meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Vinatex: Thị trường dệt may sẽ trầm lắng đến hết năm sau

Thứ tư, 21/09/2022-23:09
Theo Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dệt may Việt Nam - Ông Lê Tiến Trường, hàng dệt may Việt Nam đang bị mất lợi thế cạnh tranh bởi đồng VND có giá trị cao khi so sánh với những đối thủ bị mất giá trị như tiền của Ấn Độ (8%) và Trung Quốc (9%) trong khi nhu cầu lại thấp. Do đó, ông Trường cho rằng, 4 tháng cuối năm nay cùng với cả năm sau, thị trường dệt may nhiều khả năng sẽ khá trầm lắng. 

Ngành dệt may dự báo giảm dần sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh

Mới đây, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tham gia Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022. Phát biểu tại diễn đàn này, ông Trường dự báo rằng, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ chậm lại, do ảnh hưởng của lạm phát cùng với nhu cầu tiêu thụ đang ngày càng giảm sút. 

Cụ thể, ông Trường nhận định: “Nếu trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng chúng ta có thể xuất khẩu 3,7 đến 3,8 tỷ USD/tháng. Dự kiến đến 4 tháng cuối năm, tình hình thị trường dệt may nhiều khả năng chỉ có thể xuất được được 3,1 đến 3,2 tỷ USD”. 

Cũng theo vị này, nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam rất ổn định, chính vì thế đồng VND vẫn giữ được giá trị cao. Chính vì thế, so với những đối thủ bị mất giá trị như tiền của Ấn Độ (8%) và Trung Quốc (9%), hàng dệt may Việt Nam sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh trong khi nhu cầu cũng giảm xuống còn mức thấp. Ông Trường dự báo, trong 4 tháng cuối năm nay và cả năm sau, thị trường dệt may sẽ khá trầm lắng.


Phát biểu tại diễn đàn này, ông Trường dự báo rằng, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ chậm lại, do ảnh hưởng của lạm phát cùng với nhu cầu tiêu thụ đang ngày càng giảm sút
Phát biểu tại diễn đàn này, ông Trường dự báo rằng, tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ chậm lại, do ảnh hưởng của lạm phát cùng với nhu cầu tiêu thụ đang ngày càng giảm sút

Cũng theo đại diện Vinatex, giai đoạn quý 4 năm 2021 cùng với 8 tháng đầu năm nay, ngành dệt may đã phục hồi mạnh mẽ sau dịch và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may rơi vào khoảng 30 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 20,2%. Điều đáng nói, đây chính là mức tăng trưởng mạnh nhất của ngành này trong vòng 10 năm trở lại đây. 

Đáng chú ý, việc nhập khẩu nguyên vật liệu cùng với phụ liệu chỉ rơi vào mức khoảng 13 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc, ngành dệt may đã tạo ra được 18 tỷ USD thặng dư thương mại kể từ việc xuất khẩu. Không những thế, ngành dệt may còn tạo nên động lực cho rất nhiều ngành khác. Từ trước đến nay, ngành dệt may đạt tỷ lệ nội địa hóa ở mức khoảng 50%. Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã đạt tốc độ nội địa hóa là 59%, gần như đã tiến tới mục tiêu của năm 2025 là 60%.

Trong nhiều năm nay, dù dệt may chỉ đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu trong số những ngành khác, thế nhưng thặng dư thương mại lại luôn duy trì vị trí số một. Ông Trường nhận định, có được thành quả ấn tượng này là nhờ Việt Nam vẫn luôn nắm bắt được tổng cầu của thế giới đã bùng nổ sau đại dịch. Vì thế, trong số những nước dệt may lớn trên thế giới như Bangladesh, Ấn Độ hay Trung Quốc, Việt Nam đã mở cửa kinh tế hậu đại dịch sớm nhất, đồng thời có được những chính sách kích thích nền kinh tế một cách kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã tận dụng lợi thế rất tốt, có đơn hàng dồi dào và kết quả kinh doanh ấn tượng.

Thế nhưng, dù có nhiều dấu hiệu và kết quả tích cực như thế, ông Trường vẫn tỏ ra khá quan ngại: “Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, những chính sách chúng ta đã thực hiện sớm thì các quốc gia khác cũng đã áp dụng. Trong khi đó, thị trường thế giới lại đang diễn ra ở xu thế ngược lại, đột nhiên trở nên “lạnh” đi. Nhu cầu hàng dệt may của thế giới đã giảm mạnh do suy thoái và lạm phát cao, hàng hoá tồn kho tăng rất cao”.


Cũng theo đại diện Vinatex, giai đoạn quý 4 năm 2021 cùng với 8 tháng đầu năm nay, ngành dệt may đã phục hồi mạnh mẽ sau dịch và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng
Cũng theo đại diện Vinatex, giai đoạn quý 4 năm 2021 cùng với 8 tháng đầu năm nay, ngành dệt may đã phục hồi mạnh mẽ sau dịch và ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng

Trong một diễn biến khác, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cũng cho biết trong báo cáo mới đây về triển vọng thị trường ngành dệt may, rằng đây là một trong những trụ cột xuất khẩu quan trọng, đóng góp 12% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành dệt may hiện đang gặp khó khi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực về việc tỷ lệ nội địa hóa.

Mỹ, các nước CPTPP và EU thời điểm hiện tại vẫn là những khách hàng lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Trong khi thị phần xuất khẩu vào Mỹ đang gia tăng trong những năm gần đây thì thị phần của Trung Quốc lại có xu hướng giảm.

Tháo gỡ nút thắt về vốn cùng với chính sách thuế

Từ nay đến cuối năm, triển vọng ngành dệt may không được khả quan do nguồn lực hạn chế. Chính vì thế, Chủ tịch Vinatex kiến nghị nên ưu tiên cho những ngành xuất khẩu có thặng dư cao, yêu cầu nhiều lao động cùng với tỷ lệ nội địa lớn. Tức là, một khi ngành đó tăng trưởng thì có thể kéo theo những ngành khác tăng trưởng theo. 

Mặt khác, ông Trường cũng bổ sung rằng, chính sách thuế VAT vẫn còn tồn tại điểm nghẽn, nhất là khi sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Cụ thể, nếu như sử dụng nguyên liệu nhập khẩu làm hàng gia công, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế, còn nếu dùng hàng trong nước thì vừa phải nộp VAT vừa phải nộp thuế nhập khẩu, đến bao giờ xuất khẩu doanh nghiệp mới được hoàn thuế. Tức là, các doanh nghiệp cần chuẩn bị khoảng 24% thuế. “Do đó, tôi kiến nghị nếu như mua nguyên liệu trong nước để làm hàng xuất khẩu thì hậu kiểm, không bắt buộc phải nộp trước VAT và thuế nhập khẩu để tăng cường tỷ lệ nội địa hoá”, ông Trường cho hay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn về mảng tín dụng. Trong những tháng đầu năm nay khi tín dụng tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp có thể vay vốn để thực hiện các đơn hàng của mình. Tuy nhiên, đến 2 tháng gần đây, các ngân hàng chỉ tăng 0,6% tín dụng, điều này khiến cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng khó khăn hơn rất nhiều.


Từ nay đến cuối năm, triển vọng ngành dệt may không được khả quan do nguồn lực hạn chế. Ảnh minh họa
Từ nay đến cuối năm, triển vọng ngành dệt may không được khả quan do nguồn lực hạn chế. Ảnh minh họa

Tình trạng này cũng dẫn đến việc doanh nghiệp có đơn hàng FOB (doanh nghiệp dệt may sẽ tự chủ từ việc mua nguyên liệu cho đến thành phẩm cuối cùng) đành phải chuyển sang làm gia công bởi họ không vay được tiền phục vụ cho việc mua nguyên liệu. Chính vì thế, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất doanh nghiệp trong nước gặp khó vì không có cơ hội nhận được đơn hàng mới.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Vinatex cho rằng: “Đối với những ngành hàng vẫn có đơn hàng, room tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì đơn hàng bởi các nhãn hàng giãn thời gian trả tiền từ 90 ngày như trước đây lên mức từ 120 đến 150 ngày. Điều này khiến cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên. Với doanh nghiệp làm FOB, nhu cầu vốn lưu động càng tăng cao hơn nhưng room tín dụng lại không có. Lúc này, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh thấp nên họ càng khó tiếp cận với ngân hàng”.

Chưa kể, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% còn không được áp dụng cho những khoản vay ngoại tệ. Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại rất cần đến nguồn ngoại tệ để có thể nhập nguyên liệu từ các nước khác. Ông Trường cho biết, hiện nay Vinatex đang vay 140 tỷ đồng nhưng vay dưới dạng ngoại tệ, phục vụ cho việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên không được giảm lãi suất. Vì thế, ông kiến nghị xem xét về việc hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn dùng cho việc mua nguyên liệu. Nếu được, điều này sẽ hỗ trợ được Vinatex và rất nhiều doanh nghiệp khác. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

6 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

6 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

6 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước