Cổ nhân dạy “Người thông minh chưa chắc đã khôn ngoan”: Thông minh là một khả năng sinh tồn nhưng khôn ngoan mới là cảnh giới sống
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Chén rỗng, thuyền rỗng, giỏ rỗng, bát rỗng, chai rỗng”: Chỉ người tài mới có thể hiểu đượcCổ nhân dạy “3 bộ, 3 tưởng, 3 tâm thái, 3 trí tuệ”: Hiểu được trọn vẹn, cuộc sống nhàn tênhCổ nhân dạy “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm”: Làm được điều này cuộc sống mới yên ổn, giàu cóTrên thế gian này, người thông minh không có nhiều. Có lẽ, trong số 10 người chúng ta thì mới có được một người thông minh. Người thông minh đã hiếm, kẻ trí lại càng hiếm hơn, tìm trong cả trăm người may ra mới được một người. Thậm chí, đến cả triết gia lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại là Sokrates cũng từng nói, nếu như chiếu theo yêu cầu của trí tuệ thì bản thân ông cũng là một con người vô tri.
Trong thực tế cuộc sống, người không biết chịu thiệt chính là người thông minh, nhưng mà người dám chịu thiệt thì mới là kẻ khôn ngoan. Những người thông minh sẽ luôn bảo vệ lợi ích của bản thân những khi làm việc với người khác. Ví dụ như khi làm ăn kinh doanh, đối với một đơn hàng thì họ sẽ kiếm đủ lợi nhuận mà bản thân mình nên có. Trong khi đó, kẻ trí sẽ không theo đuổi lợi ích lớn nhất của một cuộc làm ăn. Có những thương vụ dù phải bồi thường lại tiền họ vẫn đồng ý và sẵn sàng làm theo. Nguyên nhân là do đâu? Cái họ theo đuổi ở đây chính là đôi bên cùng có lợi, cả hai bên cùng nhau đi đến đích; một khi anh được thì tôi cũng có. Điều mà họ hướng đến chính là một tương lai lâu dài, là chữ tín, là “đắc nhân tâm” chứ không phải là những lợi ích nhất thời.
Trong cuộc sống này, người thông minh sẽ biết bản thân có thể làm gì; trong khi đó kẻ khôn ngoan sẽ hiểu rõ hơn ai hết rằng bản thân không được làm gì. Người thông minh sẽ biết nắm bắt cơ hội, họ biết khi nào nên ra tay khi nào nên loại bỏ. Kẻ ngôn ngoan sẽ biết lúc nào nên buông tay. Do đó, người biết cầm lên được là người thông minh, nhưng người biết bỏ xuống được thì mới là kẻ trí.
Người thông minh sẽ luôn thể hiện khía cạnh tốt đẹp nhất của mình ra ngoài. Họ sẽ luôn biết cách để tỏa sáng và khẳng định bản thân mình. Trong khi đó, kẻ trí sẽ biết cách để thể hiện bản thân một cách nổi trội hơn, biết cách phát huy những khía cạnh tốt đẹp của mình ra bên ngoài. Ví như trong một bữa tiệc, người thông minh sẽ rất bận rộn mồm miệng, nói chuyện không ngừng vì thế họ giống như một ấm trà. Kẻ trí lại bận rộn đôi tai, họ chú tâm lắng nghe người khác, nên họ giống như một tách trà. Nước trà trong ấm trước sau gì cũng sẽ rót vào tách. Người thông minh sẽ chỉ biết chú ý đến tiểu tiết trong khi những kẻ trí lại chú trọng đến tổng thể.
Có thể bạn quan tâm:
Người thông minh sẽ có lắm phiền não, họ mất ăn mất ngủ là một chuyện hết sức phổ biến. Nguyên nhân bởi, người thông minh thường nhạy cảm hơn so với những người khác. Bên cạnh đó, người thông minh sẽ luôn có khát khao thay đổi người khác, khiến người khác phải sống theo ý mình, trong khi người khôn ngoan lại thuận theo tự nhiên. Do đó, các mối quan hệ xã giao của người thông minh sẽ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Trong khi đó, với những người trí tuệ mối quan hệ xã hội của họ thường dễ chịu và hòa hợp hơn.
Có thể nói, thông minh phần lớn là do bẩm sinh, do di truyền; thế nhưng trí tuệ thì cần phải có sự rèn dũa và tu dưỡng nhiều hơn. Người thông minh có thể hấp thu được nhiều tri thức trong khi người khôn ngoan lại khiến cho mọi người cảm thấy có văn hóa hơn. Người thông minh thường nhìn đời bằng tai và bằng mắt, trong khi kẻ trí nhìn đời bằng trái tim, bằng tâm hồn, vì thế mới có cái gọi là “trí do tâm sinh”.
THAM KHẢO THÊM:
Người xưa từng nói rằng, khoa học có thể khiến cho con người trở nên thông minh hơn; trong khi đó triết học lại dạy cho con người trí tuệ. Sự thông minh có thể mang đến cho bạn quyền lực và rất nhiều tiền bạc; thế nhưng trí tuệ lại mang đến cho mọi người sự vui vẻ và niềm hạnh phúc. Nguyên nhân bởi, những người thông minh thường có nhiều kỹ năng hơn so với những người khác. Chỉ cần gặp được cơ hội tốt, những kỹ năng này sẽ giúp họ chuyển hóa thành tài phú cùng với quyền lực.
Thế nhưng, tài phú và quyền lực trên đời nhiều khi không thể sánh được với sự lạc quan, vui vẻ và niềm vui, trong khi niềm hạnh phúc lại đến từ trái tim và từ tận sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Do đó, cầu tài chính là kẻ thông minh nhưng kẻ trí thì sẽ biết tránh xa mọi phiền não. Đối với họ, cuộc sống quan trọng nhất là biết tích lũy và trau dồi kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện bản thân mình, sống là phải tự do tự tại, vui vẻ và hạnh phúc.
Một thư pháp gia nổi tiếng từng nói rằng: Thông minh khó nhưng hồ đồ còn khó hơn. Thực tế trong câu nói này, cái “hồ đồ” là sự “hồ đồ” cần tới trí tuệ. Thậm chí, đến cả Sokrates còn nhận mình là một kẻ vô tri, vậy thì kẻ trí trên đời này liệu có được bao nhiêu người?
Vì thế, có thể khẳng định câu nói “Người thông minh chưa chắc đã khôn ngoan” cho đến tận ngày nay vẫn còn giữ được nguyên giá trị. Sống ở đời thông minh chưa chắc đã được lợi, cần phải biết tiến lùi đúng lúc, biết cái gì nên làm cái gì không, tránh rước phiền phức vào người. Chỉ khi làm được như thế, cuộc sống mới tốt đẹp, an yên.