Cổ nhân dạy “Lấy vợ phải kén tông, lấy chồng phải kén giống”: Tại sao lại khẳng định như thế?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “40 tuổi không so sánh 3 thứ, 50 tuổi không tin tưởng 3 người”: Không thấu hiểu sớm, phí nửa đời người!Cổ nhân dạy “Nghèo khó thì chung thủy, giàu có sẽ ngoại tình”: Tại sao khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “Nước tĩnh rõ hình ảnh, tâm tĩnh sinh trí tuệ”: Triết lý sâu xa không phải ai cũng hiểu đượcThời xa xưa, ông cha ta có câu nói rằng: “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Không rõ lời dạy này bắt nguồn từ khi nào, trong bối cảnh ra sao nhưng nó vẫn được truyền qua truyền lại qua nhiều thế hệ. Cho đến tận ngày nay, lời dạy này vẫn còn giữ được nguyên giá trị về cả nghĩa đen và nghĩa bóng, mang đến những ý nghĩa sâu xa không ai có thể hiểu được.
Rõ ràng, đây là một câu nói rất cổ xưa, thế nhưng nó vẫn xuất hiện đều đặn trong các gia đình ở nông thôn cho đến thành phố. Mỗi khi nhắc đến vấn đề “trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, các bậc phụ huynh lại mang câu này ra nói. Vậy, “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống” có ý nghĩa ra sao mà vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày hôm nay?
Tại sao nói “Lấy vợ kén tông”?
Thực tế, câu nói “Lấy vợ kén tông” giống như một lời nhắc nhở cho những người con trai, một khi đã yêu mến cô gái nào thì bên cạnh việc tìm hiểu đối phương, người này còn cần phải tìm hiểu cả tông chi họ hàng của cô gái đó. Sau khi đã tìm hiểu thật kỹ càng, chàng trai mới quyết định có tiếp tục mối quan hệ này hay không, có muốn về chung một nhà và chung sống với nhau cả đời hay không?
Đáng chú ý, việc xem xét ở đây không phải là xem xét nhà đó có giàu có hay không, nhiều tiền hay không. Điều mà các chàng trai cần phải tìm hiểu là nề nếp của họ hàng nhà “vợ tương lai” như thế nào; họ sống có lương thiện, chung thủy hay không. Câu nói “Lấy vợ kén tông” ý chỉ nhà trai cần hiểu rõ được lai lịch của nhà gái, nhiều đời thế hệ cuộc sống thế nào, con cái ra sao, sinh ra có bệnh tật hay không, có hiếu thảo hay ngoan hiền hay không.
Bên cạnh đó, các chàng trai cũng cần xem xét xem gia cảnh gia đình nhà “vợ tương lai” có bố mẹ, ông bà, anh chị em làm điều gì trái với lương tâm hay không, trái với luân thường đạo lý hay không. Nếu như tông chi họ hàng nhà gái hội tụ tứ đức, đây chính là điều tuyệt vời và vô cùng hoàn hảo. Nếu như người con gái được nuôi dạy trong gia đình nề nếp, có đạo đức và trong dòng họ không có ai bị điều tiếng, làm việc phạm pháp, đó là yếu tố của một người vợ chuẩn mực.
Vì thế, trước chuyện cưới xin - chuyện hệ trọng của cả đời người, dù là con trai cũng không nên vội vàng hấp tấp. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ, thử thách nhiều vấn đề và đến khi tình yêu chín muồi hãy đưa ra quyết định.
“Lấy chồng kén giống” có nghĩa là gì?
Câu nói “Lấy chồng kén giống” hiểu đơn giản là: Con gái nếu muốn lấy chồng cần phải tìm hiểu về nòi giống của nhà trai trải qua mấy đời có tốt hay không, nhiều thế hệ ở bên nhà chồng có ai bị mắc bệnh gì không, tiền sử bệnh tật ra sao, các thế hệ sau sinh ra khỏe mạnh hay yếu ớt ngu ngơ, vóc dáng cao to mạnh mẽ hay thấp bé nhẹ cân.
Người xưa quan niệm, anh hùng ắt sẽ sinh ra anh hùng, những người máu mê cờ bạc cũng sinh ra những người con ham mê đỏ đen. Tất nhiên, dù là trường hợp nào đi chăng nữa cũng có ngoại lệ, thế nhưng hầu hết mọi người đều làm theo quy luật này. Do đó, người xưa mới nhắc nhở những người con gái cần phải “Lấy chồng kén giống”, làm sao để sinh ra con cái khỏe mạnh, thông minh, có được gen tốt và khỏe mạnh từ người bố.
Có thể thấy, người xưa rất coi trọng quan niệm “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”, nguyên nhân bởi hôn nhân chính là chuyện trọng đại của đời người. Câu nói này còn có ý nghĩa sâu xa hơn, đó là khi lựa chọn người bạn đời cần phải nghiêm túc và thật cẩn trọng. Chỉ có như thế, sau này bạn mới có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm, có nền tảng tốt đẹp để nuôi dạy lên những đứa trẻ tài giỏi, phẩm chất đạo đức cao.
Đồng thời, câu nói này cũng có ý nghĩa răn dạy những người trẻ tuổi không nên yêu đương chớp nhoáng, hãy dành thời gian tìm hiểu đủ dài và sâu, từ đó có thể hạn chế tối đa những mâu thuẫn có thể xảy ra trong quá trình chung sống sau này.
Ngày nay, quan niệm về hôn nhân ít nhiều cũng đã có thay đổi. Đáng chú ý, khái niệm “sống thử” xuất hiện và ngày càng trở nên quen thuộc, được nhiều bạn trẻ áp dụng. Không những thế, những chuyện kết hôn và ly hôn chóng vánh cũng xảy ra thường xuyên khiến mọi người không còn cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến chuyện cưới hỏi, các bậc trưởng bối trong nhà vẫn nói câu “Lấy vợ phải kén tông, lấy chồng phải kén giống” như một lời nhắc nhở và răn dạy những người trẻ tuổi.
Bên cạnh đó, sự phổ biến của hàng loạt các câu nói như “Nòi nào giống ấy”, “Cây nào quả ấy”, “Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh”, “Giỏ nhà ai quai nhà ấy” cũng phần nào chứng minh câu nói trên cho đến tận ngày nay vẫn được coi trọng. Cuộc sống gia đình vốn dĩ rất phức tạp, tồn tại nhiều khó khăn và thử thách. Khi sống chung một nhà, cuộc sống sẽ khác xa so với thuở mới yêu; chưa kể khi có con rồi, cuộc sống lại càng thay đổi hơn nữa. Vợ chồng không tránh khỏi những lúc “bát xô đũa lệch”, quan trọng là phải nhường nhịn, thấu hiểu lẫn nhau, chỉ có thế cuộc sống mới hạnh phúc bền lâu được.