Có nên trồng cây tùng trong nhà không?
BÀI LIÊN QUAN
Phong thủy: Có nên trồng cây to trước cửa nhà hay không?Tìm hiểu các loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏeCác loại cây trồng không cần ánh sáng giúp gia chủ hút tài lộcCác loại cây tùng trong phong thủy ở Việt Nam
Cây tùng hay còn có tên gọi khác là tùng Nhật, cây vương tùng hay cây bách tán nam và tên khoa học của nó là Araucariaceae, có xuất xứ từ New Caledonia. Nhắc đến cây tùng, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bậc quân tử, bởi nó có dáng cây to khỏe, thô mộc và thường mọc ở vùng núi cao đầy sương gió. Cây tùng được rất nhiều người yêu thích trong giới cây cảnh phong thủy và bonsai.
Những loại cây tùng trong phong thủy như:
Cây Tùng La Hán (Vạn Niên Tùng)
Cây Tùng La Hán có rất nhiều tên gọi khác nhau như Vạn Niên Tùng, Tùng La Hán lá dài, La Hán Tùng, Sam La Hán, Sam đất, thông tre lá to. Đây là cây thân gỗ lớn có cành nhiều nhánh, mọc ngang hay rủ xuống. Nếu mọc tự nhiên, cây này có thể cao tới hơn 10m, dáng cây hẹp, cổ xưa và phong nhã.
Cây Tùng La Hán (vạn niên tùng) sinh trưởng ở những vùng núi cao, khô cằn nên chúng có sức sống bền vững và tuổi thọ rất cao. Loài cây này có thể phát triển được ở những vùng đất khắc nghiệt, chịu được phong ba bão táp và gió sương.
Cây tùng cối
Cây tùng cối hay còn gọi là cây duyên tùng, tùng búp và có xuất xứ từ Trung Quốc. Tùng cối thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu và luôn xanh quanh năm. Thân của loài cây này có màu nâu vàng với lớp da dày, nhiều vết nứt nẻ, sần sùi mang nét già cỗi, đậm chất phong trần và sương gió. Cành cây của tùng cối khi còn nhỏ rất dẻo nên rất dễ uốn, dễ tạo dáng. Tuy nhiên, thân cây tùng cối có lõi màu đen rất cứng nên khi muốn uốn cây nghệ thuật thì lại khá khó khăn.
Lá tùng cối mọc quây quần kết hợp thành từng búi. Nếu cây hưởng đầu đủ nắng thì lá sẽ không bung ra, ngược lại, khi cây bị tối hay được trồng dưới tán cây khác thì sẽ chia ra thành 5 lá nhỏ.
Cây Tùng Bách Tán
Cây tùng bách tán thuộc loại cây gỗ thường xanh có chiều cao trên 60m và đường kính thân là 200cm. Cành của loài cây này mọc theo vòng nằm ngang sáu cái một chồng lên nhau, càng lên cao cành cây càng ngắn dần tạo thành tán lá hình tháp. Đây chính là nguồn gốc tên gọi bách tán.
Tùng Thơm
Một số nơi gọi cây tùng thơm là cây tùng chanh hay cây tùng hương vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu. Cây tùng thơm thuộc loại cây thân gỗ có kích thước nhỏ, thông thường cao từ 40- 60cm hay tối đa có thể lên tới 2 đến 3m. Tùng thơm có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng để đuổi côn trùng như sâu bọ, ruồi và muỗi.
Ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy
Ý nghĩa của cây tùng bách tán
Theo các chuyên gia phong thủy, tùng bách tán có dáng đứng thẳng tắp, vươn cao thể hiện sự mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt. Loài cây này được ví như một đấng đại trượng phu không bao giờ nao núng, lùi bước dù cho bao khó khăn, trở ngại.
Ngày xưa, người ta thường trồng cây tùng bách tán bên phần mộ của những người thân trong gia đình. Việc làm này nhằm thể hiện sự tôn kính cũng như một lời cầu phúc cho người thân ở thế giới bên kia luôn bình an, phù hộ người đang sống.
Ý nghĩa của tùng la hán
Cây tùng la hán (vạn niên tùng) mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy như:
-
Sự trường thọ;
-
Sự may mắn, bình an;
-
Sự thành công, thịnh vượng;
-
Tài lộc
-
Thanh cao, khí phách, hiên ngang;
Ý nghĩa của cây tùng thơm
Tùng thơm chứa nhiều tinh dầu và có mùi thơm dịu nhẹ nên trong phong thủy, cây tùng thơm có thể trừ tà, xua đuổi ma quỷ và điềm xấu. Ngoài ra, mùi hương của tùng thơm còn mang lại cảm giác dễ chịu, tập trung và giảm stress hiệu quả khi ngửi thấy.
Có nên trồng cây tùng trong nhà không?
Vì cây tùng sinh trưởng trong điều kiện khắc khổ, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước và có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt nên loài cây này tượng trưng cho sức mạnh và sự sống mãnh liệt. Trong phong thủy, tùng là loại cây cảnh quý giá, có thể đem lại sự may mắn, bình an, tài lộc và nhiều điều tốt đẹp khác cho gia đình.
Nhiều người thường trồng cây tùng bonsai dáng nhỏ phòng khách hay trên ban công. Những cây tùng có kích thước lớn thường được bày ở các đại sảnh, các khu vực có không gian rộng lớn ở trung tâm thương mại hay trong các tòa nhà văn phòng. Ngoài ra, người ta cũng thường bày trí cây tùng thơm trong phòng làm việc để vừa tạo cảnh quan thoải mái vừa giúp làm việc hiệu quả hơn bởi mùi thơm của nó có thể giúp thư giãn và xả stress.
Tuy tùng có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt nhưng nếu bạn muốn trồng chúng trong nhà, bạn vẫn nên chăm sóc chúng cẩn thận, tưới nước đầy đủ và đảm bảo chúng có thể đón được ánh nắng mặt trời. Bạn cũng nên chọn trồng những tùng có kích thước vừa phải, phù hợp với không gian trong nhà của bạn.
Tuổi, mệnh nào hợp trồng cây tùng?
Cây Tùng có ý nghĩa tốt đẹp và hợp phong thủy với hầu hết tất cả mọi người. Vậy nên, tùng hầu như hợp với cả 5 bản mệnh.
Tuy nhiên, cây tùng thuộc loại cây lá kim nhỏ nên chúng phù hợp nhất với người mệnh Kim và Thủy. Bởi theo quan niệm của ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thủy. Với người mệnh Mộc, màu xanh của cây tùng cũng rất hợp, nó nâng đỡ bổn mạng giúp bạn, mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống cho bạn. Còn với mệnh Hỏa và Mệnh Thổ nên lựa chọn trồng cây tùng trong các chậu có màu tương hợp với bản mệnh của mình như màu đỏ hợp với mệnh Hỏa và màu nâu hợp với mệnh Thổ.
Còn về tuổi, cây tùng hợp nhất với người tuổi Thân. Bởi tuổi Thân vốn chăm chỉ, chịu khó, thông minh nhưng đường đời lại có chút khó khăn, bất trắc và thành công thường đến muộn. Cây tùng có tán lá um tùm như một khu rừng thu nhỏ, có nhiều cành cây giúp khỉ leo trèo, bám víu tốt. Vì vậy, cây tùng sẽ có ý nghĩa như tương trợ cho người tuổi Thân.
Phần kết
Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm nhiều hiểu biết về loài cây này và có thể lý giải cho thắc mắc có nên trồng cây tùng trong nhà không của mình. Với ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của nó, cây tùng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều điều may mắn.