Cổ nhân dạy “Nhân sinh chữ Nhân dễ viết nhưng khó làm, chữ Tâm nhìn đơn giản nhưng khó hiểu”: Phàm là người trí tuệ sẽ không hỏi 3 chuyện, không nói 5 lời
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Chọn vợ không chọn gái ngẩng đầu, lấy chồng không lấy trai cúi mặt”: Tại sao lại khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “Kẻ nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”: Thứ đáng sợ nhất trên đời chính là tiền bạcCổ nhân dạy “Họa phúc từ miệng mà ra, kẻ ưa nịnh hót thật thà đừng mong”: Ăn nói kiểu này sớm muộn cũng rước họa vào thânTrong cuộc sống này, việc đối nhân xử thế luôn được coi là một môn học vô cùng sâu sắc. Có người dùng cả đời nghiên cứu cũng không thể thấu hiểu hết được, đến khi thực hành lại càng khó hơn. Chữ Nhân dễ viết nhưng khó làm, những Tâm nhìn đơn giản nhưng khó hiểu. Trong nghệ thuật giao tiếp giữa người và người, có những điều nên hỏi nhưng có những điều thì không. Để có thể cân bằng hai khía cạnh không phải là chuyện đơn giản. Vì thế, người xưa dạy rằng “Nhân sinh chữ Nhân dễ viết nhưng khó làm, chữ Tâm nhìn đơn giản nhưng khó hiểu”. Đây là một bài học quan trọng về cách đối nhân xử thế, chỉ người thông minh mới có thể làm được.
3 chuyện không hỏi
Không hỏi những chuyện không liên quan đến bản thân
Một số người luôn có bản tính tò mò, thường xuyên để ý, hỏi han những việc dẫu chẳng liên quan đến mình. Họ không hề biết rằng đây là một việc làm lãng phí thời gian và sức lực mà chẳng mang lại một chút ý nghĩa hay giá trị nào. Thậm chí, nhiều khi việc làm của bạn được coi là tọc mạch, khiến người ta cảm thấy khó chịu, chán ghét.
Vì thế trong cuộc sống, không hỏi những việc không liên quan đến mình. Điều này giúp bạn vừa tiết kiệm được thời gian, sức lực, vừa có thể tránh được những mâu thuẫn và thị phi không đáng có.
Không hỏi những chuyện người khác không nói
Nhiều khi có những chuyện người khác không muốn nói hoặc không thể nói. Những lúc như thế, bạn nhất định phải chú ý, đừng hỏi người ta một cách tùy tiện. Chuyện mà họ không muốn nói chắc chắn sẽ có lý do nào đó, có thể đó là chuyện riêng tư, không tiện để công khai hoặc khó nói thành lời. Do đó, một người biết giao tiếp, ứng xử chừng mực sẽ tuyệt đối không hỏi những chuyện mà người ta không muốn nói.
Không hỏi kiểu ép phải trả lời
Trong cuộc sống thường có một kiểu người, hễ hỏi một chuyện nào đó đều muốn hỏi đến mức tường tận, hỏi tới tấp đến khi nào mình biết hết ngọn ngành câu chuyện thì mới thôi. Thế nhưng, đây là một cách ứng xử vô cùng ấu trĩ, khó chịu. Nó khiến người đối diện cảm thấy lúng túng không biết phải làm gì. Trong giao tiếp, người biết dừng lại đúng lúc mới là người khôn ngoan, có hiểu biết.
Không nói 5 lời
Lời nói dối
Sống trên đời, lời nói dối là lời mà mọi người ghét nhất. Điều cấm kỵ của một người là chuyện gì cũng nói dối, không ai có thể đoán được lời nào của bạn là thật, lời nào là giả. Nguyên nhân bởi, bạn thường xuyên nói dối như cơm bữa sẽ khiến mọi người dần mất lòng tin vào bạn, dần dần sẽ chẳng còn ai tin tưởng bạn nữa. Việc đánh mất lòng tin mà mọi người dành cho mình chính là sự thất bại lớn nhất của đời người.
Lời "chém gió", khoa trương quá mức
Trong cuộc sống, để thể hiện sự tự tin và quyết tâm, việc thể hiện và khẳng định bản thân là điều bình thường của con người. Thế nhưng vẫn tồn tại nhiều người lại thích "chém gió", ăn nói khoa trương, phóng đại quá đà. Họ luôn thao thao bất tuyệt về những điều không có thật, lúc nào cũng ba hoa khoác lác mà không biết ngượng mồm, chuyện nào cũng dám nói.
Chuyện chỉ có một nhưng những người này có thể nói thành 10, chuyện bé thì lại xé ra to, nói không thành có, nói nghèo thành giàu, đổi trắng thành đen. Những người nói khoác chẳng khác nào những bong bóng nước. Họ nói chung thường không có năng lực thực sự, dù có "nổ" đến mấy thì chỉ cần chọc nhẹ là có thể vỡ tan.
Lời nói vô nghĩa
Trong việc đối nhân xử thế, nhiều người vẫn thường xuyên nói những lời sáo rỗng, vô nghĩa và thiếu thực tế. Cách ăn nói này không chỉ khiến mọi người chán ghét mà còn khiến họ mất lòng tin vào bạn. Do đó, nếu việc gì không làm được đừng nói, lời hứa không thể thực hiện thì đừng hứa, những việc bất khả thi cũng đừng ôm vào mình. Đừng dùng những lời nói suông để ngụy biện và che đậy điều vô dụng của bản thân.
Lời oán trách
Việc oán trách một cách mù quáng không chỉ khiến người khác bực bội mà còn khiến mọi người cảm thấy vô cùng phiền toái. Điều này càng cho thấy bạn là một người kém cỏi, suốt ngày than trời trách đất là một hành vi vô trách nhiệm, oan thán quá nhiều cũng chẳng thể khiến mọi thứ thay đổi.
Vì thế, hãy cố gắng đừng nói những lời oán trách. Chuyện đã qua hãy cố gắng khi ra biện pháp tốt nhất để khắc phục. Nếu không muốn phải hối hận, mỗi khi làm gì hãy suy nghĩ và suy xét thật kỹ trước khi hành động.
Nói những lời khiến người khác tổn thương
Người xưa có câu rằng: Một câu nói tốt có thể sưởi ấm ba mùa đông, một lời ác độc làm tổn thương người tận 6 tháng lạnh lẽo. Lời nói không nên nói nhất trong cuộc đời chính là lời khiến người khác tổn thương. Việc gì cũng nên nói từ từ, đừng vì nóng giận nhất thời mà nói ra những lời khiến người khác tổn thương.
Con người là một sinh vật sống giàu cảm xúc. Một khi nhân phẩm, đạo đức và tôn nghiêm bị kích động đến điểm giới hạn, nội tâm sẽ cảm thấy đau buồn và mất mát. Vì thế, đừng nên nói những lời khiến người khác tổn thương, chỉ khi tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ nhận lại sự tôn trọng tương tự.