Cổ nhân dạy “Chiếc áo không làm nên thầy tu”: Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài!
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy "100-1=0": Đạo lý ai cũng nên biết để tránh rước họa vào thânCổ nhân dạy “Lấy vợ phải kén tông, lấy chồng phải kén giống”: Tại sao lại khẳng định như thế?Cổ nhân dạy “40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người”: Không thấu hiểu sớm, phí nửa đời người!Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm
Người xưa có câu rằng: “Nhân bất khả mạo tương, hải thủy bất khả đấu lượng”. Ý nghĩa của câu nói này đó là, chúng ta không thể nào xác định được tài đức của một người thông qua tướng mạo, cũng không thể dùng đấu để đong đếm nước biển. Minh chứng thiết thực nhất cho điều này phải kể đến câu chuyện dưới đây:
Lý Kim Lan là nhân viên của một tiệm cơm sang trọng. Tiền lương mỗi tháng của cô là 20 triệu đồng, đây là vẫn chưa kể tiền mà khách bo cho. Những khách hàng tới lui tiệm cơm này chủ yếu là những người giàu có, nhiều khi Lan còn nhận được số tiền bo lên tới cả triệu đồng.
Điều này khiến cho Lý Kim Lan cảm thấy vô cùng hãnh diện. Cô cảm thấy vô cùng tự hào khi được làm việc ở một tiệm cơm xa hoa như thế. Cô cũng cho rằng, bản thân mình rất có khí chất, không chỉ dáng người thon thả mà nước da trắng nõn nà. Cô nghĩ bản thân mình so với những người khác rất có ưu thế.
Cho đến một ngày, Lý Kim Lan bắt gặp một lão nông dân ăn mặc đơn giản bước vào trong tiệm cơm. Nhìn vẻ quê mùa của ông lão, cô ngay lập tức cảm thấy khó chịu. Cô đoán nhiều khả năng người đàn ông này mới ở quê lên, trong người chắc chắn cũng chẳng có được bao nhiêu tiền. Tiền ăn còn không có nói gì đến tiền bo.
Khi bước vào tiệm cơm, ông lão nói rằng: “Trước tiên hãy cho tôi một ly nước đun sôi nhé”. Nghe xong, Lý Kim Lan lập tức hằn học: “Ở đây làm gì có nước đun sôi, chỉ có rượu và đồ uống mà thôi. Nếu như không gọi món ăn thì mời ông đi nhanh cho”. Sau đó, cô cũng không nể mặt mũi mà nói tiếp: “Ông có lẽ sẽ chẳng thể trả nổi tiền cho bữa ăn này đâu. Thế nên tốt nhất đừng lãng phí thời gian nữa mà mau đi nhanh đi”.
Trước khi rời khỏi quán, lão nông chỉ nói với Lý Kim Lan một câu rằng: “Phàm việc gì tốt nhất nên lưu lại cho mình một con đường lui, để nếu sau này còn gặp nhau sẽ dễ nói chuyện”.
Sáng sớm hôm sau, khi tiệm cơm vẫn chưa có khách tới, người quản lý đã triệu tập toàn bộ nhân viên của tiệm cơm và tuyên bố: “Ngày hôm nay chúng ta sẽ chào đón một vị chủ tịch mới; mọi người hãy xốc lại tinh thần cho tôi”. Ngay sau đó, một chiếc xe sang trọng đỗ ngay ngoài cửa, sau đó một ông lão mặc bộ âu phục màu đen bước xuống, thong thả đi vào trong tiệm. Các nhân viên liền lập tức cúi chào: “Chào mừng tân chủ tịch ạ”. Ông lão nghe xong khẽ gật đầu mỉm cười.
Khi tất cả mọi người đã có mặt đầy đủ, người quản lý tiếp tục: “Mời tân chủ tịch phát biểu vài lời, mọi người cho một tràng pháo tay đi ạ”. Lúc này, Lý Kim Lan mới thấy rõ được diện mạo của ông lão liền lập tức ngây người. Trong lòng cô vô cùng hoảng loạn và không ngừng tự hỏi: “Sao có thể là ông ta?” Trước mặt cô chính là ông lão quê mùa mà hôm qua cô đã khinh thường, chế nhạo. Lý Kim Lan sau đó đã bị sa thải, dù hối hận đến mức rơi nước mắt nhưng đã quá muộn màng.
Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài!
Trong xã hội ngày nay, mọi người có xu hướng nhìn nhận một người thông qua hình dáng bên ngoài, từ bộ quần áo họ mặc cho đến đồ dùng mà họ mang, không hề đoái hoài gì đến cách họ ứng xử ra sao. Việc đánh giá một người qua vẻ bề ngoài sẽ mang đến những sai lầm đáng tiếc.
Thực tế, giá trị chân thực của một người không phải nằm ở vẻ bề ngoài. Vẻ bề ngoài này chỉ giống như một lớp giấy bọc của một món quà, dù nó có đẹp và hoa mỹ đến đâu đi chăng nữa cũng không thay thế được món quà bên trong cũng như tâm ý của người tặng. Đồng thời, những gì bạn thấy cũng chưa chắc đã là toàn bộ câu chuyện. Chưa kể, giá trị của một con người và điều đáng trân quý của họ đều không nằm ở vẻ bề ngoài hay những đánh giá chủ quan của chúng ta. Thực tế, giá trị đích thực của một người nằm ở thế giới nội tâm, ở cách ứng xử, đối đãi với mọi người; nằm ở nhân cách và đức hạnh của họ.
Chính vì thế, câu răn dạy của cổ nhân “Đừng bao giờ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ” đến nay vẫn giữ được nguyên giá trị. Đồng thời, câu nói này cũng đã dạy cho chúng ta một bài học vô cùng quan trọng đó là, cần phải có cái nhìn thấu đáo về cuộc sống và con người. Hãy biết chọn bạn mà chơi, không phải cứ sống và mù quáng mà chạy theo những thứ hào nhoáng ở bên ngoài. Chỉ khi nào trực tiếp tiếp xúc và làm việc, bạn mới có khả năng nhìn nhận một người cũng như có quyền phán xét họ là một người như thế nào. “Chiếc áo không làm nên thầy tu” - Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài, mỗi người sống trên đời hãy nhớ lấy điều quan trọng này.