Chứng khoán Tiên Phong lần đầu báo lỗ, CEO bất ngờ từ nhiệm vì lý do cá nhân
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng đầu năm, doanh thu của Vinataba đạt hơn 12.838 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 94 triệu USDDoanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Nhựa Tiền Phong 6 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳCEO Đoàn Văn Hiểu Em: Kế hoạch mở 2.000 nhà thuốc An Khang vào năm 2023, nâng doanh thu trung bình lên 600 triệu/tháng/cửa hàngNgày 23/7, ông Trần Sơn Hải đã chính thức nộp đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và Người đại diện theo pháp luật của Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HoSE:ORS) vì lý do cá nhân. Ông Trần Sơn Hải sinh năm 1977. Cựu CEO của TPS có trình độ chuyên môn về ngành Tài chính ngân hàng. Từ ngày 4/10/2019, vị doanh nhân 7x được bầu đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch HĐQT và giữ chức vụ Tổng giám đốc TPS.
Trước đó, ông Hải cũng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Chứng khoán Tiên Phong thay bà Phạm Thị Quỳnh Trang trong khoảng thời gian từ ngày 9/1/2019 đến ngày 4/10/2019. Theo thông tin từ Chứng khoán Tiên Phong, ông Trần Sơn Hải đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từng đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại nhiều tổ chức tài chính lớn, bao gồm Boston Asset Management, ngân hàng Standard Chartered Vietnam, Techcombank và TPBank.
Thời điểm hiện tại, Ban Tổng giám đốc của Chứng khoán Tiên Phong có 2 người, bao gồm ông Trần Sơn Hải là Tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Lệ Tùng đảm nhiệm vị trí Giám đốc khối tài chính. Báo cáo quản trị năm 2021 của TPS cho thấy, ông Hải không sở hữu cổ phần ORS nào của Chứng khoán Tiên Phong.
Được biết, Chứng khoán Tiên Phong nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Trần Sơn Hải trong bối cảnh doanh nghiệp mới công bố báo cáo tài chính quý 2 năm nay với những con số không mấy khả quan. Cụ thể, công ty ghi nhận lỗ sau thuế gần 129 tỷ đồng, trong khi quý 2 năm 2021 lãi 53,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong kỳ này, lãi cơ bản trên cổ phiếu của Chứng khoán Tiên Phong đã âm 645 đồng, cùng kỳ 537 đồng. Kể từ lần đầu tiên niêm yết vào năm 2019, đây là lần đầu tiên TPS báo lợi nhuận âm.
Bên cạnh đó, tổng doanh thu hoạt động của TPS trong kỳ này đã tăng 131,6% so với cùng kỳ, đạt mức 661,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng đã tăng thêm 4 lần và lên mức gần 698 tỷ đồng. Chỉ tính riêng các khoản lỗ các tài sản tài chính (FVTPL) ở mức gần 528 tỷ đồng, tăng 488,7% so với cùng kỳ. Nguyên nhân bởi, đơn vị đã tiến hành cắt lỗ một loạt các cổ phiếu, trái phiếu cùng với chứng chỉ tiền gửi trong danh mục.
Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động của Chứng khoán Tiên Phong là 1.472,6 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 92,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã giảm 38,6%. Trong năm nay, TPS lên kế hoạch doanh thu là 1.981 tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng, tăng 90% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, chỉ sau 6 tháng đầu năm, TPS đã thực hiện được 74% kế hoạch doanh thu và 23,1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.