Cổ nhân dạy “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ”: Nếu hiểu được muốn nghèo cũng khó
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Người thông minh chưa chắc đã khôn ngoan”: Thông minh là một khả năng sinh tồn nhưng khôn ngoan mới là cảnh giới sốngCổ nhân dạy “Chén rỗng, thuyền rỗng, giỏ rỗng, bát rỗng, chai rỗng”: Chỉ người tài mới có thể hiểu đượcCổ nhân dạy “3 bộ, 3 tưởng, 3 tâm thái, 3 trí tuệ”: Hiểu được trọn vẹn, cuộc sống nhàn tênhCó thể thấy, kinh doanh không ai muốn làm là làm hoặc bất kỳ ai cũng có thể làm được. Kinh doanh không phải là một việc dễ dàng. Nếu như không có kinh nghiệm, không biết tính toán thì sẽ rất dễ rơi vào cảnh "tiền mất, tật mang".
Kinh doanh cũng là một loại học vấn. Người xưa có câu nói rằng: “Người ngoài nghề nhìn thì náo nhiệt, người trong nghề mới thấy được gian nan”. Dù làm công việc gì đi chăng nữa, mọi người đều phải chịu thương chịu khó, không ngừng nỗ lực vươn lên, tiếp thu kinh nghiệm và tích lũy tri thức, từng bước tạo nên những bước đột phá trong sự nghiệp và cuộc sống. Kiến thức và lý thuyết chỉ là những điều nằm trên giấy, nếu không thực hành, bạn sẽ không thể biết được cách vận hành ra sao, kết quả thế nào. Thế mới nói, trải nghiệm thực tế mới là điều quan trọng nhất.
Trong việc làm ăn và kinh doanh thì phải có lãi, có doanh số và lợi nhuận, chỉ như thế thì người làm kinh doanh và doanh nghiệp mới có thể trụ vững. Trước khi làm ăn kinh doanh, mỗi người phải xem xét kỹ càng thật nhiều yếu tố, bao gồm: Công việc làm ăn này có mang lại lợi nhuận cho bản thân hay không; tài chính của bản thân thế nào, liệu có đủ để "gồng lỗ" nếu như trường hợp xấu xảy ra hay không; vạch ra được kế hoạch và chiến lược dài hạn; có được sự nhạy bén với thị trường... Những người biết làm ăn kinh doanh sẽ biết cách tạo ra cơ hội cho mình, nắm bắt những cơ hội vàng trong cuộc sống để làm giàu và phát triển sự nghiệp. Sau đó, họ sẽ từng bước nỗ lực để đạt được những lợi nhuận, những thành tựu lớn hơn trong tương lai.
Trong giới kinh doanh buôn bán xưa kia có câu nói rằng “Làm ăn phát tài là biết nhờ vào mối quan hệ”. Những người kinh doanh tốt thường rất khôn khéo. Dù là người quen hay người lạ đi chăng nữa, chỉ cần có lãi là họ sẽ không bỏ qua thời cơ và cơ hội của mình. Vì thế, cổ nhân mới có câu nói vẫn được lưu truyền cho tới tận ngày hôm nay: “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ”. Vậy, bí quyết kinh doanh của người xưa trong câu nói này là gì, tại sao họ lại quan niệm như thế?
“Kiếm mối từ người quen” có nghĩa là gì?
Đối với một người chuyên về làm ăn kinh doanh, họ sẽ biết tính toán kỹ càng, biết nhìn xa trông rộng hơn so với những người khác. Nếu như lúc nào cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền, kiếm lợi nhuận từ người thân và bạn bè của mình thì con đường đó cũng chẳng thể lâu dài và bền vững. Kể cả với những người có mối quan hệ vô cùng tốt đối với bạn, nếu như mối quan hệ đó được xây dựng trên nền tảng lợi ích cá nhân, nền tảng vật chất thông qua buôn bán thì nó sẽ rất dễ đổ vỡ và cũng chẳng thể lâu bền. Chỉ khi xây dựng trên nền tảng chân thành, biết tôn trọng đối phương, các mối quan hệ với có thể tồn tại lâu dài.
Vì thế, câu nói “Kiếm mối từ người quen” không phải là chỉ kiếm tiền từ bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết. Câu nói này có nghĩa là, mỗi khi bán sản phẩm cho người quen, thông thường để giữ gìn và duy trì tình cảm hai bên, họ sẽ không bán với giá quá cao hoặc chênh lệch quá lớn so với giá gốc của sản phẩm. Họ chấp nhận lời lãi ít, thậm chí là hòa vốn để duy trì mối quan hệ, tạo nên nền tảng vững chắc cho công việc làm ăn và kinh doanh sau này.
Trong buôn bán, những người tài giỏi sẽ biết “lợi dụng” các mối quan hệ của mình, lợi dụng sự quen biết sâu rộng để tìm ra các mối sản phẩm cũng như dùng đó làm cầu nối để giới thiệu sản phẩm của bản thân đến thật nhiều người hơn nữa. Mọi người vẫn hay truyền nhau câu nói rằng “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ”, nếu như bạn có mạng lưới bạn bè, khách hàng càng lớn thì công việc làm ăn kinh doanh sẽ càng suôn sẻ, ngày càng phát đạt, lợi nhuận thu về cũng ngày càng cao hơn.
Trong việc làm ăn kinh doanh, rất nhiều người vì có người quen, bạn bè giới thiệu mối làm ăn nên đã thu được rất nhiều lợi nhuận ấn tượng. Tuy nhiên, để kiếm được nhiều tiền và trở nên giàu có, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì việc này vẫn phải phụ thuộc vào mối quan hệ đó thân thiết thế nào, mức độ gần gũi và sâu sắc ra sao.
Có thể thấy, những người bán hàng hầu hết đều có bí quyết riêng của mình. Những cửa hàng mới mở trong giai đoạn đầu thường có những chiêu trò hút khách ấn tượng. Ví dụ như, để gia tăng độ nổi tiếng cũng như quảng bá sản phẩm của mình tới nhiều người, họ sẽ mời gia đình, người thân, bạn bè cùng với đồng nghiệp của mình tới tham gia, sau đó bán cho họ những mặt hàng chất lượng với giá cả ưu đãi, thậm chí là cho dùng thử miễn phí.
Có thể bạn quan tâm:
Một khi cảm thấy hài lòng, những khách hàng thân thiết này sẽ nguyện ý giới thiệu sản phẩm của bạn tới gia đình, bạn bè, người thân của họ cũng như những người mà họ quen biết. Vì thế, công việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn nhiều, có được nền tảng vững chắc để ngày càng phát triển hơn nữa.
THAM KHẢO THÊM:
“Kiếm cơm từ người lạ” có nghĩa là gì?
Trái ngược với người quen thì “người lạ” trong câu nói này ý chỉ những người mà bạn không quen biết. Việc làm ăn kinh doanh cần phải mở rộng ra rất nhiều, nếu chỉ gói gọn trong các mối quan hệ với những người mà bạn quen biết, việc làm ăn sẽ trở nên “bí bách” và vô cùng khó khăn.
Nhiều người khi làm ăn kinh doanh, nếu như thấy người quen, người thân thiết đến mua đồ quá thường xuyên, họ cũng sẽ ưu đãi mà bán sản phẩm với giá thành rẻ hơn, hoặc sẽ tặng thêm quà tặng. Thế nhưng trong cuộc sống, người quen của bạn chỉ có hạn. Vì thế, bạn cũng không thể kiếm được nhiều tiền từ việc người quen mua hàng. Chính vì thế, nếu như muốn làm ăn phát đạt, khách hàng quan trọng nhất của bạn chính là “người lạ”.
“Người lạ” chính là những người có sự đánh giá khách quan nhất, họ sẵn sàng đưa ra những lời nhận xét chuẩn xác nhất về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ bán hàng của bạn, nói cho bạn biết những điều còn thiếu sót. Do đó, nếu như muốn điều hành một công việc kinh doanh tốt, đừng ngại ngần làm quen và nói chuyện với người lạ. Bạn hãy trau dồi cho mình thói quen giao tiếp, giao dịch cũng như đàm phán với những khách hàng lạ. Nguyên nhân bởi, đây mới chính là những khách hàng tiềm năng trong tương lai, giúp bạn có thể duy trì được lợi nhuận trong công việc làm ăn lâu dài.
Có thể khẳng định, câu nói “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ” của cổ nhân dù được đúc kết từ thời xa xưa nhưng áp dụng với thời đại và xã hội ngày nay vẫn còn chuẩn xác và gần như giữ nguyên được giá trị. Đồng thời, đây còn là câu nói kinh điển trong giới kinh doanh, được rất nhiều người biết đến. “Kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ” cũng vì thế mà được lưu truyền rộng rãi từ người này sang người nọ, từ đời này sang đời khác.
Đây là câu nói triết lý, sâu xa, chứa đựng nhiều triết lý kinh doanh phong phú. Đây cũng chính là kim chỉ nam giúp cho những người mới bắt đầu kinh doanh có thể tìm được phương hướng và lựa chọn đúng đắn cho mình. Sau đó, với trí tuệ thông minh, nhạy bén cùng với khả năng quan sát thị trường và lên kế hoạch của mình, mỗi người sẽ biết cách để bán được nhiều hàng hơn, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh để thu về lợi nhuận lớn, từng bước làm giàu cho bản thân.