Cổ nhân dạy "ngẩng đầu để nhìn xa, cúi đầu để thanh tỉnh": Tại sao lại nói như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nạn ở miệng, ốm ở chân”: Muốn sống khỏe sống lâu cần nhớ kỹCổ nhân dạy “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”: Hóa ra ẩn chứa trí tuệ uyên thâm đến thế!Cổ nhân dạy “8 kiểu người nên làm bạn, 9 loại người nên tránh xa”: Thuật nhìn người giúp bạn vững vàng trước mọi thị phi, giông bãoTrên thực tế, bất cứ người Nhật trưởng thành nào cũng đều lấy thành ngữ "bông lúa chín là bông lúa cúi đầu" để làm kim chỉ nam cho văn hóa ứng xử của mình. Và hành động cúi đầu chào đều rất phổ biến trong cách hành xử của nền văn hóa xứ Phù Tang.
Gần đây có hình ảnh ông Tổng giám đốc cây xăng đã đứng rất lâu dưới trời mưa, cúi đầu cảm ơn khách hàng đã vào đổ xăng. Đối với nhiều người Việt Nam, hình ảnh gập người, cúi đầu của ông chủ cây xăng có thể gây sốc. Bởi vì trong quan niệm của nhiều người thì cúi đầu chính là hành động tạ lỗi, là biểu hiện cho thấy bản thân mình thấp kém hơn người đối diện. Nhưng đối với người Nhật thì cái cúi đầu chính là cử chỉ hàng ngày và vô cùng quen thuộc.
Nó không chỉ là sự tạ lỗi mà cái cúi đầu còn là một lời chào, một lời cảm ơn đặc biệt là sự tôn trọng đối với người đối diện. Có thể thấy một điều rằng, cái cúi đầu chính là một cách cư xử, một nét đẹp truyền thống. Cũng có một câu chuyện khác kể rằng, một hôm có người hỏi triết gia nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại Socrates rằng: "Ông là người có học vấn uyên thâm nhất thiên hạ vậy ông có biết khoảng cách giữa trời và đất là bao nhiêu không". Socrates từ tốn trả lời là "ba thước" (1 thước = 0,33m). Người này tỏ vẻ nghi hoặc nói rằng: "Thưa ông, ngoài trẻ con ra thì con người ai cũng cao 5 - 6 thước. Nếu như khoảng cách giữa trời và đất chỉ có 3 thước thì chẳng phải chúng ta đã đâm thủng bầu trời rồi sao".
Socrates lại tiếp tục nói: "Đúng vậy, phàm là người cao hơn 3 thước, nếu như muốn đứng được giữa trời và đất thì phải biết cúi đầu xuống". Chính câu chuyện cổ xưa này đã nói cho chúng ta biết một đạo lý thực sự sâu sắc rằng: "Cúi đầu" chính là một cảnh giới ứng xử trong đời.
Cổ nhân dạy cách tạo nên phú quý: Nắm giữ 3 phương châm để cả đời giàu sang, hạnh phúc
Quỷ Cốc Tử từng nói rằng: Rèn luyện một cái miệng phú quý, sống cả đời giàu sang.Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp”: Tại sao lại như vậy?
Trong những câu nói nổi tiếng của người Trung Hoa xưa có câu rằng: Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp. Vậy tại sao đàn ông, đàn bà lại lo sợ 2 khoảng thời gian này?Cổ nhân dạy “tứ diệt vong” tuyệt đối không cho mượn: Thứ nhất là nôi của con, thứ hai là ấm thuốc, hai thứ còn lại là gì?
Cổ nhân có câu: “Đông tây hữu tứ phi tá, tá liệu gia bại vong” (tạm dịch: Có 4 thứ không được cho mượn, nếu không sẽ ảnh hưởng vận khí gia đình). Thậm chí có những đồ nếu cho mượn có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.Cúi đầu để thấu hiểu bản thân hơn
"Cúi đầu" nó không phải là một hành động cụ thể mà chính là cách hành xử giữa người và người. Cúi xuống không đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay sự thấp hèn mà đó là sự giản dị, khiêm nhường của những người có đạo đức, văn hóa ở trong xã hội. Cúi xuống cũng chính là để bản thân hiểu rõ được mình hơn, nhận ra được giá trị và vị thế của mình ở đâu. Khi biết cúi mình khiêm tốn thì cũng chính là tự nâng bản thân lên cao một bậc.
Người xưa có nói: "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" ám chỉ những người giỏi sẽ có người giỏi hơn. Vậy nên, cúi đầu chính là biểu hiện của tinh thần học hỏi, cầu tiến, thừa nhận sự bình thường và yếu kém của bản thân để học hỏi những người xung quanh. Hơn thế, cúi xuống cũng chính là để hiểu người hơn và để nâng người khác lớn lên. Đồng thời cũng là để hiểu bản thân mình hơn và tự nâng mình cao lên.
Trên thực tế có rất nhiều người muốn kiễng chân, vươn cổ để vượt hơn người khác, nổi danh hơn người khác. Khi chứng kiến địa vị của bạn bè, đồng nghiệp đều phát triển trong khi bản thân mãi cứ lận đận liền cảm thấy oán trách trời đất hay xã hội bất công. Nhưng bạn chỉ cần cúi đầu xuống là sẽ phát hiện ra có nhiều thứ bản thân có được rất nhiều bởi vì chúng ta mải nhìn lên mà không biết trân trọng nó mà thôi.
Cuộc đời cũng nhắc nhở chúng ta rằng có rất nhiều người cả đời ngẩng đầu phấn đấu nhưng cuối cùng nhìn lại mới nhận ra được rằng thứ mà mình bỏ công giành được chỉ là phù du, mây khói và là vật ngoài thân. Những người có sự nghiệp thuận lợi, tiến bộ một cách nhanh nhất thông thường sẽ là những người hiểu được việc làm người cần phải biết cúi đầu khiêm tốn.
Khiêm tốn để bản thân có thể thành công hơn
Trong khiêm tốn thì con người ta sẽ tự cho mình còn kém cỏi và cần phải học hỏi, họ cho sự thành công như một lời an ủi. Các nhà bác học càng lớn thì sẽ càng thấy mình cần phải khiêm tốn là điều dễ hiểu. Như nhà vật lý học Isaac Newton từng so sánh bản thân mình giống như một đứa trẻ đang dạo chơi trên bãi biển và may mắn nhặt được một hòn sỏi đẹp còn trước mặt là bể chân lý sâu xa. Isaac Newton còn nói rằng: "Sở dĩ tôi nhìn xa là vì tôi ngồi trên vai người khổng lồ".
Cuộc sống hiện đại rất cần sự khiêm tốn bởi nó biểu hiện của văn hóa và đạo đức. Những người sống khiêm tốn sẽ nhận được rất nhiều sự yêu mến và kính trọng của người khác. Những người có đạo đức thì sẽ càng biết sống nhún nhường, không khoe khoang hình thức. Chính sự giản dị, khiêm tốn ấy không làm họ mất đi sự giản dị mà chỉ khiến cho những người xung quanh càng thêm kính nể hơn.
Khi hiểu được lẽ sống, khiêm tốn và cúi đầu không phải là khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống cam chịu mà để nhắc cho chúng ta cần phải biết cách ứng xử cần thiết để bản thân trưởng thành hơn. Tuổi thanh niên sẽ luôn có ý thức khẳng định bản thân mình và cũng tràn đầy khát khao về ý chí - đó là điều rất đáng được trân trọng. Nhưng tuổi trẻ cũng rất dễ mắc những nhược điểm như tự phụ, tự mãn hay hiếu thắng. Cũng vì quá tự tôn nên đôi khi không thể chấp nhận được sự thành công của người khác và không chịu học tập từ người khác.