Giải đáp: "Có nên thờ thổ công chung với gia tiên hay không?"
BÀI LIÊN QUAN
Cách đặt, bài trí bàn thờ thổ công và gia tiên hợp phong thủy nhấtCách xem ngày tốt chuyển bàn thờ Thổ công chuẩn phong thủyChia sẻ về cách đặt bàn thờ thổ công chuẩn phong thủyKhái niệm về thờ thổ công và thờ gia tiên
Đầu tiên, khi nhắc đến thờ thổ công ai cũng biết vị thần này có nhiệm vụ cai quản mọi sự vật, sự việc, của cải, con người trên vùng đất mà gia chủ đang sở hữu hoặc cư trú. Chính vì thế, người ta thờ thần với mong muốn nhận được sự chở che, bảo hộ của thần về mọi mặt trong cuộc sống. Vào những thời điểm cần sự chúc may mắn của thần là khi xây nhà, đào giếng, đào huyệt,.. mong được thuận buồm xuôi gió.
Thờ gia tiên là phong tục luôn hiện hữu trong đời sống tinh thần của người Việt vì việc thờ cúng ông bà tổ tiên là việc bắt buộc phải làm. Với ý nghĩa nhớ lại công ơn sinh thành, nguồn gốc của bản thân để mà biết ơn, trân trọng, báo hiếu hương quả. Và cũng mong rằng ông bà có linh thiêng phù hộ cho cuộc sống con cháu trăm bề thuận lợi.
Tuy cả đây là hai loại hình thức thờ cúng khác nhau nhưng đều chung một đặc điểm đó là đều hướng đến những sự tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương lai với gia đạo thờ cúng. Đồng thời, cũng là phương thức để thể hiện sự tôn kính của gia chủ dành cho ơn trên, cho thần linh và ông bà tổ tiên.
Có nên thờ thổ công chung với gia tiên?
Để giải đáp thắc mắc này buộc phải xem xét sự khác nhau về phong tục của từng vùng miền. Cụ thể đối với Việt Nam chia thành 2 vùng Bắc và Nam. Sự khác nhau từng địa phương sinh sống sẽ quyết định có nên thờ chung hay không.
Phong tục của người miền Bắc
Đối với người miền bắc, họ quan niệm rằng việc thờ chung bàn thờ thổ công với gia tiên là được phép và hình thức thờ cúng này cũng rất phổ biến đối với việc thờ thổ công của vùng miền này. Chắc hẳn vì hai phương thức thờ cúng này đều hướng đến những việc tốt đẹp, tôn kính, coi trọng những vị thần, ông bà tổ tiên để hương khói.
Hình thức thờ có sự đặc biệt như sau: Bàn thờ gia tiên sẽ có 3 bát hương, bát hương của thổ công ở chính giữa, vì quan niệm về vị thần này khá được coi trọng. Bên trái là bát hương của bà cô ông mãnh, bên phải là bát hương của ông bà tổ tiên, đại diện cho bàn thờ gia tiên.
Các vật phẩm thờ cúng chung sẽ bao gồm: khám thờ, ảnh thờ, bát nhang, đèn có thể là dầu hoặc nến hoặc bóng đèn, bình hoa, mâm ngũ quả, bộ tam sự, ngũ sự, kỷ ba chén nước, hoành phi và câu đối.
Phong tục thờ của người miền Nam
Người miền Nam không cho phép việc thờ chung thần thổ công với bàn thờ gia tiên vì tính chất có sự khác nhau. Điểm khác nhau nằm ở chỗ, theo quan niệm người đã mất thì đều cầu mong được lên trời, về miền cực lạc, chỉ có ở trên cao mới có thể là nơi linh thiêng, để con cháu tôn thờ. Vì vậy mà không nhà nào lại thờ tổ tiên trên mặt đất.
Thờ thổ công lại là một sự khác biệt rất lớn, thần là vị thần của đất, bảo vệ và cai trị về đất nên phong thủy đúng phải được đặt bàn thờ thổ công sát với mặt đất. Từ đó mà vùng miền này chắc chắn rằng nên thờ riêng hai loại hình thờ cúng này.
Bàn thờ thổ công sẽ bài trí các vật dụng gồm có tượng thổ công, chuẩn bị 3 hũ lần lượt là muối, gạo, nước, bát nhang, bình hoa, dĩa trái cây (mâm ngũ quả là tốt nhất), ngai chén có thể 3 hoặc 5 chén nước sạch, ông thiềm thừ (nếu có), bát minh đường tụ thủy.
Có nên thờ thổ công chung với gia tiên - những lưu ý
Để có thể hoàn thành việc lập bàn thờ thổ công một cách thuận lợi thì gia chủ cần phải tìm hiểu và nắm bắt một vài vấn đề kiêng kỵ, có ảnh hưởng rất lớn đối với gia chủ trong quá trình thờ phụng:
- Hướng bàn thờ nên bố trí đúng theo phong thủy về độ tuổi hoặc mệnh, cung hoàng đạo của gia chủ để thuận lợi cho việc cúng bái thờ phụng.
- Không được phép đặt bàn thờ thổ công đối diện chính xác với cửa chính ra vào khu vực thờ cúng. Nguyên nhân là sự ảnh hưởng của những luồng khí xấu, không tốt cho quan niệm về phong thủy.
- Không nên đặt bàn thờ tổ công đối diện hoặc gần với những khu vực mang tính ẩm ướt và có mùi. Điển hình là các khu vực nhà vệ sinh, bếp nấu, phòng ngủ,… Vì như vậy sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm và thiêng liêng của không gian thờ cúng.
- Đặt bàn thờ thổ công tại khu vực ồn ào là điều không nên vì ảnh hưởng rất lớn đến nơi yên nghỉ của thần, phạm vào đại bất kính.
- Trước bàn thờ thổ công không nên bài trí các vật dụng, đồ vật sắc nhọn mang tính chất nguy hiểm, gây nên sự đe dọa với gia đình gia chủ. Sẽ không tốt đối với việc thờ cúng thổ địa. Và hạn chế bài trí gương phía trước bàn thờ thổ công.
- Phải thường xuyên tẩy uế cho bàn thờ thổ công vì chỉ khi bàn thờ sạch sẽ thì thần mới có thể phát huy hết nhiệm vụ và sức mạnh của mình.
Chung quy việc có nên thờ thổ công chung với gia tiên không phụ thuộc vào một yếu tố nhất định mà phải xem xét từng vùng miền sẽ có sự biến đổi khác biệt. Có thể được nếu sinh sống tại miền bắc và sau khi sinh sống tại miền nam. Bài viết trên đã phân tích đầy đủ những thắc mắc của gia chủ trong quá trình thờ thổ công, gia tiên. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho gia chủ tìm được phương pháp thờ cúng phù hợp.