng lợi. Thời điểm hiện tại, giá dầu Brent tương lai đã tăng 27% sau 3 tháng, lên xấp xỉ mức 95 USD/thùng -  mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

Giá dầu đạt đỉnh kỳ vọng nguồn cung thắt chặt sẽ lấn át sự gia tăng lượng dầu thô dự trữ của Mỹ cùng những lo lắng về khả năng tăng trưởng kinh tế sẽ yếu hơn trong thời gian tới.  


Thời điểm hiện tại, giá dầu Brent tương lai đã tăng 27% sau 3 tháng, lên xấp xỉ mức 95 USD/thùng -  mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ đầu tháng 11 năm ngoái
Thời điểm hiện tại, giá dầu Brent tương lai đã tăng 27% sau 3 tháng, lên xấp xỉ mức 95 USD/thùng -  mức cao nhất trong vòng 10 tháng kể từ đầu tháng 11 năm ngoái

Đầu tháng 9/2023, Saudi Arabia và Nga tuyên bố gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác và lượng xuất khẩu dầu đến hết năm nay. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, động thái trên của Saudi Arabia và Nga sẽ khiến thị trường dầu trên thế giới bị thiếu cung nghiêm trọng trong những tháng còn lại của năm.

Theo các chuyên gia phân tích của Ngân hàng Bank of America (Mỹ), việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (OPEC+) tiếp tục cắt giảm nguồn cung nhiều khả năng sẽ đẩy giá dầu Brent vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm 2023. 

Hàng loạt tiềm năng trong thời gian tới

Bên cạnh hiệu ứng giá dầu tăng, những tiến triển tích cực trong mảng dầu khí nội địa và điện gió ngoài khơi và việc trúng thầu EPCI 1 của PVS cũng hỗ trợ đáng kể đến diễn biến giá cổ phiếu. 

Báo cáo cập nhật doanh nghiệp mới nhất của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, hoạt động E&P trên thế giới đang vô cùng nóng, đặc biệt là ở khu vực Trung Đông trong bối cảnh các quốc gia đang đẩy mạnh hoạt động E&P trong giai đoạn 2023-2030 nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu khí. Theo nhóm phân tích, nhiều khả năng mảng E&P toàn cầu sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới nhờ việc dòng vốn đầu tư quay trở lại sau một giai đoạn ảm đạm. 

PVS không chỉ thực hiện loạt dự án Galaff 3 (Qatar) và Shwe Jacket 3 (Myanmar) mà còn gấp rút đấu thầu một số dự án lớn tại Qatar. Theo kỳ vọng của KBSV, những dự án mới tại Trung Đông sẽ tạo khối lượng công việc đáng kể cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2025-2027.


PVS còn sở hữu lợi thế vượt trội về bãi cảng, hoàn toàn phù hợp với mảng M&C điện gió trong khi những đối thủ cạnh tranh chính ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia lại không có bãi cảng; Thái Lan dù có bãi cảng nhưng rất nhỏ
PVS còn sở hữu lợi thế vượt trội về bãi cảng, hoàn toàn phù hợp với mảng M&C điện gió trong khi những đối thủ cạnh tranh chính ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia lại không có bãi cảng; Thái Lan dù có bãi cảng nhưng rất nhỏ

Đối với mảng M&C dầu khí nội địa, PVN vào tháng 9 năm nay đã ban hành nghị quyết nhằm tháo gỡ cho dự án Lô B Ô Môn. Nhóm phân tích dự báo, PVS với việc trúng gói thầu EPCI 1 (giá trị khoảng 1,08 tỷ USD) sẽ bắt đầu triển khai một phần công việc trong nửa đầu năm 2024.

Ngoài Lô B Ô Môn, thị trường nội địa sẽ có một số dự án được sớm khai thác như: Lạc Đà Vàng A&B, Sư Tử Trắng 2B, xa hơn là dự án Nam Du U Minh. Theo dự đoán, những dự án trên sẽ góp phần tạo ra khối lượng công việc lớn cho PVS trong giai đoạn 2024-2027.

Về mảng M&C năng lượng tái tạo, PVS đã có công việc đến năm 2026 với các dự án Hải Long 2&3 và Greater Changhua (Đài Loan) và Baltica 2 (Ba Lan). Đặc biệt, KBSV đánh giá cao vị thế của PVS trong khu vực do số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành còn hạn chế, trong khi các nhà thầu M&C năng lượng hàng đầu tại Đông Á không tham gia thị trường vì đã có sẵn khối lượng công việc lớn trong khi quy mô lợi nhuận mảng điện gió chưa đủ hấp dẫn.

Ngoài ra, PVS còn sở hữu lợi thế vượt trội về bãi cảng, hoàn toàn phù hợp với mảng M&C điện gió. Trong khi đó, những đối thủ cạnh tranh chính ở Đông Nam Á như Malaysia hay Indonesia lại không có bãi cảng; Thái Lan dù có bãi cảng nhưng rất nhỏ. 

KBSV cũng đánh giá cao về tiềm năng trúng các gói thầu FSO/FPSO cho các dự án nội địa sắp tới của PVS. Đồng thời, công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng, các tàu FSO Orkid, FPSO Ruby II và FSO Biển Đông 01, FSO Golden Star và FSO MV12 sẽ hoạt động ổn định đến năm 2027. 

Trong khoảng thời gian tới, thị trường E&P nội địa ấm dần lên sẽ giúp mảng FSO/FPSO được hưởng lợi. Thời điểm hiện tại, PVS đang đấu thầu cho dự án Lạc Đà Vàng. Vì thế, theo KBSV dự báo rằng PVS sẽ đầu tư một FSO/FPSO trị giá khoảng 300 triệu USD dành riêng cho cả vòng đời dự án (10 năm) với hình thức liên kết góp vốn với đối tác.

Trong năm 2023, KBSV dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVS lần lượt ở mức 18.141 tỷ và 1.016 tỷ đồng, so với năm trước lần lượt tăng 11% và 8%. Các chỉ tiêu sang năm 2024 co thể tăng trưởng lên đến hàng chục phần trăm, lần lượt ở mức 24.909 tỷ đồng và 1.302 tỷ đồng.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Tin mới cập nhật

3 ông lớn công nghệ Mỹ cùng tiến hành một “dự án cơ sở hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử”

2 ngày trước

Chuyên gia chỉ ra các "nút thắt" đang cản trở phát triển nhà ở xã hội

2 ngày trước

Nhà đầu tư đổ xô "gom" đất nền dịp cận Tết

2 ngày trước

Doanh nghiệp TP.HCM lại “đau đầu” với giá thuê đất

2 ngày trước

NOXH cũ tăng giá: Chuyên gia đề xuất nâng thời hạn chuyển nhượng lên 10 năm

3 ngày trước