Chuyên gia, người dân nói gì về mức lãi vay mua NƠXH 8,2%/năm?
BÀI LIÊN QUAN
1 - 2 ngày nữa sẽ có văn bản chính thức về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội Hà Nội mở bán và cho thuê 225 căn nhà ở xã hội với giá bán từ 19,5 triệu đồng/m2Nhà ở xã hội: Bài toán kinh tế xã hội của nhiều quốc giaNgười dân chưa hào hứng
Thông tin về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của các ngân hàng thương mại hiện nay đang thu hút sự quan tâm của thị trường bất động sản, các chủ đầu tư và cả những người có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Đây được xem là một trong những liều “doping” về tài chính đầu tiên dàng cho thị trường bất động sản sau thời gian dài ngụp lặn trong khó khăn.
Mới đây, chiều 31/3, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, chỉ vài ngày nữa sẽ có văn bản chính thức triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Các ngân hàng đã đồng thuận, thống nhất để triển khai gói tín dụng này.
Cụ thể, cơ chế cho vay sẽ được các ngân hàng quyết định. Theo đó, các chủ đầu tư bất động sản sẽ được cho vay với mức lãi suất thấp hơn 1,5% so với lãi suất bình quân. Trong khi đó, người mua nhà sẽ được vay với mức lãi suất thấp hơn 2%. Ngân hàng Nhà nước lưu ý thêm, gói tín dụng này sẽ có cơ chế cho vay rất thông thoáng. Và mỗi người chỉ được vay duy nhất một lần.
Theo đại diện của Ngân hàng Nhà nước, khách hàng vay gói tín dụng này phải đáp ứng được các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật và các điều kiện vay ngốn hiện hành của các ngân hàng. Thời hạn cuối cùng của gói 120.000 tỷ đồng sẽ hết khi giải ngân hết tiền hoặc không quá cuối tháng 12/2030. Tức là, gói tín dụng này có hiệu lực khoảng trên 7 năm. Một thời điểm hợp lý, không quá dài, cũng không quá ngắn.
Về mức lãi suất của gói tín dụng trên, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) thông tin, lãi suất cho vay dự kiến từ 8,7%/năm, thời gian áp dụng 3 năm cho chủ đầu tư. Trong khi đó, đối với người mua nhà, lãi suất là 8,2%/năm, áp dụng trong 5 năm. Con số này tương đương mới mức 0,68%/tháng. Kể từ ngày 1/7/2023, cứ 6 tháng một lần Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo mức lãi suất cho vay. 4 ngân hàng sẽ cho vay gói tín dụng này gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank.
Nhận được thông tin này, chị Nguyễn Thu Trang, thường trú tại Hà Nội, người dân đang có nhu cầu mua nhà ở xã hội cảm thấy không mấy hào hứng. Chị Trang nói rằng, mức lãi suất dành cho người mua nhà ở xã hội 8,2%/năm vẫn còn khá cao, mặc dù đã được ưu đãi khoảng 2% so với lãi suất trên thị trường.
“Thực sự chúng tôi rất vui mừng khi Nhà nước quan tâm đến những người có thu nhập thấp khi đưa ra gói tín dụng hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng mức lãi suất thấp hơn nữa. Bởi mức 0,68%/tháng vẫn còn khá cao. Trong khi đó, giá nhà ở xã hội hiện nay cũng không phải thấp”, chị Trang chia sẻ.
Chị Trang dẫn chứng, dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn vừa được mở bán lần đầu với giá gần 20 triệu/m2. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay. Mức giá này có thể coi là tiệm cận giá nhà ở xã hội so với thời gian trước. Đối với căn diện tích lớn nhất của dự án này là 76,8 m2 có giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Như vậy, người dân muốn mua sẽ phải vay khoảng trên dưới 1 tỷ đồng. Với mức vay như vậy, mỗi tháng, người mua nhà phải trả 6,8 triệu đồng tiền lãi suất chưa kể gốc. Trong trường hợp người dân mua trong 20 năm, mỗi tháng sẽ phải trả thêm hơn 4,1 triệu đồng. Cộng với 6,8 triệu đồng tiền lãi là gần 11 triệu đồng/tháng cả gốc và lãi. Số tiền này có thể còn cao hơn lương của một công nhân bình thường.
Trong khi đó, anh Nguyễn Thiện Chuẩn, quê Nam Định thì nói rằng, anh luôn kỳ vọng mức lãi suất dành cho những người thu nhập thấp mua nhà ở xã hội chỉ khoảng 6%/năm. Bởi hầu hết những người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là người có thu nhập thấp. Nếu lãi suất quá cao, coi như lương của họ quanh năm chạy theo việc trả nợ.
Lãi suất bao nhiêu là hợp lý?
Nhiều chuyên gia đánh giá, việc Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại gấp rút triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho bất động sản là một động thái tích cực. Gói tín dụng này là kịp thời và mang lại nguồn xung lực rất lớn cho thị trường địa ốc đang chìm trong sự ảm đạm. Các doanh nghiệp có tiền để làm dự án, người dân có tiền mua nhà và các nhà đầu tư có thêm niềm tin với thị trường.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, lâu nay, việc lãi suất quá cao đang là rào cản đối với ngườu mua nhà, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu tìm nguồn tín dụng trung và dài hạn có lãi suất phù hợp, ổn định dành cho các đối tượng người dân thu nhập thấp, công nhân an tâm vay.
Khi được hỏi, mức lãi suất phù hợp dành cho đối tượng công nhân, người thua nhập thấp để mua nhà ở xã hội là bao nhiêu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói rằng khoảng 6%/năm, tương đương với 0,5%.tháng. Hiểu hôm na là, khi vay 1 tỷ đồng, mỗi tháng người dân chỉ trả lãi khoảng 5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, ông Hiếu khuyến cáo, người dân khi mua nhà ở xã hội trả cả gốc và lãi cho ngân hàng không nên quá 50% thu nhập mỗi tháng. Điều này có nghĩa là, với những căn nhà ở xã hội có tổng giá trị khoảng 1,2 tỷ đồng, người dân phải nắm trong tay khoảng 600 triệu đồng, phần còn lại là đi vay.
Nhiều chuyên gia cho rằng, mức lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho đối tượng người mua nhà ở xã hội là 8,2%/năm vẫn cao so với thu nhập của người dân. Cách đây không lâu, Gói tín dụng 15.000 tỉ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua, thuê nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi trong hai năm 2022 - 2023 đã được thông qua. Theo đó, mức lãi suất của gói này chỉ là 4,8%/năm, tương đương với 0,4%/tháng. Đây được xem là mức lãi suất tương đối dễ chịu.
Một vấn đề nữa khiến các chuyên gia quan tâm đó là thủ tục cho vay của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho người thu nhập thấp sẽ được thực hiện như thế nào. Tiến sĩ Nguyễn Minh Tùng, chuyên gia bất động sản đặt câu hỏi: “Đối với các gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội, vấn đề khiến các doanh nghiệp và người dân đau đầu nhất chính là thủ tục để giải ngân. Ngân hàng Nhà nước nói cơ chế giải ngân thông thoáng. Vậy, từ thông thoáng ở đây được hiểu như thế nào?”.
Tiến sĩ Minh Tùng nhận định, với mức lãi suất như trên 8,7%/năm, các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội chắc chắn sẽ phải tính toán lại. Bởi có nhiều dự án nhà ở xã hội tỷ suất lợi nhuận chỉ 10% thì lãi suất quá cao sẽ khiến doanh nghiệp không có lãi. Còn đối với người dân, mức lãi suất 8,2%/năm chắc chắn sẽ khiến không ít người chùn bước.