Cổ nhân dạy “3 cơm không ăn, 3 rượu không uống, 3 lời không nói, 3 việc không làm”: Ở đời mấy ai làm được?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “50 không xây nhà, 60 không trồng cây, 70 không may áo”: Ý nghĩa thâm sâu khó lườngCổ nhân dạy trên mặt có 3 thứ càng cao càng giàu sang phú quý: Có 1 điểm cũng đáng mừngCổ nhân dạy “Đàn ông nhìn eo, đàn bà nhìn chân”: Vế sau ẩn chứa sự thật đáng sợNhững câu nói của người xưa vốn ẩn chứa nhiều triết lý, được đúc rút từ những kinh nghiệm, trải nghiệm hàng ngày. Cho tới ngày nay vẫn có nhiều câu nói giữ nguyên giá trị, thậm chí được đưa ra làm khuôn mẫu. Thực tế, có rất nhiều câu nói phổ biến được nhiều người biết đến, chứa đựng nhiều khía cạnh ý nghĩa giúp răn dạy chúng ta về những điều nên nhớ trong cuộc sống.
Trong số những câu nói của người xưa phải kể đến câu: “3 cơm không ăn, 3 rượu không uống, 3 lời không nói, 3 việc không làm”. Vậy, những điều người xưa muốn nói ở đây là gì?
3 cơm không ăn
Cái gọi là “3 cơm không ăn” của người xưa ý chỉ là cơm nhàn, cơm nhão và cơm thừa. Thứ nhất, cơm nhàn là cơm không phải do chính bản thân mình làm ra. Cơm này ý chỉ người nhàn rỗi lười biếng hoặc mất sức lao động. Bình thường, những thanh niên tuổi trai tráng khỏe mạnh tuyệt đối không ăn cơm nhàn.
Cơm nhão ý chỉ những người mềm yếu, không có sức lực, không có chí hướng và mục tiêu phấn đấu. Một người ăn cơm nhão sẽ không được người khác tôn trọng, suốt đời bị coi thường. Cuối cùng, cơm thừa ý chỉ người vô dụng, không làm được trò trống gì nên chỉ ăn cơm thừa canh cặn mà thôi.
3 rượu không uống
Trong câu “3 rượu không uống” để chỉ rượu muộn, rượu vội và rượu liều. Việc uống rượu nhàm chán một mình là điều cấm kỵ nhất, không chỉ khiến bản thân tổn thương mà còn rước thêm sầu muộn.
Rượu thường dùng để nếm, uống từ từ, uống vừa phải. Uống rượu quá chén sau đó gây gổ, xích mích là điều cấm kỵ. Thời son trẻ không tiền không quyền thế, nhiều khi không thể tránh khỏi những chén rượu không mong muốn để gây dựng mối quan hệ. Tuy nhiên, khi thời thế đã thay đổi, con người tốt nhất không nên uống những loại rượu như trên.
3 lời không nói
Ba lời không nói ở đây là lời ác độc, lời vô nghĩa và lời nói hại người. Sống trên đời cần chú ý đạo đức, ăn nói phải giữ đạo lý. Những gì trái đạo lý, ngay cả chửi thề cũng không được nói ra.
Người xưa có câu “đánh người không tát vào mặt, vạch người không vạch trần khuyết điểm”. Con người ai cũng có khuyết điểm, ai cũng có khi mắc lỗi. Việc vạch trần người khác một cách hùng hùng hổ hổ mà không cảm thông, dung thứ cho họ là hành vi độc ác.
Nghệ thuật giao tiếp vốn không hề đơn giản. Khi nói chuyện cần phải tinh tế, dù thẳng thắn cũng không nên nói thẳng vào mặt người ta. Trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, nói chuyện mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương chẳng khác nào đang dồn người khác vào chân tường.
Thay vì nói những lời vô ích, không giá trị, hãy nói những lời chuẩn mực. Thay vì nói lời vô nghĩa, hãy nói ít nhưng đúng trọng tâm. Thay vì nói lời khiến người khác tổn thương, hãy góp ý, động viên và chia sẻ cùng họ.
3 việc không nên làm
Trong câu “ba việc không nên làm” ý chỉ là những việc phiền não, thay đổi người khác và ham chiếm tiện nghi. Trong cuộc sống nên chú ý hướng thiện, tránh làm những chuyện trái với lương tâm, không làm những chuyện tổn hại người khác, không làm chuyện phạm pháp.
Nên nhớ rằng, sống ở đời không nên so sánh bản thân với người khác. Người xưa có câu nói rằng: “So sánh với người, tự mình tức chết”, so đi so lại, bản thân cuối cùng cũng chẳng được gì mà chỉ rước thêm phiền não mà thôi. Nếu như thực sự phải so sánh, hãy tự nhìn nhận bản thân mình, sau đó đối chiếu với ngày hôm qua xem mình có vui vẻ, hạnh phúc hơn không, mình đã làm được gì, bỏ qua những gì?
Bên cạnh đó, mỗi người đều có thói quen và cách sống của riêng mình, mỗi người là một cá thể độc nhất. Trên đời chẳng có gì là đúng sai tuyệt đối, cũng không có ai là toàn diện. Thay vì thay đổi người khác chi bằng thay đổi chính mình. Thực tế mà nói, chính bản thân mới chính là người cần thay đổi để luôn hoàn thiện hơn.
Thay vì chỉ trích hay giận dỗi người khác, đòi hỏi người khác phải thay đổi theo ý mình, hãy sống một cách hòa thuận, dĩ hòa vi quý, chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không. Vạn vật muôn hình muôn vẻ, chấp nhận người khác đồng nghĩa với việc chấp nhận sự phong phú của đất trời, giúp nội tâm an hoà tĩnh lặng hơn.
Cuối cùng là không làm những chuyện ham chiếm tiện nghi. Lợi ích là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, nhiều thứ tưởng là phúc nhưng hóa ra lại là họa, mấy ai có thể biết được; nhiều khi cứ ngỡ mình được lợi nhưng thực tế bản thân lại thiệt thòi nhiều hơn. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, chỉ có người dại dột mới ham chiếm tiện nghi của người khác, tranh đấu với người và tìm cách vơ vét lợi ích về mình. Họ nghĩ rằng mình khôn ngoan nhưng cuối cùng lại khiến bản thân phải chịu thiệt nhiều hơn.
Thực tế, người khôn ngoan sẽ không vì cái lợi trước mắt mà làm việc bất chính. Họ hiểu được đạo lý nhân quả ở đời, sẵn sàng chịu thiệt một chút, nhường một bước để thu về thành quả lớn hơn. Nhiều khi chịu thiệt là có phúc, chịu thiệt một chút mới nhận được phúc báo sau này. Muốn được hồi báo, phải học cách cho đi.