meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơ hội trở lại thị trường tỷ dân: Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Thứ tư, 21/09/2022-23:09
Đã từng một thời sầu riêng Việt Nam “oanh tạc” thị trường Trung Quốc, sau đó bắt đầu chìm xuống. Nhưng hiện tại sầu riêng Việt lại đứng trước cơ hội tăng trưởng tại thị trường tỷ dân này sau khi 51 vùng trồng được chấp thuận xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.

Ngày 17/9 vừa qua, chuyến xuất khẩu sầu riêng Việt Nam chính ngạch lần đầu tiên được đưa sang Trung Quốc. Hơn 100 tấn sầu riêng đầu tiên được sản xuất tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã thông qua các tiêu chí kiểm định để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Có thể thấy, kết quả này là sự nỗ lực trong việc đàm phán suốt thời gian dài của những cơ quan chuyên môn giữa hai quốc gia và sự đồng hành kiên trì của cả cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu sầu riêng Việt Nam.


51 vùng trồng được chấp thuận xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.
51 vùng trồng được chấp thuận xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.

Tân Phát Địa - chợ đầu mối quy mô giao dịch lớn nhất tại Bắc Kinh cũng như toàn châu Á dạo gần đây lại xuất hiện rất nhiều mặt hàng hoa quả của Việt Nam như mít, thanh long, bưởi da xanh, xoài, chuối… được bày bán khắp các sạp hàng cùng nhiều chủng loại hoa quả nhập khẩu tới từ hơn 30 quốc gia và vùng lãnh trên thế giới.

Tuy nhiên, vào những ngày giữa tháng 9, các sạp hàng của tiểu thương vốn trước đó giao dịch nhộn nhịp loại quả sầu riêng thì nay đã trống không, hết hàng vì thị trường xuất khẩu đã qua vụ. Chỉ còn rất ít quầy bán lẻ thưa thớt còn loại quả này nhưng chất lượng cũng không phong phú. 

Một số thương nhân chuyên nhập khẩu trái cây tại khu chợ cho biết, thời gian sầu riêng được bán trong năm tập trung chính vào tháng 3 đến tháng 11, qua thời kỳ cao điểm thì cũng chỉ xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 7.

Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Youlego Bắc Kinh - Một trong những doanh nghiệp uy tín nhất tại Tân Phát Địa có kinh nghiệm nhập khẩu các mặt hàng trái cây tươi của Việt Nam từ năm 2013. Công ty này cũng nhập hơn 300 triệu nhân dân tệ (gần 43 triệu USD) các mặt hàng của Việt Nam mỗi năm, riêng quả thanh long đã chiếm tới 80%. 

Phó Tổng giám đốc công ty - Bà Dương Lệ Lệ cho biết, doanh nghiệp sẵn sàng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam ngay khi được cấp phép xuất khẩu chính ngạch tới Trung Quốc. “Đối với loại hàng sầu riêng, Việt Nam thực sự có những lợi thế nhất định về giá cả. Những doanh nghiệp thương mại như chúng tôi cũng có nhu cầu nhập khẩu sầu riêng Việt Nam. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà sau năm 2019, chúng tôi không được nhập nữa. Vì thế trên thị trường Trung Quốc chỉ xuất hiện sầu riêng từ Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, sản phẩm từ hai quốc gia này có những hạn chế như về thời vụ, sản lượng. Còn sầu riêng Việt Nam thì có lợi hơn về giá thành”.


Thị trường Trung Quốc vẫn có nhu cầu tiêu thụ sầu riêng Việt Nam
Thị trường Trung Quốc vẫn có nhu cầu tiêu thụ sầu riêng Việt Nam

Thực tế, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường tiêu thụ sầu riêng hàng đầu thế giới. Thống kê số liệu cho thấy, sầu riêng nhập khẩu của Trung Quốc liên tục tăng nhanh trong vài năm nay. Năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 822.000 tấn sầu riêng, đạt tổng kim ngạch là 4,2 tỷ USD, tăng gấp 8 lần trong vòng 5 năm so với mức 550 triệu USD vào năm 2017. Trong nửa đầu năm 2022, số lượng nhập khẩu lại tăng mạnh lên 60%.

Không chỉ có khu chợ Tân Phát Địa mà toàn thị trường Trung Quốc, nhắc tới sầu riêng là sẽ nghĩ ngay đến sầu riêng của Thái Lan và Malaysia, trong đó 90% là nhập khẩu từ Thái Lan. Bộ Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan cho biết, hai quý đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng của nước này tới Trung Quốc vượt mức 500.000 tấn, thiết lập kỷ lục mới từ trước đến nay.

Không chỉ tận dụng được tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào mà Thái Lan còn thiết lập tuyến vận chuyển qua đường biển và đường hàng không tới Trung Quốc. Vào hồi tháng 4, “Tuyến tốc hành sầu riêng” đầu tiên từ cảng Laem Chabang Thái Lan sang cảng biển tại Quảng Châu (Trung Quốc) được hình thành. 

Theo đó, hơn 3.000 tấn sầu riêng đã được chuyển qua đây trong vòng 4 ngày, dự kiến có  trong năm 2022 sẽ có hơn 4.000 container sầu riêng Thái Lan được vận chuyển sang thị trường Trung Quốc thông qua tuyến đường này.


Việt Nam cần tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý
Việt Nam cần tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý

Đối với sầu riêng Malaysia, bà Dương Lệ Lệ cùng một số thương nhân Trung Quốc nhìn nhận, một trong những điểm yếu của loại quả này là luôn phải bảo quản lạnh và giá khá đắt. Còn sầu riêng Thái thì chất lượng không hẳn là tốt tuyệt đối. Do đó, nếu Việt Nam tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý thì có thể giảm bớt giá thành và đảm bảo chất lượng, sầu riêng có thể nhập khẩu và chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc.

“Chúng tôi đã từng nhập khẩu sầu riêng Việt Nam, khi so sánh với loại quả này từ các quốc gia khác, chúng tôi thấy rằng Việt Nam nên tập trung hoàn thiện tốt về khâu kiểm định chất lượng, phân cấp và cải tiến khâu vận chuyển, độ chín và bao bì. Như vậy thị trường Trung Quốc sẽ đón nhận và có nhu cầu thưởng thức sầu riêng Việt Nam hơn. Nên tôi nghĩ sầu riêng Việt Nam vẫn còn cơ hội” - Bà Dương Lệ Lệ nói. 

Vào đầu tháng 9 năm nay, Trung Quốc đã công bố một danh sách gồm 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch sang quốc gia này. Theo đó, Việt Nam là nước thứ ba, sau Thái Lan và Malaysia được thị trường sầu riêng Trung Quốc mở cửa.

Dựa trên số liệu trong nước cho thấy, kể từ năm 2019 tới nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam, sản lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc hàng năm chiếm khoảng 70%. Sau 4 năm vắng bóng trên thị trường lớn này, sầu riêng Việt Nam hiện tại có nhiều cơ hội để trở lại Trung Quốc dựa trên kinh nghiệm thành công của sản phẩm Thanh Long Việt Nam tại quốc gia này. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước