meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia: Phân khúc bất động sản xanh sẽ là “mảnh đất màu mỡ” của thị trường

Thứ sáu, 08/04/2022-16:04
Các chuyên gia bất động sản đều cho rằng, tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, bất động sản xanh đang là một hướng đi bền vững. Đây là phân khúc “màu mỡ” cho các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022 và nhiều năm tới.

Việt Nam có bao nhiêu dự án bất động sản xanh?

Vào giữa tháng 3/2022, dự án Diamond Lotus Riverside của Phuc Khang Corporation đã đoạt giải thưởng Top 5 dự án công trình xanh thông minh tốt nhất năm 2021. Theo đó, giải thưởng này nằm trong lễ vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2021 – 2022 do Tạp chí Bất động sản Việt Nam và Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức.

Dự án này nằm tại quận 8, TP.HCM. Đây là chung cư cao tầng được thực hiện bởi Tập đoàn Phúc Khang với một liên doanh đến từ đất nước Nhật Bản. Tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh của dự án Diamond Lotus Riverside là LEED của Hội đồng công trình xanh Mỹ (USGBC) và LOTUS của Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC).


Dự án Diamond Lotus Riverside được vinh danh Top 5 dự án công trình xanh thông minh tốt nhất năm 2021.
Dự án Diamond Lotus Riverside được vinh danh Top 5 dự án công trình xanh thông minh tốt nhất năm 2021.

Hiện nay, công trình xanh đang dần trở thành cụm từ khá quen thuộc trong các quảng cáo dự án bất động sản mới ra mắt. Tạp TP.HCM, hiện nay nhiều doanh nghiệp như Khang Điền, Công ty TNHH Vietnam Land SSG...cũng đã, đang xây dựng các chung cư với tiêu chuẩn “công trình xanh”. Trong khi đó, Thủ đô Invest và VNREA  lâu nay cũng đang xây dựng nhiều dự án nhà ở giá thấp và trung bình mà vẫn đảm bảo được yêu cầu, chất lượng của cuộc sống xanh. Đơn cử như KĐT Ecohome, KĐT Ecolife Capitol, KĐT Vincom Villas.

Dẫn đến điều này để thấy rằng, hiện nay tại Việt Nam, các dự án bất động sản xanh đang được chờ đón như thế nào. Bên cạnh đó, đây là thị trường rất hứa hẹn đối với các doanh nghiệp bất động sản nhắm tới.

Mới đây, theo số liệu khảo sát của Công ty Tài chính Quốc tế, tính đến quý III năm 2021, số lượng nhà ở tại Việt Nam được sở hữu chứng nhận xanh khoảng 200. Đây là con số khá khiêm tốn so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, 200 công trình xanh cũng không phải quá tệ hại khi các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam “chân ướt chân ráo” đầu tư vào phân khúc này.

Về vấn đề này, kỹ sư Bùi Văn Thỉnh cho biết, việc xây dựng công trình đạt tiêu chuẩn xanh chủ đầu tư sẽ phải tốn thêm khoảng 8-10% chi phí xây dựng. Tuy nhiên, khi hoàn thành các công trình xanh theo tiêu chuẩn LEED sẽ giúp toà nhà tiết kiệm được cao nhất là 30% năng lượng sử dụng. Chưa dừng lại ở đó, công trình xanh còn góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

“Theo tôi được biết, lâu nay hai vật liệu phổ biến nhất ttrene thị trường để xây dựng là thép và xi măng. Đây là các vật liệu thải ra lượng CO2 lớn nhất trong năm 2021. Bởi nó chiếm đến 15% lượng phát thải. Chưa dừng lại ở đó, lượng CO2 từ các toà nhà chiếm gần 40% lượng khí phát thải trên toàn cầu năm 2020. Đây là những con số đáng báo động”, kỹ sư Thỉnh nói.

Phân khúc “màu mỡ”

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm nhận định, những năm tới, bất động sản xanh sẽ là phân khúc được nhiều người tìm đến. “Hiện nay kinh tế phát triển, nhu cầu sống của người dân Việt Nam đi lên rõ rệt. Vì vậy, thay vì chọn những món ăn cho đủ no thì chúng ta sẽ chọn món ăn phải vừa ngon, vừa có lợi cho sức khoẻ. Bất động sản cũng vậy, nhiều người hiện nay không chỉ chọn một căn hộ để làm chỗ chui ra chui vào mà còn phải chọn những ngôi nhà đẹp, môi trường xanh, sạch. Chính vì thế, các khu đô thị có nhiều cây xanh luôn được người mua nhà săn đón”, Tiến sĩ Trần Khắc Tâm nói.


Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm
Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm

Cũng theo Tiến sĩ Trần Khắc Tâm, về tầm nhìn, để tạo nền móng cho các doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản xanh nói riêng, công trình xanh nói chung, chúng ta đã có đầy đủ các quy định. Năm 2010, Việt Nam đã có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cũng trong năm 2010 là Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020. Sau đó 4 năm, Việt Nam có Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020, tiếp theo là Chiến lược phát năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Điều này cho thấy tầm nhìn về các công trình xanh của chúng ta đã được thực hiện từ rất lâu rồi. Chính sách chúng ta có, người dân ủng hộ việc bảo vệ môi trường thì không có cớ gì các dự án bất động sản xanh đưa ra thị trường mà lại sợ không có khách hàng. Đấy là tôi chưa nói, bất động sản xanh sẽ là xu thế của thị trường trong những năm tới. Bên canh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc các lợi ích liên quan đến môi trường, xã hội thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào lợi nhuận. Vẫn biết lợi nhuận là yếu tố then chốt của doanh nghiệp, tuy nhiên, hướng phát triển vì xã hội mới đem lại lợi ích lâu dài, bền vững”, TS. Trần Khắc Tâm nói.

Về vấn đề này, Giám đốc R&D Công ty Capital House, ông Trịnh Tùng Bách phân tích, công trình xanh không phải là dự án có nhiều cây xanh. Nó là việc sử dụng vật liệu xây dựng an toàn với môi trường và các thiết bị từ năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện. Ông Bách cho rằng, chi phí đầu tư để xây dựng công trình xanh chỉ tăng 5% so với các công trình thường chứ không phải lên đến 30% như mọi người lầm tưởng. Mặc dù tổng mức đầu tư tăng chỉ 5% tuy nhiên những giá trị mà các dự án bất động sản xanh, công trình xanh đem lại là vô cùng lớn. Việc phát triển các dự án bất động sản xanh sẽ là xu thế tất yếu của thị trường, có chăng chỉ là sớm hay muộn.

Về vấn đề này, dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Hùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, hiện nay một số dự án tại Việt Nam đang được quảng cáo là công trình xanh nhưng không phải. Đây chỉ là những công trình tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện mặt trời kết hợp với các thiết bị tiết kiệm điện. Công trình xanh không chỉ là sử dụng vật liệu xanh, năng lượng tái tạo, tiết kkiemej điện mà còn là hạ tầng xanh, thông minh.

Cũng theo Luật sư Hùng, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang quảng cáo là công trình xanh với mục tiêu bán hàng. Đây là việc quảng cáo rất mập mờ, gây nhầm lẫn đối với khách hàng.

“Để đảm bảo quyền lợi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản xanh một cách nghiêm túc, chúng ta cần phải mạnh tay đối với các hành vi gắn mác “công trình xanh”, quảng cáo không đúng sự thật. Theo đó, hành vi này hoàn toàn có thể bị xử lý theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 xử phạt về các hành vi gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ hay sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác”, Luật sư Nguyễn Văn Hùng khẳng định.

Mã Tiến An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước