meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CIEM chỉ ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Mới đây, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương vừa đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm 2022, cả hai kịch bản này đều dự báo tăng trưởng GDP vượt mục tiêu của cả năm.

2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022

Vào sáng ngày 15/7, sự hỗ trợ của Chương trình Astralian hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 với chủ đề Cải cách và phát triển bền vững. 

TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM phát biểu tại Hội thảo rằng, nhờ thực hiện cách tiếp cận chống dịch thích ứng an toàn và linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm mục đích thúc đẩy phục hồi cũng như phát triển kinh tế - xã hội đồng thời cũng nhấn mạnh ưu tiên cho sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát,... Cũng theo đó, các số liệu thống kê trong 6 tháng đầu năm đã cho thấy đà phục hồi tích cực của nền kinh tế Việt Nam. 

Bà Trần Thị Hồng Minh khẳng định: "Tốc độ tăng GDP đạt 5,03% trong quý I/2022 và 7,72% trong quý II/2022, đạt mức tăng trưởng tương đối cao so với khu vực châu Á. Đà phục hồi tăng trưởng được thể hiện rõ nét ở cả ba khu vực, đặc biệt là dịch vụ". 


Với tốc độ tăng trưởng GDP là 7,72% trong quý II/2022, Việt Nam được ghi nhận đạt mức tăng trưởng tương đối cao tại khu vực châu Á
Với tốc độ tăng trưởng GDP là 7,72% trong quý II/2022, Việt Nam được ghi nhận đạt mức tăng trưởng tương đối cao tại khu vực châu Á

Có thể thấy, vốn FDI thực hiện trong 6 tháng đầu năm đã phục hồi vượt mức cùng kỳ của năm 2019. Việt Nam cũng là nước duy trì được sức hút đối với dòng vốn FDI nhờ một số nguyên nhân ví dụ như kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả hay một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan trọng. Bên cạnh đó là duy trì đà cải cách môi trường kinh doanh. Song song với đó, 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu ghi nhận đạt hơn 186,0 tỷ USD, tăng 17,3%.

Và dựa trên những kết quả tích cực trong bức tranh kinh tế quý 2 cùng 6 tháng đầu năm, nhóm nghiên cứu của CIEM đã đưa ra 2 kịch bản kinh tế trong năm 2022. Trong đó, kịch bản 1 là Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,7% còn lạm phát bình quân 4%, tăng trưởng xuất khẩu 15,8%, thặng dư thương mại là 1,2 tỷ USD. Kịch bản 2 chính là tăng trưởng GDP là 6,9%; lạm phát bình quân 3,7% và tăng trưởng xuất khẩu 16,3%; thặng dư thương mại 2,5 tỷ USD.

Như thế, cả hai kịch bản CIEM đưa ra đều dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 sẽ cao hơn mục tiêu tăng trưởng của Chính Phủ đặt ra khoảng 6,5%. Trong đó, kịch bản 1 đưa ra giả thuyết, tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam nhìn chung đã được kiểm soát còn các nước duy trì được xu hướng tạo thuận lợi cho đi lại của người dân. GDP của thế giới cũng tăng 2,9% trong năm 2022. Và mức giá của Mỹ cũng tăng đến 7,682%. Giá nông sản xuất khẩu cũng ghi nhận tăng 17,7%, giá dầu thô thế giới cũng tăng 425. 

Về phía Việt Nam, tỷ giá của VND/USD của Ngân hàng Thương mại ghi nhận tăng 2,5%. Và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 8,5%, tín dụng tăng 14% còn giá nhập khẩu hàng hóa tăng 8,5%. Vốn thực hiện của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (đã bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) ghi nhận tăng 8,9%. Còn giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 460,8 nghìn tỷ đồng. 

Còn đối với kịch bản 2, nhóm nghiên cứu đã giữ nguyên hầu hết các giả thuyết như trong kịch bản 1 nhưng có điều chỉnh một số chỉ số như: GDP của thế giới sẽ tăng 3,6% còn về phía Việt Nam tổng phương tiện thanh toán tăng 10,5%, tín dụng tăng 15%. giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 542,16 nghìn tỷ đồng. 



Việt Nam cũng là nước duy trì được sức hút đối với dòng vốn FDI nhờ một số nguyên nhân ví dụ như kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả hay một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan trọng
Việt Nam cũng là nước duy trì được sức hút đối với dòng vốn FDI nhờ một số nguyên nhân ví dụ như kiểm soát dịch bệnh COVID-19 hiệu quả hay một loạt Hiệp định Thương mại tự do (FTA) quan trọng

5 yếu tố tác động nền kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2022

Và dù dự báo tăng trưởng khá tích cực ở cả hai kịch bản nhưng theo nhóm nghiên cứu của CIEM, kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 chịu tác động bởi 5 yếu tố, cụ thể: 

Đầu tiên là khả năng kiểm soát sự lây lan của biến thể COVID-19 cùng các dịch bệnh mới;

Thứ hai là tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; 

Thứ ba chính là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là nền tảng quan trọng từ đó giúp ổn định tâm lý thị trường và neo kỳ vọng lạm phát; 

Thứ tư đó là khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ FTA cũng như xử lý các rủi ro gắn với đối đầu thương mại - công nghệ giữa các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền tại khu vực so với USD; 

Cuối cùng chính là khả năng tạo thêm cơ hội và kỹ năng dành cho lao động nữa để từ đó giúp tận dụng tiềm năng từ nhóm lao động này, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Chi tiết, các chuyên gia của CIEM cũng nhận định, vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đang phải đối diện với một số thách thức mới liên quan đến việc sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài có thể đáp ứng, tuân thủ cũng như đóng góp vào việc phát triển bền vững của Việt Nam. Song song với đó, khu vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong thu hút FDI và có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước trong khi các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận nguồn vốn ở trong nước. Hơn thế, Việt Nam vẫn chưa có chương trình hành động chính thức để đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong việc xúc tiến đầu tư. 


Các chuyên gia của CIEM cũng nhận định, vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đang phải đối diện với một số thách thức mới liên quan đến việc sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài có thể đáp ứng, tuân thủ cũng như đóng góp vào việc phát triển bền vững của Việt Nam
Các chuyên gia của CIEM cũng nhận định, vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam đang phải đối diện với một số thách thức mới liên quan đến việc sàng lọc nhà đầu tư nước ngoài có thể đáp ứng, tuân thủ cũng như đóng góp vào việc phát triển bền vững của Việt Nam

Còn về vấn đề xuất khẩu, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, việc khai thác các FTA tiếp tục giúp cho Việt Nam đa dạng hóa thị trường, đồng thời cũng giảm được rủi ro phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể. Dù vậy, rủi ro gặp phải các vụ việc phòng vệ thương mại cũng có xu hướng gia tăng. Cũng theo đó, để vượt qua được những thử thách trên, CIEM kiến nghị cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách ngay cả trong bối cảnh thực hiện phục hồi kinh tế để có thể giảm bớt áp lực đối với lạm phát và tạo ra không gian mới cho doanh nghiệp phát triển.

Thực tế cho thấy, những kiến nghị này đã được tiếp thu khi xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với nhóm giải pháp riêng về cải cách thể chế, cải cách hành chính hay cải thiện môi trường đầu tư  - kinh doanh. Ngoài ra, cần có các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo cũng như phục hồi xanh. 

Và theo nhóm nghiên cứu của CIEM, bối cảnh 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 sẽ đặt Việt Nam trước những yêu cầu cải cách cũng như điều hành mới. Và trong bối cảnh này, việc duy trì công thức ổn định kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ theo hướng thị trường hiện đại thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước