Cổ nhân dạy “Họa phúc từ miệng mà ra, kẻ ưa nịnh hót thật thà đừng mong”: Ăn nói kiểu này sớm muộn cũng rước họa vào thân
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Chính tà nhìn ánh mắt, thật giả nhìn bờ môi”: Thuật xem tướng đọc tâm giúp nhìn rõ mọi kiểu ngườiCổ nhân dạy “Người may mắn thường ít lời, người thông minh không tọc mạch, người trí không hùa kẻ biếng nhác!”: Ở đời mấy ai làm đượcCổ nhân dạy “Dục tốc bất đạt”: Thực tế câu tiếp theo mới là tinh hoa, khiến nhiều người phải gật gùNgười xưa “Họa phúc từ miệng mà ra, kẻ ưa nịnh hót thật thà đừng mong”. Trong cuộc sống, nên tránh 4 lời nói cấm kỵ để cuộc sống luôn suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
Thứ nhất, nói lời khoe khoang
Khi nói chuyện với người khác, không thể chỉ nghĩ đến cảm xúc của riêng mình. Thay vào đó, hãy chuyên tâm xem xét và để ý đến cảm nhận của người khác. Đừng nên quá phô trương hạnh phúc của mình trước mặt mọi người, đặc biệt khi thấy người ta đang ủ rũ, u buồn.
Nguyên nhân bởi, hạnh phúc của mình có thể là nỗi đau của người khác. Trong khi bạn đang mải mê thể hiện niềm vui và hạnh phúc của mình, đây cũng là lúc bạn chạm vào nỗi đau của người khác. Điều này tương tự với việc bạn được hưởng thụ niềm vui dựa trên nỗi thống khổ của người khác, điều này không tốt một chút nào.
Ví dụ như, nếu như một người đang gia đình bất hòa hoặc mới ly hôn, ly thân, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cũng như cãi vã nhưng vợ chồng bạn lại thể hiện tình cảm mặn nồng và nói những lời mặn nồng, âu yếm, thể hiện những hành động ngọt ngào trước mặt người khác là điều không nên. Hành động này chẳng khác nào đang xát muối vào vết thương lòng của người khác. Một ví dụ điển hình đó là, trong khi bạn bè không có nhà và đang lo lắng về việc thuê nhà, ở trọ thì bạn lại khoe khoang trước mặt bạn về việc ngôi nhà bạn mới mua to như thế nào, đắt đỏ ra sao, tiện nghi và sang trọng vô cùng.
Thứ hai, không nói lời thô lỗ, gây kích động
Cùng một sự việc, cùng một câu nói nhưng cách thể hiện của mỗi người là khác nhau. Ví dụ như, nếu bạn giúp đỡ ai đó một công việc gì đó, họ vô cùng cảm kích và muốn nói lời cảm ơn. Tuy nhiên, nếu những người thô lỗ, cục cằn sẽ đứng bên cạnh và nói một cách lạnh lùng rằng: "Không cần phải cảm ơn anh ấy, chẳng qua anh ta không có việc gì làm lúc rảnh rỗi mà thôi".
Khi bạn và bạn bè của mình đang cùng nhau đi ăn cơm, khi các bạn đang tranh nhau việc thanh toán hóa đơn thì người thô lỗ lạnh lùng sẽ nói rằng: "Cứ để anh ấy thanh toán đi, dù sao anh ấy cũng là người giàu có nhất".
Khi mẹ đau ốm, bạn tận tình chăm sóc. Khi mọi người khen bạn là người con hiếu thảo thì người thô lỗ cục cằn sẽ nói rằng: "Chẳng qua là bị ép buộc mới phải làm như vậy thôi, nếu có người khác chăm sóc thay, anh ta chẳng vui quá còn gì?"
Người xưa có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Thay vì nói những lời soi mói, khó chịu, tại sao chúng ta không dành cho họ những lời lẽ nhẹ nhàng hơn? Giao tiếp không hề đơn giản, bạn nên tránh nói những lời thô lỗ gây kích động cũng chính là đang tu dưỡng bản thân mình.
Thứ ba, nói những lời chế giễu
Trong cuộc sống này vốn đầy rẫy những cạm bẫy, khó khăn, không phải ai cũng may mắn cả đời, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, công việc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Càng những lúc khốn khó, chúng ta càng nên thông cảm, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau.
Tuy nhiên, có những người chỉ thích nói về những ưu điểm của bản thân và cười nhạo khuyết điểm của người khác. Khi thấy người khác không biết nấu ăn, bạn liền cười nhạo người ta rằng: "Nấu ăn cũng không biết thì còn biết làm cái gì nữa?". Thấy người già không biết dùng điện thoại liền nói móc: "Điện thoại dễ thế mà cũng không biết dùng là sao?". Thấy người ta đau ốm mệt mỏi, bạn cũng không bỏ qua: "Đúng là tự mình chuốc lấy, ngay cả sức khỏe của mình cũng không biết giữ thì trách được ai?"
Trong cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, ai cũng có lúc này lúc kia, lúc mệt mỏi, khi đau ốm, cũng có lúc mắc sai lầm. Trên đời này, ai dám khẳng định bản thân không có nhược điểm và chưa bao giờ gây ra lỗi lầm? Việc cười nhạo người khác không khiến bạn hoàn hảo thêm. Không phải cái gì bạn cũng biết, những lúc như thế, bị người khác cười nhạo bạn có cảm thấy khó chịu hay không?
Thứ tư, cách nói tiêu cực
Trong cuộc sống này, những người luôn vui vẻ, hào phóng, năng động và lạc quan có thể mang đến cho những người xung quanh những năng lượng tích cực. Giao tiếp với làm bạn với những người tích cực giúp bạn có thêm động lực để tiến về phía trước. Vì thế, hầu hết những người lạc quan đều được mọi người yêu mến và thích được kết giao cùng. Ngược lại, những người bi quan và tiêu cực, suốt ngày mặt ủ mày chau, u sầu chán nản, gặp ai cũng giống như sắp chửi nhau, đòi nợ thì chẳng có ai muốn đến gần cả.
Những người tiêu cực khi nói chuyện cũng toàn nói những lời tiêu cực. Họ mang đến cho mọi người một năng lượng xấu, cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa và nhàm chán. Người khác nghe thấy những lời này sẽ cảm thấy phản cảm, buồn phiền, chán chường. Vốn dĩ tâm trạng đang tốt, nghe xong những lời tiêu cực cũng khiến cho tâm trạng trùng xuống.
Ví dụ, khi ai đó đang nỗ lực giảm cân, một người tiêu cực sẽ nói rằng "người xấu xí như thế giảm béo cũng chẳng đẹp hơn đâu"; khi thấy người ta nỗ lực học tập, người tiêu cực sẽ nói "gia đình không có tiền thì cố mấy cũng vô dụng mà thôi".
Người tiêu cực nói gì làm gì cũng chán chường, nhưng thấy người khác nói gì làm gì cũng cảm thấy sai trái, không phù hợp. Họ không đưa ra được cách phù hợp để giải quyết vấn đề mà chỉ bàn lùi, đả kích, chê bai mà thôi. Những người này sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, không ai muốn kết giao nữa.
Giao tiếp là một trong những nghệ thuật quan trọng nhất của cuộc sống. Để xây dựng cho mình những mối quan hệ chất lượng, mỗi người cần biết đặt vị trí của mình vào người khác để cảm nhận cảm xúc của họ, từ đó biết cách tôn trọng, sử dụng ngôn ngữ tích cực cho đôi phương.